Cảm động trước hình ảnh cụ bà neo đơn dạy tiếng Pháp cho dàn thí sinh Miss World Việt Nam
Dàn thí sinh Miss world Việt Nam nghẹn ngào trước tình cảnh của các cụ già neo đơn tại “Nơi đây là nhà”.
Tiếp nối chương trình “ Người đẹp nhân ái” của cuộc thi Miss world Việt Nam là dự án mang tên”Nơi đây là nhà” được thực hiện bởi các thí sinh nhóm xanh lá. Họ là những cô gái xinh đẹp: Tạ Huyền My, Trần Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Thị Thu Uyên, Trần Thị Mai.
5 thí sinh của Miss World Việt Nam đã tìm về Long An, nơi có mái ấm Đức Ái do cô giáo Lê Thị Kính thành lập suốt hơn 20 năm qua với mục đích chăm sóc cho các cụ già neo đơn, vô gia cư không nơi nương tựa. Đây như một ngôi nhà thứ hai của các cụ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi khi mà về già không có sự chăm sóc của con cái bên cạnh.
Khi tìm tới mái ấm Đức Ái, các thí sinh bàng hoàng khi nhìn thấy di ảnh của cô Kính. 5 cô gái trẻ vô cùng sốc khi nhân vật truyền cảm hứng đã mãi mãi ra đi. Cũng tại đây, các thí sinh Miss world được gặp gỡ “tri kỷ” của cô Kính, được nghe ông kể chuyện về cuộc đời của cô. Ngày đó, cô Kính đem một vài cụ già về nhà, tiếng lành đồn xa, theo thời gian nó trở thành một mái ấm. Cô Kính ra đi ở tuổi 70 sau 4 năm chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác nhưng những gì cô để lại là một kho báu của sự yêu thương, ấm áp và sẽ còn tồn tại mãi mà các cụ ở đây vẫn dành sự trân trọng và biết ơn.
Ở mái ấm Đức Ái, các thí sinh đã có dịp trò chuyện với các cụ, tìm hiểu về hoàn cảnh của mỗi người và đã được lắng nghe những chia sẻ thật sự xúc động. Một cụ bà chia sẻ “Có nhiều người nói tôi cô đơn không có gia đình, họ thực sự sai rồi. Họ chỉ có 2,3 anh chị em thôi còn chúng tôi có tới hơn 20 anh chị em”. Quả đúng như thế khi đây là một đại gia đình với sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, bên cạnh nhau khi ốm đau, bệnh tật mặc dù không hề có quan hệ máu mủ, ruột thịt.
Với mục tiêu “Cho đi những tấm lòng – xây dựng những yêu thương”, các thí sinh Miss World Việt Nam đã tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho các cụ. Một buổi tiệc đầy xúc động khi các thí sinh đã sắp xếp cho các cụ già được gặp gỡ các em nhỏ để lắng nghe các em hát và trao gửi đến các cụ những lời yêu thương.
Đặc biệt trong cuộc gặp gỡ đầy xúc động này, các thí sinh đã tiếp xúc với một cụ bà tuy tuổi đã cao và sức khoẻ không còn tốt nhưng vẫn nói lưu loát tiếng Pháp và cụ có mong muốn được trở lại những ngày được truyền tải ngôn ngữ kì diệu ấy đến học trò của mình. Đáp ứng mong muốn ấy, các thí sinh đã sắp xếp một buổi học nhỏ đầy xúc động khi để cụ bà được hoá thân thành người giáo viên chỉ dạy tận tình. Chính buổi học nhỏ ấy là món quà tinh thần đã khiến cụ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Trong buổi gặp gỡ ấy có sự tham gia của ca sĩ Sơn Ca và ca sĩ Hồ Việt Trung nhằm tạo không khí hân hoan vui tươi qua những ca khúc tràn đầy cảm xúc.
“Mỗi khi có ai đó ra đi, lòng chúng tôi đau lắm. Nơi đây cũng là nhà của chúng tôi, ở đây cho đến lúc chết”. Một lời chia sẻ thực sự xúc động, thức tỉnh mọi người về sự quan tâm dành cho cha mẹ, ông bà của mình. Những cụ già nơi mái ấm Đức Ái mặc dù là những người xa lạ cùng hội tụ về một nơi nhưng lại coi nhau như ruột thịt. Mái ấm Đức Ái vẫn tiếp tục hoạt động bởi “tri kỷ” của cô Kính. Ông đã thay người phụ nữ mà mình trân trọng nhất cuộc đời viết tiếp hành trình xây dựng mái ấm tình thương cho những người vô gia cư.
Video đang HOT
“Nơi đây là nhà” là một dự án đánh thức trái tim của chúng ta với những khoảnh khắc gây xúc động đến không kìm được nước mắt. Ở chương trình Người đẹp nhân ái, mỗi một dự án nhân ái đi qua là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc được đọng lại. Những cảm xúc chân thực đầy nước mắt như một lời nhắn nhủ gửi gắm đến mỗi chúng ta, khi cha mẹ còn bên cạnh hãy biết yêu thương và trân trọng.
Theo yeah1
Ca sĩ Hồ Việt Trung đồng hành cùng dàn thí sinh Miss World Việt Nam gặp gỡ các cụ già neo đơn
Tiếp nối chương trình "Người đẹp nhân ái" của cuộc thi Miss World Việt Nam là dự án mang tên "Nơi đây là nhà" được thực hiện bởi các thí sinh nhóm xanh lá. Họ là những cô gái xinh đẹp: Tạ Huyền My, Trần Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Thị Thu Uyên, Trần Thị Mai.
5 thí sinh của Miss World Việt Nam đã tìm về Long An, nơi có mái ấm Đức Ái do cô giáo Lê Thị Kính thành lập suốt hơn 20 năm qua với mục đích chăm sóc cho các cụ già neo đơn, vô gia cư không nơi nương tựa. Đây như một ngôi nhà thứ hai của các cụ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi khi mà về già không có sự chăm sóc của con cái bên cạnh.
Khi tìm tới mái ấm Đức Ái, các thí sinh bàng hoàng khi nhìn thấy di ảnh của cô Kính. 5 cô gái trẻ vô cùng sốc khi nhân vật truyền cảm hứng đã mãi mãi ra đi. Cũng tại đây, các thí sinh Miss World được gặp gỡ "tri kỷ" của cô Kính, được nghe ông kể chuyện về cuộc đời của cô. Ngày đó, cô Kính đem một vài cụ già về nhà, tiếng lành đồn xa, theo thời gian nó trở thành một mái ấm. Cô Kính ra đi ở tuổi 70 sau 4 năm chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác nhưng những gì cô để lại là một kho báu của sự yêu thương, ấm áp và sẽ còn tồn tại mãi mà các cụ ở đây vẫn dành sự trân trọng và biết ơn.
Ở mái ấm Đức Ái, các thí sinh đã có dịp trò chuyện với các cụ, tìm hiểu về hoàn cảnh của mỗi người và đã được lắng nghe những chia sẻ thật sự xúc động. Một cụ bà chia sẻ "Có nhiều người nói tôi cô đơn không có gia đình, họ thực sự sai rồi. Họ chỉ có 2, 3 anh chị em thôi còn chúng tôi có tới hơn 20 anh chị em". Quả đúng như thế khi đây là một đại gia đình với sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, bên cạnh nhau khi ốm đau, bệnh tật mặc dù không hề có quan hệ máu mủ, ruột thịt.
Với mục tiêu "Cho đi những tấm lòng - xây dựng những yêu thương", các thí sinh Miss World Việt Nam đã tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho các cụ. Một buổi tiệc đầy xúc động khi các thí sinh đã sắp xếp cho các cụ già được gặp gỡ các em nhỏ để lắng nghe các em hát và trao gửi đến các cụ những lời yêu thương.
Đặc biệt trong cuộc gặp gỡ đầy xúc động này, các thí sinh đã tiếp xúc với một cụ bà tuy tuổi đã cao và sức khoẻ không còn tốt nhưng vẫn nói lưu loát tiếng Pháp và cụ có mong muốn được trở lại những ngày được truyền tải ngôn ngữ kì diệu ấy đến học trò của mình. Đáp ứng mong muốn ấy, các thí sinh đã sắp xếp một buổi học nhỏ đầy xúc động khi để cụ bà được hoá thân thành người giáo viên chỉ dạy tận tình. Chính buổi học nhỏ ấy là món quà tinh thần đã khiến cụ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Trong buổi gặp gỡ ấy có sự tham gia của ca sĩ Sơn Ca và ca sĩ Hồ Việt Trung nhằm tạo không khí hân hoan vui tươi qua những ca khúc tràn đầy cảm xúc.
"Mỗi khi có ai đó ra đi, lòng chúng tôi đau lắm. Nơi đây cũng là nhà của chúng tôi, ở đây cho đến lúc chết". Một lời chia sẻ thực sự xúc động, thức tỉnh mọi người về sự quan tâm dành cho cha mẹ, ông bà của mình. Những cụ già nơi mái ấm Đức Ái mặc dù là những người xa lạ cùng hội tụ về một nơi nhưng lại coi nhau như ruột thịt. Mái ấm Đức Ái vẫn tiếp tục hoạt động bởi "tri kỷ" của cô Kính. Ông đã thay người phụ nữ mà mình trân trọng nhất cuộc đời viết tiếp hành trình xây dựng mái ấm tình thương cho những người vô gia cư.
"Nơi đây là nhà" là một dự án đánh thức trái tim của chúng ta với những khoảnh khắc gây xúc động đến không kìm được nước mắt. Ở chương trình Người đẹp nhân ái, mỗi một dự án nhân ái đi qua là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc được đọng lại. Những cảm xúc chân thực đầy nước mắt như một lời nhắn nhủ gửi gắm đến mỗi chúng ta, khi cha mẹ còn bên cạnh hãy biết yêu thương và trân trọng.
Để bình chọn cho dự án "Nơi đây là nhà", khán giả có thể bình chọn bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp: NA 07 gửi 8500.
Jun Nguyễn
Thí sinh 'Miss World Việt Nam' gặp gỡ chàng trai thành công với dụ án ống hút cỏ bàng dai Trong tập tiếp theo của chương trình "Người đẹp nhân ái", các thí sinh Miss World Việt Namsẽ trực tiếp trải nghiệm một công việc mang ý nghĩa bảo vệ môi trường rất thú vị: sống xanh. Đặc biệt câu chuyện truyền cảm hứng của chàng trai thực hiện dự án ống hút từ cỏ bàng dai sẽ khiến nhiều bạn trẻ phải...