Cảm động người chị gái ở vậy chăm sóc em trai tâm thần suốt 35 năm qua
Chấp nhận tuổi thanh xuân tươi đẹp trôi đi theo thời gian, suốt 35 năm qua, bà Mùi vẫn ở vậy để chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho người em trai bị tâm thần.
Ở vậy nuôi em tâm thần
Dạo qua những con hẻm ngoằn ngoèo, tìm đến thôn Cổ Lũng, xã Bình Minh, thị trấn Nam Giang ( Nam Trực, Nam Định) chúng tôi tìm về nhà bà Vũ Thị Mùi (SN 1960). Gian nhà cấp 4 rộng chừng 8m2 dột nát, xiêu vẹo, cửa được che bằng mảnh bạt rách cùng với cánh cổng lưới sắt ở góc sân trước mắt chúng tôi là nơi che chở cho anh Vũ Văn Lai (SN 1962) – em trai út của bà Mùi bị tâm thần đã 35 năm qua.
Thương em trai bệnh tật, bà Mùi ở vậy để chăm sóc cho em mình
Bà Mùi kể, bố mẹ bà sinh được 6 người con, chị cả lấy chồng ở tỉnh Hà Nam, hai anh trai hi sinh khi tham gia chiến đấu tại chiến trường, người anh trai tiếp theo sau khi lập gia đình, sinh con xong thì bị tai biến suốt mấy chục năm qua. Cậu em trai út bình thường, khoẻ mạnh cho đến năm 20 tuổi thì bỗng dưng phát bệnh tâm thần.
“Năm 1982, thằng Lai mới học xong cấp 3, vừa thi đỗ một trường đại học bên quân đội đang chờ nhập học thì bỗng dưng chẳng nói chẳng rằng. Gia đình chạy vạy đưa đi chữa bệnh khắp nơi suốt 2 tháng mà không thuyên giảm.
Cũng vì quá nghèo không có tiền để tiếp tục đưa chú ấy đi chữa bệnh nên đành để ở nhà. Thời gian này nếu không xích chân, xích tay lại nhốt trong nhà thì chú ấy lột quần áo, chạy lung tung khắp nơi đánh người, đập phá đồ đạc. Chú ấy học hành giỏi giang, cả nhà ai cũng mừng vậy mà đùng cái thành ra như bây giờ…”, bà Mùi ngậm ngùi kể.
Thời còn trẻ bà Mùi cũng được nhiều trai làng để ý, ngỏ lời muốn kết duyên nhưng nhìn đến cảnh gia đình nghèo khó, bố mẹ già yếu, anh trai đang đi học trung cấp, em trai lại mắc bệnh, cơm không có mà ăn nên bà Mùi không để ý đến chuyện tình cảm nam nữ.
Nơi em trai bà Mùi ở là căn phòng cũ, tồi tàn, được khoá kín cửa
“Nhà nghèo khó nên tôi hứa với bố mẹ ở nhà làm ăn kinh tế cho gia đình, để bố mẹ còn có bát cơm mà ăn. Anh trai tôi sau khi lấy vợ, sinh con thì lại bị tai biến, em tôi thì lại bị như vậy nữa nên dần dần tuổi xuân nó cứ trôi đi, tôi càng không thiết đến đời mình.
Video đang HOT
Bố tôi mất từ năm 1981, mẹ tôi mất năm 2013, để mẹ yên tâm an nghỉ trước khi mẹ qua đời tôi cũng đã hứa sẽ ở vậy chăm sóc em trai cho đến cuối đời. Thoắt cái đã mấy chục năm trôi qua rồi”, bà Mùi chia sẻ về lý do ở vậy để chăm sóc em trai bệnh tật.
Làm nhiều việc để trang trải cuộc sống
Hàng ngày, để có tiền trang trải cuộc sống người phụ nữ nay đã gần 60 vẫn phải đi làm cỏ, cấy lúa thuê, những ngày nông nhàn thì bà đi làm phụ hồ khiến ai cũng cảm thấy xót xa.
Bà Mùi nói, dù mỗi khi trái gió trở trời người cũng đau nhức nhưng bà cũng cố gắng để đi làm. Hàng tháng hai chị em bà được tổng cộng 810 nghìn đồng tiền trợ cấp từ Nhà nước (bà được 270 nghìn đồng, em trai bà được 540 nghìn đồng), nhưng số tiền trên chỉ vừa đủ mua thuốc cho em trai. Trong khi em trai bà ngày một yếu đi, bệnh tình phát sinh thêm nhưng vì không có tiền nên cũng không đưa em đi khám được.
“Tôi đi làm trong xã nên cứ đến trưa lại tranh thủ về đút cơm cho em ăn, dọn dẹp, giặt giũ, đến đầu giờ chiều lại đi làm. Do sức khoẻ của nó không tốt lúc trên giường, lúc dưới đất, không đi lại được mà chỉ chồm chồm như ếch nhảy nên mỗi tháng tôi chỉ đi làm được mươi ngày.
Bà Mùi ước rằng em trai mình sẽ… đi trước mình để bà có thể chăm sóc trọn chữ tình
Người ta nói tôi cho nó ăn ít đi để đỡ phải hầu nhưng thâm tâm tôi không nỡ cho em ăn đói đi, vì dù nó bệnh tật vẫn là em mình, làm như thế là phải tội. Thôi thì vận đen vào gia đình nào thì gia đình ấy chịu, tôi cũng chỉ mong có sức khoẻ để lo cho em chứ cũng chẳng biết làm sao được.
Các cháu con của anh trai tôi cũng ngoan ngoãn, những khi đi làm xa về cũng hay qua chơi với chú nhưng nếu tôi chết trước, các cháu phải chăm sóc thằng Lai thì tôi nghĩ các cháu cũng không chịu đựng được. Nên tôi chỉ ước rằng em sẽ đi trước tôi”.
Đức Văn
Theo Dantri
20 năm ông đi nhặt xác thai nhi chết đến khi về già bị cụt hết chân tay,vợ cũng hóa điên..
Ngày nào cũng thu gom thai nhi bị bỏ rơi nhưng chưa một ai từng bước chân vào ngôi nhà của người đàn ông ấy, chỉ đến khi ông chết đi những bí mật bên trong mới được hé lộ.
ảnh minh họa
Ở cái khu xóm trọ nghèo này chẳng ai là không biết ông Tư Sài. Ngoài việc nhặt ve chai phụ vợ kiếm tiền trang trải cuộc sống, Tư Sài còn có có một việc khác không lương là thu lượn những thai nhi bị bỏ rơi rồi mang về khậm liệm, chôn cất.
Ban ngày người ta thấy ông Tư Sài đầu đội nón lá, vác trên lưng bao ve chai đi khắp chợ để gom nhặt phế liệu rồi mang bán đổi lấy gạo lấy thịt. Cứ thế, vợ chồng ông sống bằng cái nghề này suốt bao nhiều năm. Chẳng ai nhớ vợ chồng Tư Sài chuyển đến khu xóm chợ này từ bao giờ. Thế nhưng, đêm nào cũng vậy, Tư Sài lại làm việc tới tận sáng khi vào các phòng khám thu lượm những thai nhi bị bỏ rơi mang về chôn cất.
Mới đầu, công việc của ông ai cũng nghĩ được trả công, nhưng mãi về sau mới biết đó đều là tự nguyện. Vậy mà thức đêm, thức khuya cứ như vậy cũng đã gần được 10 năm, không biết có bao nhiêu thai nhi được ông mang về tắm rửa sạch sẽ, khâm niệm rồi mang chôn cất.
Ảnh mang tính chất minh họa.
Ai cũng nói Tư Sài nghèo mà sống có tình người, ăn ở như vậy nhất định sẽ tích đức sau này. Thế nhưng sau một lần ốm nặng gần 1 tháng, ông Tư Sài bỗng lên cơn co giật, liệt cả tứ chi, da thịt cứ một ngày nứt ra rồi ông chết trong đau đớn.
Cái chết của Tư Sài khiến nhiều người xung quanh bất ngờ. Có người thương cho phận đời hẩm hiu, khổ cực quá ngắn ngủi, nhưng có người lại nói do cái nghiệp nó hại vào thân. Quanh năm cứ đợi có thai nhi nào bỏ rơi mà đến nhặt mang về, rồi ác ý mà quở trách:
- Chẳng ai biết ông ấy có được trả tiền không, nhưng làm cái nghề đấy cũng bạc lắm!
Nhưng người chết rồi thì có nói thế nào cũng chỉ khổ người còn sống là vợ ông. Không ai biết rõ hơn bà khi chung sống cần ấy năm với Tư Sài, lại chấp nhận chuyện ông đi làm không lương mỗi đêm. Kể từ ngày ông Tư Sài mất, những người sống xung quanh như mất ngủ suốt cả tháng trời vì những lần kêu khóc thâu đêm của vợ ông. Ngôi nhà heo hút, lạnh lẽo cũng chẳng ai dám đến thăm hỏi.
Ai cũng nói người đang khỏe mạnh như Tư Sài sau 1 lần ốm mà chết chỉ vì do cái nghiệp hại thân. Nhưng kì thực ông Tư Sài mắc phải bệnh nhiễm trùng mà chân tay lở loét. Nguyên nhân là do mỗi lần ông đi nhặt xác thai nhi về chôn cất mà toàn làm bằng tay trơn, không một thiết bị bảo vệ lại vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ khiến cơ thể nhiễm bệnh sau cần ấy năm tiếp xúc với xác chết.
Ảnh mang tính chất minh họa.
Chiếc bàn thờ trong ngôi nhà của ông cũng rất kì lạ. Không thể đếm hết có bao nhiêu tấm gỗ không tên đặt xung quanh di ảnh của Tư Sài và chiếc bát hương lớn. Thì ra những tấm gỗ ấy đều là để hương khói cho nhưng thai nhi được ông mang về chôn cất.
Có một điều mà mọi người thấy Tư Sài quá thiệt thòi bởi sống mấy chục năm mà chưa hề có được mụn con. Khi còn trẻ đến lúc về già rồi chết đi cũng chỉ thấy ông và vợ lương tựa vào nhau.
Nhưng không ai biết rằng trước khi chuyển đến xóm trọ này, vợ chồng Tư Sài từng buôn bán nhỏ. Không dư giả nhưng đủ sống và tiết kiệm mua nhà, sinh con. Nhưng chẳng được may mắn, sau một lần vợ có thai rồi đi khám, phát hiện con bị dị tật bẩm sinh khiến vợ chồng ông khổ tâm mà quyết định bỏ đưá bé đi. Chẳng may sau lần phá thai đó, vợ ông lại mắc bệnh nặng khiến đường sinh nở khó khan. Bao nhiêu tiền để dành mang chữa bệnh hết, rồi công việc buôn bán chẳng còn thuận lợi nữa.
Ảnh mang tính chất minh họa.
Cuối cùng, vợ chồng Tư Sài mất con, mất cả nghề nghiệp khiến cuộc sống trở lên khó khăn hơn. Sống bao nhiêu năm nhưng chưa lúc nào vợ chồng ông thôi không suy nghĩ đến việc phá bỏ đứa con mà ân hận, day dứt. Cứ nghĩ rằng chính quyết định và hành động của mình năm xưa vô tình tạo ra nghiệp báo như vậy. Và cũng từ đó mà ông Tư Sài mới đi thu gom xác thai nhi bị bỏ rơi mang về chôn cất như muốn chuộc lại lỗi lầm của mình năm xưa.
Bài học cuộc sống: Khi con người gây ra lỗi lầm mà biết nhận sai thì hãy dang tay chấp nhận họ, đừng vì sự ích kỉ của bản thân mà vô tình đẩy họ một lần nữa vào tội lỗi. Nếu vợ chồng người đàn ông đó không đi nhặt xác thai nhi thì cả đời họ cũng sống trong đau khổ, dằn vặt. Chính vì vậy hãy cứ rộng lượng với những con người biết nhận ra lỗi lầm mà sửa đổi.
"Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội"
Theo Blogtamsu
Cô gái ngày đầu đi làm giúp việc đã bị ông chủ gọi vào bắt 'cạo gió' Vào nhà, Liên thấy có mỗi mình ông chủ, những người còn lại trong gia đình đi vắng hết rồi. Ông chủ hỏi qua Liên vài câu và nhìn cô như kiểu muốn ăn tươi nhuốt sống khiến Liên sợ. Nhà nghèo nên chuyện học đại học của Liên là 1 thử thách rất lớn với cô và gia đình. Để thỏa mãn...