Cảm động chuyện tình Việt-Mỹ ở Tây Nguyên
Nghị lực mạnh mẽ của cô gái bại liệt đã cuốn người đàn ông Mỹ rời xứ hoa lệ về nơi bần hàn, tìm thấy hạnh phúc và động lực hướng thiện trong tình người thấm đẫm.
Cháy rực từng ngày sống
Cuộc làm quen ngẫu hứng hơn một năm trước qua Yahoo đã đẩy cuộc đời của Vân và Jerry đến ngã rẽ bất ngờ, không người thân nào của họ hình dung ra nổi.
Là con gái lớn trong một gia đình nông dân nghèo có tới 9 đứa con ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, cơn sốt bại liệt từ khi mới 7 tháng tuổi đã khiến Ngô Thị Thúy Vân vĩnh viễn mất khả năng vận động đôi chân. Hoàn cảnh khốn khó, bé Vân thông minh học giỏi đành rời ghế nhà trường từ năm lên lớp bảy, thành thợ may, nhưng vẫn luôn mơ ước được làm nghề giàu tính sáng tạo.
Sau khóa vi tính 3 tháng lấy bằng A tin học, từ những buổi dạy thử nghiệm miễn phí cho trẻ em quanh xóm, Vân được nhiều phụ huynh tin cậy gửi gắm con em ngày càng đông. Vừa học, vừa mày mò học thêm, Vân đã đào tạo hàng trăm học trò đạt trình độ tin học tương đương bằng B, rồi chính Vân liên hệ đưa các nhóm học trò lên các trường dạy nghề ở thành phố Buôn Ma Thuột thi lấy chứng chỉ.
Sau 5 năm đứng lớp trên đôi nạng gỗ, gần nhà Vân mọc lên một Trung tâm tin học quy mô. Không cạnh tranh nổi, cô giáo làng chuyển sang nghề trang điểm cô dâu, cho thuê áo cưới. Mối tình vội vã bùng cháy giữa thiếu nữ đầy khao khát ước mơ với một gã sở khanh đã biến Vân thành một bà mẹ trẻ đơn thân. Thoát nhanh khỏi nỗi đau buồn, Vân vừa cật lực làm việc nuôi con trai nhỏ, phụ cha mẹ giúp đỡ các em, vừa tích cực tham gia hoạt động từ thiện.
Đêm ca nhạc tạo quỹ dạy nghề cho người khuyết tật huyện Cư Jút tháng 4/2013 tại Nhà văn hóa Trung tâm huyện, Vân giữ vai MC. Từ đám đông khán giả, người đàn ông Mỹ lần đầu tiên sang Việt Nam không ngừng vỗ tay tán thưởng cô MC bé nhỏ tự tin. Kết thúc chương trình ca nhạc tưng bừng với dàn diễn viên toàn những nghệ sĩ mù, câm, điếc, bại liệt, Jerry Jon Nanoff ôm cậu con trai 6 tuổi của Vân vào lòng, xúc động cầu hôn cô.
Video đang HOT
Vân và Jerry trong cửa hàng sắp mở
Hoa hồng và tình yêu
Tôi gặp lại Jerry và Vân trong ngôi nhà bừa bộn vật liệu sang sửa ở số 87 đường Hai Bà Trưng nội thành Buôn Ma Thuột. Từ tháng 4 tới nay, Jerry đã bay sang VN 3 vòng, với quyết tâm cùng Vân tạo tổ ấm mới, tại căn nhà thuê dài hạn này.
Vốn tiếng Anh tự học bập bõm chỉ giúp Vân trao đổi với Jerry những câu ngắn gọn, đơn giản. Cách giao tiếp tiện dụng nhất cho đôi uyên ương này là phần dịch Việt-Anh ngọng nghịu của Google, nên ngồi bên nhau, cả hai tí tách nhấn không ngừng lên màn hình điện thoại.
Cả hai ấn tượng tốt về nhau qua những màn chào hỏi thật thà, khai báo đúng họ tên, không che giấu thân phận đầy trắc trở ngay từ ban đầu qua cửa sổ chát Yahoo.
Ngó màn hình webcam, Jerry ngạc nhiên hỏi : “ Sao chỗ em chật chội mà lại đông người ra vào thế?” Vân cho biết, mẹ con cô vẫn sống chung với ông bà, anh chị em, lại còn thợ học nghề trang điểm trong cùng gian nhà chật.
Jerry bèn giúp cô thuê nhà, ra riêng để sinh hoạt thuận tiện hơn. Ngay lần gặp Vân đầu tiên, thấy dãy nhà thuê sau khoảng sân đầy cỏ rác, Jerry đã nhờ Vân mượn chiếc xẻng và xe cút kít.
Cả xóm ngẩn ngơ nhìn ông Tây cao lớn, mắt xanh da đỏ thoăn thoắt xúc cỏ, gom rác đẩy đi đổ thật xa. Hôm sau, anh hỏi mua một thùng đựng rác rõ to, dặn Vân bảo cụm hộ thuê hằng ngày gom rác bỏ gọn vào đấy cho xe chở rác tới đưa đi…
Jerry tâm sự: Lối sống Mỹ trong nhiều gia đình, đối tượng được chăm sóc nâng niu số một là phụ nữ, kế đến là vật nuôi như chó mèo, sau cùng mới đến đàn ông. Anh không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc hôn nhân lạnh lẽo hơn hai mươi năm vừa kết thúc.
Khi quen Rose- cách anh gọi Vân, hiểu rõ hoàn cảnh của cô, anh bỗng thấy mình sẽ sống có ý nghĩa hơn nếu được cùng cô chia sẻ mọi vui buồn. Jerry nói với tôi: “Ở Mỹ, tôi chỉ là một lao động bình thường trong ngành xây dựng, thu nhập không cao lắm, nhưng đủ để trang bị nhiều tiện nghi hơn cho Vân. Với tôi, sống ở đây thật dễ chịu, tất cả vì Rose, cô ấy thật ngọt ngào và mạnh mẽ, luôn tự đứng trên chân mình. Biết tôi chuẩn bị định cư lâu dài ở phố núi này, bạn bè Califonia bảo tôi điên. Tôi cũng nhớ con và bọn chó cưng lắm, nhưng tôi sẽ không thay đổi quyết định đâu”.
Theo Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)
Tình yêu đẹp của đôi bạn trẻ khuyết tật
Cuộc sống đang yên bình thì đến lớp 6 bỗng nhiên tai họa ập xuống với Kỳ (quê Nghệ An), đôi chân của anh bỗng nhiên teo tóp, người đau như ngàn nhát dao đâm. Chỉ sau một đêm anh trở thành người tàn phế.
Sự thật đau đớn
Các bác sĩ kết luận Kỳ mắc chứng viêm đa khớp. Gia đình không có tiền chữa trị. Những tưởng Kỳ sẽ gục ngã sau sự thật phũ phàng đó nhưng không, bằng niềm tin, tình thương yêu của gia đình và người thân cậu đã vượt qua tất cả bằng một nghị lực phi thường. Khát vọng sống đã giúp cậu bé vượt qua định mệnh dù cơ thể Kỳ gần như tê liệt.
Cách đây vài năm, một người hảo tâm biết hoàn cảnh đã mua tặng Kỳ chiếc máy tính. Đó cũng là cầu nối từ chiếc giường giấu trong bốn bức tường vôi với thế giới bên ngoài và tạo nên khát vọng sống cho chàng trai này. Cậu mò mẫm vào Internet, lập trang web dành cho người khuyết tật thu hút rất nhiều người cùng cảnh ngộ vào góp ý, chia sẻ. Và cũng từ đây, Kỳ có hạnh phúc riêng.
Hạnh phúc vô bờ
Phạm Thị Nga sinh ra ở một gia đình thuần nông xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh có hoàn cảnh cũng tương tự dù không nghiệt ngã như Kỳ. Hai tuổi, Nga bị ngã chấn thương sọ não. Di chứng để lại là cánh tay trái bị liệt, rất khó cử động. Không để khó khăn và mặc cảm của số phận khuất phục, Nga theo học ngành kế toán, hy vọng tìm được việc làm.
Tuy biết khó khăn phía trước nhưng Nga vẫn quyết tâm đến với Kỳ
Trong một lần lang thang trên mạng, Nga vào trang web và quen Kỳ. Họ cho nhau số điện thoại và quen nhau từ đó. Tình cảm lớn lên qua thời gian dù Nga biết Kỳ không thể đi lại và tự phục vụ bản thân được.
Một ngày cuối tháng 11, Nga tìm về xóm 18, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc để gặp Kỳ. Sau lần gặp gỡ này 2 người càng quyến luyến nhau. Chuyện "động trời" đã xảy ra: Nga ngỏ lời lấy Kỳ. Thấy con gái quyết tâm, bố mẹ Nga rối bời. Ông bà mường tượng được con gái mình sẽ đối đầu với bao khó khăn. Bà con họ hàng ra sức khuyên can Nga đừng "lao đầu vào chỗ khổ". Sau nhiều ngày thuyết phục, Nga cũng khiến bố mẹ chấp nhận cho mình đến với Kỳ. Về phía gia đình Kỳ, khi biết tin có người con gái muốn lấy Kỳ làm chồng, không ai dám tin.
"Tình cảm bọn em dành cho nhau là thật lòng, nếu không đến được với anh Kỳ kiếp này em sẽ không nghĩ tới chuyện lấy chồng nữa". Nga chia sẻ.
Đôi bạn trẻ hạnh phúc trong ngày cưới
Ngày cưới của đôi uyên ương tràn ngập niềm vui, chú rể không thể ngồi trên ô tô đi đón dâu mà phải nhờ phù rể đón giúp. Nhiều người rơi lệ nhìn cô dâu xúng xính bên chú rể nằm trên xe lăn mỉm cười, ai cũng khâm phục tình yêu mà họ dành cho nhau. Đông đảo bà con lối xóm tuy không được mời cũng đến chia sẻ ngày vui của Nga và Kỳ. Tương lai sẽ còn nhiều gian truân nhưng hãy cùng chúc cho đôi uyên ương sẽ cùng nhau vượt qua được những khó khăn phía trước.
Theo afamily
Chùm ảnh: Quang gánh nặng trĩu đôi vai người phụ nữ Việt Từ ngàn đời nay, đôi quang gánh gánh theo bao nắng mưa cuộc đời đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt. Từ đồng bằng trù phú đến miền cát trắng nóng bỏng, đôi quang gánh ngày qua ngày vẫn theo người phụ nữ Việt Nam đi qua bao nắng mưa, tảo tần trong kiếp sống mưu sinh. Quang gánh tre...