Cảm động chuyện hai chị em gái chung chồng
Chuyện hai chị em gái lấy chung một chồng là có thật ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), nhưng đây không phải là chuyện “sông bao nhiêu nước cho vừa”, mà là lòng nhân ái, sự chia sẻ, đức hy sinh tuyệt vời của người chị gái dành cho đứa em không may bị tai nạn tàn tật.
Dù tàn phế, chị Phúc vẫn cố gắng bóc lạc thuê, mỗi ngày được trả công 20 ngàn đồng.
Cách đây 18 năm (năm 1996), chị Hồ Thị Phúc (SN 1977, thôn Cây Đa, xã Sơn Hoà, Hương Sơn) se duyên cùng anh Tồng Trần Trí (người cùng xã). Hạnh phúc mỉm cười khi chị sinh được một bé trai. Khi con trai được 22 tháng tuổi, trong một lần đi lấy vỏ lạc, bất ngờ đống ximăng đổ ập xuống đè lên người, khiến chị Phúc bất tỉnh nhân sự. Ngày định mệnh ấy là 20/11/1999.
Chị Hồ Thị Phúc được gia đình chở đi cấp cứu nhưng do bị đứt dây thần kinh tuỷ sống nên chị lâm cảnh liệt nửa người vĩnh viễn. Tai nạn ập đến lúc chị vừa tròn 22 tuổi. Từ một cô gái khỏe mạnh, chị Phúc phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phụ thuộc vào người khác, mọi ước mơ, hy vọng tiêu tan theo mây khói. Chị Phúc đau đớn về thể xác, suy sụp tinh thần.
Sau tai nạn, chị Phúc phải nằm điều trị hơn 1 tháng, chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng, song bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Thương em, chị gái Phúc là Hồ Thị Hạnh (SN 1974) bỏ lại công việc đồng áng cho bố mẹ già đã ngoài 70 tuổi, khăn gói ra bệnh viện ở Hà Nội chăm em. Có chị, có em nơi đất khách quê người, Phúc như được tiếp thêm sức mạnh.
Từ khi có chị Hạnh ra chăm sóc, lo việc cơm nước, giặt giũ và sinh hoạt cá nhân cho Phúc, anh Trí đỡ vất vả nhiều. Nhưng vì chấn thương quá nặng, bệnh tình chị Phúc không thuyên giảm. Chứng kiến cảnh em gái nằm liệt trên giường bệnh, chị Hạnh lo lắng cho tương lai của em, ngậm ngùi thương cháu phải chịu thiệt thòi, biết lấy ai chăm bẵm, nuôi dạy.
Qua rất nhiều đêm đấu tranh tư tưởng, đắn đo, rồi nhiều lần chị em cùng nhau tâm sự, chị Hạnh đã đi đến một quyết định táo bạo – kết duyên vợ chồng cùng em rể. Đây là cách duy nhất để chị thay em gánh vác việc gia đình, có thể chăm lo cho em gái và cháu suốt đời. Chị Phúc ngỡ ngàng, xúc động vì chị ruột đã hy sinh tuổi xuân, hạnh phúc để cưu mang cuộc sống tàn tật của mình.
Ngoài những lúc làm đồng, chị Hạnh cũng phụ em gái bóc lạc thuê để lo cho gia đình.
Quyết định của chị Hồ Thị Hạnh đã được gia đình hai bên nội, ngoại chấp nhận. Từ đó đến nay, hai chị em gái có chung “một người chồng” nhưng không hề có va chạm, xích mích mà luôn dành cho nhau những tình cảm yêu thương trìu mến, dù cuộc sống của họ còn hết sức vất vả.
Hàng ngày, anh Tống Trần Trí đi phụ hồ, chị Hạnh làm nông nghiệp, còn chị Phúc dù tàn tật cũng cố dùng đôi tay đan lát kiếm thêm chút thu nhập. Mỗi ngày, nằm trên giường, chị đan được một đôi rổ bán được 20.000 đồng. Làm được 5 năm, chị Phúc chuyển sang bóc lạc thuê, nhưng cố lắm ngày cũng chỉ được 20.000 đồng. Công việc rất mệt nhọc đối với người khuyết tật, thu được số tiền rất nhỏ, nhưng chị cảm thấy vui vì thấy mình còn có ích, phần nào góp phần làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống gia đình.
Video đang HOT
Từ ngày về làm vợ anh Trí, chị Hạnh sinh thêm 2 cháu trai. Hiện gia đình anh Trí, chị Phúc, chị Hạnh có 7 người sinh sống (3 vợ chồng, 3 đứa con, cùng bố anh Trí nay đã 80 tuổi). Mặc dầu hoàn cảnh kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, phải chật vật mưu sinh, nhưng tình cảm gia đình rất hòa thuận, hàng xóm không hề nghe thấy “tiếng bấc, tiếng chì”. Ngọn lửa của trái tim nhân ái, giàu đức hy sinh đang tỏa sáng và sưởi ấm căn nhà nhỏ nơi miền sơn cước.
Theo Minh Lý – Quang Đại
Lao Động
Cụ ông tuổi 90 thiết tha được kết hôn
Ông 90 tuổi, bà nhỏ hơn ông 29 tuổi, muốn đăng ký kết hôn để tình yêu của họ được sống đúng pháp luật nhưng phường chưa thể giải quyết.
Ông rưng rưng chia sẻ: "Tôi ở với bà nhà tôi gần 10 năm nay nhưng chưa đăng ký kết hôn được, trong lòng tôi rất buồn. Tôi là một đảng viên, tôi muốn mình sống theo đúng pháp luật, được pháp luật thừa nhận. Chúng tôi không còn nhiều thời gian nữa".
Ông tên là PVB, nhà ở phường 1, quận 8 (TP.HCM), là thương binh 3/4 và đã có 67 năm tuổi Đảng.
Thương nhau ở tuổi gần đất xa trời
Theo những hàng xóm ở gần nhà, ông B. là người hiền hậu, gương mẫu, gia đình hòa thuận. Nhưng mọi việc bắt đầu trở nên rắc rối khi cách đây gần chục năm, ông B. muốn tái hôn với một phụ nữ nhỏ hơn mình 29 tuổi.
Hằng ngày, ông B. vẫn minh mẫn ngồi đọc sách trong căn nhà nằm trong một con hẻm. Ông trìu mến nói về người bạn đời của mình là bà HTC, quê Kiên Giang: "Bà nhà tôi chăm tôi rất kỹ lưỡng, nếu không có bả chắc tôi không được vầy đâu".
Nói về mối duyên muộn của mình, ông B. cho biết cách đây mười mấy năm, bà C. từ quê lên thành phố tìm việc làm. Ông gặp và biết về hoàn cảnh của bà là hay bị chồng đánh đập, nhiều lần bị đưa ra địa phương nhắc nhở nhưng cuối cùng người chồng cũng đuổi bà C. ra khỏi nhà. Ban đầu, ông B. đưa bà C. về nhà để bà giúp việc nhà. Sau đó ông xin cho bà làm công nhân.
Cách đây hơn 10 năm, vợ trước của ông B. mất, ông B. sống thui thủi một mình, buồn bã, sức khỏe sa sút. Các con ông đều ở riêng với con cháu, thỉnh thoảng tranh thủ ghé thăm cha.
Ông B. và bà C. đã bên nhau gần 10 năm nay, họ rất muốn được đăng ký kết hôn. Ảnh: H.MINH
Một hôm, ông tìm đến chỗ bà C. làm việc, nhờ bà quay lại giúp việc nhà.
Ông kể: "Tôi lớn tuổi, không ăn uống được gì nhiều. Nhưng bà ấy nấu ăn rất ngon. Từ hồi bà ấy nấu ăn, mỗi bữa tôi ăn được hết một chén cơm. Rồi một tay bà ấy thuốc thang, lo lắng cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ".
Sự chăm sóc ân cần của bà C. giúp sức khỏe của ông tốt dần lên. Sự quan tâm, chăm sóc giữa bà và ông đã dần chuyển sang tình bạn rồi dày lên thành tình nghĩa vợ chồng.
Bà C. nói: "Ông ấy rất tử tế. Chưa bao giờ tôi thấy ông ấy la lối ai, nói gì cũng nhẹ nhàng, từ tốn. Tôi chưa bao giờ gặp được người tốt như vậy nên tôi đồng ý làm bạn với ông ấy suốt đời".
Khi quyết định đến với bà C., ông đã báo cáo với chi bộ Đảng nơi ông sinh hoạt. Ông tâm tư: "Bà ấy chịu khổ nhiều rồi. Tôi không muốn bà ấy về làm vợ tôi mà không được pháp luật thừa nhận. Nhiều người nói tôi già rồi, đăng ký kết hôn làm chi nữa. Nhưng tôi là đảng viên, tôi muốn làm gì cũng phải rõ ràng, đúng pháp luật".
Tuy nhiên, quyết định của ông đã ngay lập tức bị con cháu phản đối. Nhiều người xung quanh cũng dị nghị, gièm pha.
Nguyện vọng cuối cùng
Bà C. giàn giụa nước mắt: "Các con ông B. không đồng ý cho chúng tôi đăng ký kết hôn vì sợ tôi lấy ông ấy để chiếm gia tài. Tôi nói với ổng thôi không đăng ký nữa, sống vầy cũng được rồi. Nhưng ông ấy vẫn quyết tâm ra phường đăng ký".
Gia tài của ông hiện nay gồm căn nhà nhỏ và khoản lương thương binh mỗi tháng 5 triệu đồng. Ông thẫn thờ: "Vợ chồng tôi sống rất đơn giản. Tôi cũng có giàu có gì đâu để mà bà ấy lợi dụng. Tôi buồn vì nhiều người không hiểu cho tôi. Ở tuổi này, chúng tôi còn gì đâu mà toan tính lợi dụng nhau...".
Con lớn của ông đã gần 70 tuổi, con út cũng đã 60 tuổi, có con cháu đề huề. Có những lúc mâu thuẫn giữa ông và các con trở nên gay gắt. Bà C. định bỏ về quê sống với các con cho yên chuyện. Nhưng mấy hôm bà C. về quê, ông B. không ăn ngủ gì được, cứ ra hiên nhà ngồi ngóng. Vài ngày như vậy, bà C. lại tất tả ngược lên thành phố lo cho ông, sợ ông đổ bệnh.
Bà C. cũng đã có sáu người con. Ban đầu khi biết mẹ định kết hôn với ông B., các con bà cũng phản đối dữ dội vì sợ điều tiếng dị nghị. Nhưng rồi mấy lần gặp ông B., các con bà đâm ra quý mến ông và không ngăn cản nữa. Họ đã hiểu được tình cảm tuổi xế chiều của mẹ sau khi đi qua một quãng đường đời nhiều nước mắt.
Ngoài rào cản gia đình, ông bà còn gặp phải rào cản từ thủ tục. Bà C. cho biết bà với chồng trước lấy nhau năm 1974 và không đăng ký kết hôn. Cán bộ phường 1, quận 8 cho biết bà phải có giấy chứng nhận đã ly hôn với người chồng trước mới đủ thủ tục đăng ký kết hôn với ông C.
Bà về địa phương xin hướng dẫn thủ tục cấp giấy ly hôn, cán bộ xã cho biết bà không đăng ký kết hôn thì không xin ly hôn được. Tuy nhiên, tháng 10 vừa qua, xã Đông Thạnh B (Tân Hiệp, Kiên Giang) đã cấp cho bà giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân là chưa đăng ký kết hôn với ai.
Ông bà đã mang giấy tờ này đến hỏi phường nhưng chưa được hồi đáp. Ông B. nói: "Nguyện vọng cuối cùng của tôi là được pháp luật công nhận vợ chồng. Nhưng tôi không còn nhiều thời gian nữa...".
Khi ông nói tới đây, bà C. lại khóc. Ông B. nhẹ nhàng nói: "Không sao đâu em, chắc là họ sẽ hướng dẫn giúp cho mình thôi mà".
Bà C. phải ly hôn rồi mới được kết hôn
Bà C. và người chồng trước chung sống với nhau quãng thời gian dài, có con chung, đến với nhau vì mục đích xây dựng gia đình trước ngày 3/1/1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) nên được pháp luật công nhận là vợ chồng dù không đăng ký kết hôn. Trường hợp này gọi là hôn nhân thực tế. Khoảng thời gian bà C. không chung sống với người chồng trước 10 năm qua là vì để tránh bạo hành và đi để tìm việc làm mưu sinh nên không thể nói giữa họ không còn là vợ chồng.
Để kết hôn với ông B., bà C. phải làm đơn yêu cầu tòa án cấp huyện ở Kiên Giang giải quyết ly hôn với người chồng trước. Tòa án nơi đây sẽ ra quyết định công nhận đây là hôn nhân thực tế và giải quyết cho bà ly hôn. Từ đó, bà C. mới được đăng ký kết hôn cùng ông B. ở quận 8.
Trong trường hợp này, bà C. được UBND cấp xã, phường xác nhận đang độc thân thì phường 1, quận 8 không được từ chối cho bà kết hôn với ông B. Tuy nhiên, sau khi họ được giải quyết cho đăng ký kết hôn rồi, nếu ông chồng ở dưới Kiên Giang làm đơn yêu cầu tòa hủy việc kết hôn của bà C. với ông B. thì tòa phải hủy kết hôn. Do đó để đỡ rắc rối về sau thì cán bộ tư pháp phường 1, quận 8 cần sớm hướng dẫn bà C. làm đúng trình tự pháp luật ngay từ đầu là làm đơn xin giải quyết ly hôn với người chồng trước rồi mới đăng ký kết hôn với ông B. Nguyện vọng đăng ký kết hôn của ông B. và bà C. là chính đáng, cần được bảo vệ để họ chung sống hợp pháp với nhau.
TS NGUYỄN VĂN TIẾN, Trưởng bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình Trường ĐH Luật TP.HCM
TM ghi "Việc đăng ký kết hôn không bị giới hạn độ tuổi nhưng về phía bác gái thì chưa có giấy quyết định ly hôn. Bác trai cũng chưa làm đơn xin đăng ký kết hôn, chỉ mới lên phường hỏi thì các con bác đã ngăn chặn. Nếu bác lên lại đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn và có văn bản trả lời" - một cán bộ tư pháp phường 1, quận 8.
Theo Hồng Minh
Pháp luật TPHCM
Xây đảo lấn biển, Trung Quốc định "chơi cờ vây" trên Biển Đông Trung Quốc thực hiện nhiều dự án xây đảo trái phép để lấn từng bước độc chiếm Biển Đông. Báo National Interest của Mỹ ngày 8/12 cho biết: Trung Quốc đang đào đắp xây đảo tại bãi đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, dường như đã tạo ra được đường băng dài 3.000 mét và những bến tàu đủ để những...