Cảm động, chuyện chàng sinh viên hiến gan để cứu cha
Sau nhiều năm người cha mắc bệnh viêm gan siêu vi B, xơ gan và chuyển sang ung thư gan. Người con trai đã quyết định hiến 70% lá gan của mình để cứu tính mạng cha mình…
Vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, bệnh viện này vừa thực hiện thành công ca ghép gan cho bệnh nhân Trần Văn Sửa (51 tuổi, TP.HCM) hiện sức khỏe của ông đang dần hồi phục.
Theo TS-BS Phạm Hữu Thiện Chí, Phó trưởng khoa gan mật tụy Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Sửa bị nhiễm viêm gan siêu vi B – xơ gan từ năm 2006, tới năm 2014 đang chuyển sang giai đoạn ung thư khiến bệnh tình của ông ngày càng trở nặng. Để có thể duy trì sự sống, ông Sửa cần áp dụng phương pháp ghép gan.
Tuy nhiên, để tìm được người hiến gan và lá gan phù hợp không phải là chuyện dễ dàng. Không muốn chứng kiến cha mình phải chịu những đau đớn về bệnh tật. Cậu sinh viên năm 2 là Trần Thanh Phong (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Y dược TP.HCM) con trai của ông Sửa đã yêu cầu bác sĩ lấy gan mình để ghép cho cha.
Quyết định này của con trai khiến ông Sửa không đồng ý, ông nghĩ mình đã có tuổi, con trai lại đang học hành, sự nghiệp và tương lai ở phía trước. Nhưng dù cha có nói thế nào thì Phong vẫn hạ quyết tâm hiến gan cho cha mình.
TS-BS Phạm Hữu Thiện Chí thông tin về 2 ca ghép gan và tình hình sức khỏe của bệnh nhân
Video đang HOT
Ngày 12/12/2015, ca phẫu thuật với sự hỗ trợ chuyên môn từ chuyên gia ghép tạng Hàn Quốc, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã lấy 70% thể tích gan người con ghép cho cha. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Sau một tuần, người con đã xuất viện, tình trạng sức khỏe ổn định. Chức năng gan của ông Sửa hoạt động tốt và đang tiếp tục được theo dõi.
Bác sĩ Chí chia sẻ thêm, để thực hiện một ca phẫu thuật ghép gan, bệnh viện và các bác sĩ phải tính toán tới từng chi tiết nhỏ nhất. Một phần trăm thể tích gan được lấy rất có ý nghĩa cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo rằng số phần trăm gan còn lại của người cho phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Thông thường thể tích gan lấy từ người cho là 65% nhưng trường hợp này phải lấy 70% từ người còn để bù trừ khiếm khuyết gan của người cha.
“Sau khi cậu con trai còn lại 30% lá gan vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Cố gắng chăm sóc sức khỏe cẩn thận hơn. Mỗi tháng lá gan sẽ tự tái sinh 10% và sau 1 năm sẽ tái sinh 80% – 90%” bác sĩ Phạm Hữu Thiện Chí nói.
Bệnh nhân ghép gan được chăm sóc đặc biệt trong phòng cách ly
Cũng vào ngày 24/12/2015, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã ghép gan thành công cho bệnh nhân là ông Nguyễn Đức Th. (66 tuổi) bệnh nhân này bị nhiễm viêm gan siêu vi B – xơ gan giai đoạn cuối.
Ông Th. đã chờ ghép gan hơn 2 năm nay và nhiều lần phải nhập viện vì chảy máu do tiêu hóa, vỡ các gân tĩnh mạch thực quản.
Bệnh nhân Th. đã được ghép gan từ một người hiến tạng. Người hiến tạng bị chết não. Tâm nguyện cuối đời của người này là hiến tạng cứu người. Ông Th. may mắn được ghép toàn bộ lá gan của người hiến tạng.
Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang dần hồi phục. Chức năng gan mới đang hoạt động dần hồi phục. Bệnh nhân đang được điều chỉnh nồng độ các thuốc ức chế miễn dịch.
Phùng Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Hai người con hiến gan để cứu cha mẹ
Trong 2 ngày 10 và 11.10, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện 2 ca ghép gan từ người cho sống, bước đầu kết quả tương đối khả quan.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết cả hai ca ghép gan đều là do con của bệnh nhân hiến tặng. Sau ca mổ kéo dài hơn 10 tiếng, cả 2 bệnh nhân bước đầu tỉnh táo, đang nằm ở phòng hồi sức cách li, được theo dõi và chăm sóc nghiêm ngặt.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất là bà L.T.P.M (66 tuổi, ngụ TP.HCM) bị ung thư gan, xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm viêm gan siêu vi C, có khối to khoảng 3,5cm, người cho gan là con trai lớn (37 tuổi) của bệnh nhân. Ca thứ hai là ông H.T (60 tuổi, ngụ tại Bến Tre) được chẩn đoán là ung thư gan, xơ gan, nhiễm viêm gan siêu vi B, người cho gan cũng là con trai (32 tuổi) của bệnh nhân.
Ca mổ ghép gan được thực hiện trong 2 ngày 10 và 11.10
Cả 2 ca phẫu thuật nói trên được thực hiện bởi ê kíp bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy với các chuyên gia của Trung tâm Ghép gan của Bệnh viện Asan (Seoul - Hàn Quốc).
"Do đây là ca ghép gan được thực hiện trên người cho sống, ngoài việc chăm sóc cho 2 bệnh nhân nhân gan, các bác sĩ cũng hết sức chú ý đến người cho gan. Hiện sức khỏe sau mổ lấy gan khá ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới", bác sĩ Thảo cho biết thêm.
Được biết, từ năm 2012 đến nay, Bệnh viện chợ Rẫy đã thực hiện được 6 ca ghép gan, trong đó có 5 ca ghép gan từ người cho sống, 1 ca ghép gan từ người chết não. Ngoài ra, Bệnh viện Chợ Rẫy còn chuyển khối tạng ghép (tim, phổi...) từ 2 ca chết não để ghép tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 950 hồ sơ hiến tạng và đang có chiều hướng gia tăng.
Theo Danviet
Hai con trai hiến gan ghép cứu sống bố, mẹ Bố, mẹ bị ung thư gan, hai người con đầu lòng đã tình nguyện hiến gan ghép cho bố mẹ. Sau một ngày phẫu thuật, cả hai bệnh nhân bị ung thư gan được ghép lẫn người cho đều ổn định sức khỏe. Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp...