Cảm động chồng ngày đêm chăm vợ bị hậu Covid-19
Không đăng ký kết hôn, nhưng tình cảm của ông Tùng và bà Hương rất mặn nồng sau hơn 10 năm chung sống.
Tình yêu của ông dành cho bà lớn đến mức mỗi khi chỉ số Sp02 của bà Hương giảm ông lại bật khóc sợ vợ bỏ mình mà đi.
Nằm thở thoi thóp trên giường bệnh, dù đã âm tính với Covid-19, nhưng bà P.T.Thu Hương (52 tuổi) vẫn chưa trở về cuộc sống bình thường. Hơn 40 ngày chiến đấu với Covid-19 và chuỗi ngày điều trị biến chứng hậu Covid khiến bà yếu, phải thở ô xy. Những ngày đó, ông Nguyễn Thanh Tùng (52 tuổi, chồng bà) luôn túc trực, chăm sóc và động viên vợ. Chuyện tình ông bà được nhiều cư dân mạng chia sẻ vừa cảm phục vừa tìm người hỗ trợ phần nào cuộc sống của ông bà.
Ông Tùng luôn túc trực bên vợ. Ảnh HỒNG HẠNH
Đổi bình ô xy hằng ngày cho vợ
Ngày 1.10, hai vợ chồng bà Hương phát hiện nhiễm Covid-19 và được đưa vào Bệnh viện dã chiến số 13 để điều trị. Ông Tùng khỏi bệnh sau nửa tháng, tuy nhiên bà Hương ngày càng nặng hơn, phải thở máy và điều trị tại phòng cấp cứu. Thay vì trở về nhà, ông Tùng xin được ở lại chăm sóc cho vợ. Niềm vui đến với hai vợ chồng khi bà nhận kết quả âm tính sau hơn 40 ngày. Chưa được bao lâu, ông bà lại phải đối diện khó khăn mới khi những di chứng hậu Covid-19 gây ra cho bà Hương rất nặng nề. Bà được chuyển đến các bệnh viện để điều trị hậu Covid. Tuy nhiên, vì không có bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân, số tiền viện phí quá lớn vượt quá khả năng chi trả nên ông Tùng cắn răng đưa vợ về phòng trọ tự mình tập vật lý trị liệu cho bà Hương cầm cự qua ngày.
Nghe có trạm ô xy 0 đồng đổi miễn phí, ông Tùng hỏi thăm tìm đường đến trạm. Ngày đầu tiên ông đi lạc, dần quen đường nên việc chở ô xy cũng dễ dàng hơn. Sau hơn
10 ngày trở về nhà, từ ngày 10.12 đến nay, ông Tùng đã đổi hơn 50 bình ô xy cho vợ. Ông tâm sự lúc đó bản thân luôn sống trong bất an vì sợ bà Hương bỏ mình lại mà đi. Đối với ông, cảm giác an toàn nhất là khi ông đổi bình ô xy mới cho vợ, các chỉ số đều ổn định.
Video đang HOT
Theo ông Tùng, ông cùng mẹ và em gái mỗi người thuê một phòng, nhưng ở chung khu trọ trên đường Hồ Học Lãm (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân), nếu ông đi chở ô xy thì mẹ ông qua thay ông chăm sóc cho bà Hương. Sau khi được nhà hảo tâm hỗ trợ tiền, ông Tùng lập tức đưa vợ trở lại Bệnh viện Quân y 175 để tiếp tục điều trị.
Tập vật lý trị liệu cho bà hằng ngày
Không rời mắt khỏi vợ
Sau khi nhập viện, tình trạng của bà Hương chuyển biến tốt, ông Tùng cũng an tâm hơn. “Anh lấy cho em ly nước”, bà Hương thều thào vì vẫn còn rất mệt. “Em uống chậm thôi không lại ho nữa”, ông Tùng nhẹ nhàng nói với vợ khi cho bà Hương uống nước.
Vào năm 20 tuổi, một tai nạn khiến bàn tay phải của ông Tùng mất đi 3 ngón, chỉ còn ngón cái và ngón út. Ở quê khó kiếm việc làm, ông lên TP.HCM xin làm bảo vệ, bưng bê… Cuộc đời ông thay đổi khi gặp bà Hương đang phụ bán quán gần nơi ông làm việc. Đồng cảm với hoàn cảnh của nhau, hai người dọn về sống chung, nhưng vì bà Hương không có giấy tờ tùy thân nên hai người chưa đăng ký kết hôn. “Ngày trước cứ bảo thôi để khi nào rảnh thì về quê làm lại giấy tờ rồi đi đăng ký kết hôn luôn, nhưng thời gian cứ trôi mình quên mất đến giờ luôn, giờ già rồi ở vậy tiếp chứ còn đăng ký gì nữa”, ông nhớ lại và cho biết hai người sống với nhau đã hơn 10 năm. Ở bệnh viện, ngoại trừ thời gian đi mua đồ ăn ngoài căn tin, đóng viện phí hay đi vệ sinh, còn lại ông Tùng không rời mắt khỏi vợ. Thay tã bỉm, chăm sóc cho bà hằng ngày…, dù bàn tay không lành lặn ông vẫn đang thực hiện được lời hứa nắm tay vợ đến suốt cuộc đời.
Th.S Nguyễn Hải Công, bác sĩ chuyên khoa 1 – Chủ nhiệm Khoa Lao bệnh phổi Bệnh viện Quân y 175, cho biết hiện bà Hương đang chịu di chứng tổn thương phổi, suy hô hấp nặng ở bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 và đang phải thở ô xy túi liều cao. “Tổn thương phổi ở giai đoạn hậu Covid gây viêm, xơ phổi, tắc động mạch máu nhỏ ở phổi, ngoài ra còn tổn
thương cả hệ tim mạch, tăng đông máu nên phục hồi chậm. Bệnh nhân phải vừa dùng thuốc và kết hợp tập vật lý trị liệu để phục hồi dần dần”, bác sĩ cho biết.
Phía sau chuyện ông cụ chạy cuốc xe 3 giờ sáng: Người Sài Gòn chung tay
Mới đây, câu chuyện người đàn ông lớn tuổi làm shipper lúc 3 giờ sáng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Nhiều người cảm động, có người chuyển tiền giúp ông để cuộc sống đỡ vất vả hơn. Kết nối với ông, Thanh Niên biết thêm được câu chuyện phía sau đó.
Ở nhà buồn lắm, miễn sao được chạy
Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ông Tô An (61 tuổi), sống cùng hai con trai trong một phòng trọ thuê ở đường Âu Cơ, Q.Tân Bình (TP.HCM). Vợ chồng ông ly hôn đã 7 năm, ông An không còn bà con thân thích gì ngoài 2 người con trai. Theo lời ông, câu chuyện mà mạng xã hội chia sẻ liên tục mấy ngày qua thật ra xảy ra vào năm ngoái 2020. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, cả ba cha con ông đều dương tính.
Con trai cách ly 1 tuần là khỏi bệnh, còn ông thì trở nặng vì là người cao tuổi, có bệnh nền. "Đợt dịch này, xém xíu nữa là ba đi xa luôn rồi, may mà đi cấp cứu kịp. Ba sốt cao, huyết áp lên, tim đập nhanh, phải ôm chuyển lên bệnh viện dã chiến liền. Nửa tháng sau ba mới được về", anh Tô Tiến (21 tuổi), con trai ông An, tâm sự.
Hình ảnh ông An được chia sẻ và dù trải qua sinh tử với Covid-19 nhưng ông vẫn tiếp tục làm shipper với thành tích nổi bật. Ảnh GIA THANH
Kể về câu chuyện cuốc xe 3 giờ sáng, ông nói nó xảy ra khi ông mới vào nghề năm ngoái. Ban ngày đông tài xế nên không nhiều đơn, kiếm được có vài chục ngàn. Ông quyết định chạy thêm ban đêm kiếm thêm tiền. "Gần cả năm nay, tôi không chạy đêm nữa rồi. Chạy đêm nguy hiểm, sợ bị cướp giật, với tôi cũng có tuổi rồi", ông An chia sẻ.
Anh Tiến và cha không hiểu sao câu chuyện được chia sẻ rầm rộ lại trên mạng xã hội. Hai cha con cả đêm khó ngủ vì nhiều người Sài Gòn gọi điện hỏi thăm, giúp đỡ. Ông nói: "Điện thoại nổ quá trời luôn. Sáng dậy, tự dưng lại có tiền. Người thì vài trăm, người vài chục. Tôi rất cảm ơn mọi người, đang rầu sắp tới tiền nhà thì nay vui quá".
Chị Trúc Phương dắt ông đi mua xe máy mới với sự chung sức của nhiều tấm lòng. Ảnh TRÚC PHƯƠNG
Cuộc sống của ông bây giờ đã ổn định hơn. Anh Tiến cũng là tài xế xe công nghệ của app khác. Em trai thì vừa học vừa làm. Ba cha con mỗi người có công việc riêng rồi hùn tiền trang trải cuộc sống.
Tình người Sài Gòn
Nhớ lại thời gian là F0, ông kể: "Vào trong đó, bác sĩ kiểm tra ra bị tiểu đường. Một ngày tiêm 3 mũi ở bụng nè, sợ lắm. Bị bệnh đó rồi, chạy khuya quá không được, đến 9 - 10 giờ là buồn ngủ lắm". Trải qua sinh tử với Covid-19, ông An tiếp tục công việc shipper dù con trai đã khuyên ngăn. Sau một năm chạy xe, dù cuộc sống ổn định hơn trước nhưng ông vẫn đam mê vì ở nhà quá buồn chán. Ông sợ nhiễm bệnh lần nữa nhưng công việc mưu sinh thì chẳng thể bỏ.
Mỗi ngày, từ 7 giờ 30 - 21 giờ (nghỉ trưa 3 tiếng), ông cố gắng chạy đủ cuốc, đạt 60 điểm để lãnh tiền thưởng từ app. "Lớn tuổi thì lớn tuổi cũng phải đi làm chứ. Ở nhà hoài cũng không được, buồn lắm. Nhiều khi ngồi chẳng biết làm gì. Xung quanh, mọi người đi làm hết, vắng hoe à. Tôi còn làm được thì làm thôi", ông An cười nói.
Sau đợt dịch, anh Tiến nhiều lần can ông chạy xe, nhưng trước quyết tâm của ba, anh cũng từ bỏ. Anh để ông đi làm, miễn sao ông vui khỏe là được. Ông An thì luôn mang theo bình xịt khuẩn rửa tay và xịt hàng hóa khi tiếp xúc với khách. Ông vừa chạy chở hàng, giao đồ ăn và chở khách. Trước dịch, tài khoản xe công nghệ của ông đạt danh hiệu Siêu chiến binh. "Đợt rồi chạy ít, tụt xuống còn Chiến binh ưu tú à. Mà thôi kệ, miễn sao nó cho tôi chạy, đủ tiền này tiền kia. Cái tuổi này thì còn ai mướn đâu", ông An cười nói.
Cảm động trước hoàn cảnh của ông, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương đứng ra quyên góp, dự tính ban đầu kêu gọi 50 triệu đồng nhưng số tiền đã nhiều hơn nên chị thay mặt nhà hảo tâm mua tặng ông xe máy, điện thoại mới và ti vi (40 triệu đồng) như một cần câu giúp ông chạy xe tốt hơn. Chị tâm sự sẽ gửi tiếp khoảng 60 triệu đồng tiền mặt để ông có kinh phí chăm lo cho con trai út. Công việc shipper đến với ông đơn giản vì mưu sinh nhưng dường như ông An đã yêu thích nó lắm. Mỗi lần nhắc đến nghề, mắt ông sáng rỡ và mỉm cười chia sẻ. Người đàn ông ngoài 60 tuổi vẫn mong muốn làm việc đến khi không thể nữa.
Câu chuyện an dân nơi những phố dài hun hút giữa trung tâm TPHCM Nhìn từ bên ngoài thấy nhà người dân 3-4 tầng khang trang nhưng thực tế ở trong họ chia nhỏ làm nơi cư trú của 5-7 hộ. Vào tận nơi chúng tôi mới biết bà con không còn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Họ nhận túi an sinh, khóc vì cảm động. Họ không nghĩ được chính quyền quan tâm như...