Cảm động 2 cô gái bế cụ bà mắc Covid-19 vào viện cấp cứu
Theo Người Lao Động, chiều ngày 6/8, trạm y tế thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn nhận được điện thoại cấp cứu từ nhà bệnh nhân nên cử đội cấp cứu lưu động nhanh chóng đến khu phố số 5 để sơ cứu cho F0.
Bệnh nhân là bà N.N.T. (80 tuổi), khi đó tình trạng sức khỏe đã chuyển biến xấu. Lượng oxy trong máu quá thấp khiến cho bà T. khó thở nên đội cấp cứu quyết định chuyển bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn.
2 nữ tình nguyện viên liên tục theo dõi sức khỏe cho bà T. trên xe cứu thương. (Ảnh: Người Lao Động)
Trên xe cứu thương, 2 nữ tình nguyện viên phải liên tục cho bà T. dùng thêm bình oxy, quạt mát và đo huyết áp. Cũng bởi tình thế khẩn cấp, chính 2 nữ tình nguyện viên này đã bế F0 từ xe xuống băng ca cứu thương.
Nhớ lại giây phút ấy, bạn Trần Thị Anh Na hiện đang là sinh viên năm 2, khoa Y khoa, Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, lúc đó chỉ muốn đưa bệnh nhân nhanh chóng vào cấp cứu. Tính mạng con người là trên hết nên không kịp nghĩ gì đến an toàn của bản thân nữa.
Bệnh nhân được bế lên băng ca để đưa vào viện. (Ảnh: Chụp màn hình)
2 cô gái vui vẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ. (Ảnh: Người Lao Động)
Nữ tình nguyện viên tự tay bế F0 vào viện cấp cứu. (Clip: Người Lao Động)
Người còn lại là bạn Đỗ Thị Hiền, sinh viên năm 2, Cao đẳng Viễn Đông chia sẻ: “Đây không phải là lần đầu tiếp nhận ca cấp cứu, tuy nhiên đây là lần đầu phải trực chiến mà không có sự trợ giúp của các anh lớn. Trong giây phút khẩn cấp đó, không cần phải là nam thì mới làm được, chúng em bắt buộc phải cố gắng hết sức bế bà vào bệnh viện càng nhanh càng tốt.”
Hình ảnh cùng đoạn clip ghi lại việc làm khi đó của 2 nữ tình nguyện viên đã được chia sẻ lên mạng xã hội và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Hầu hết các bình luận đều bày tỏ sự cảm phục đối với tinh thần trách nhiệm của 2 cô gái đối với bệnh nhân.
Cư dân mạng dành nhiều lời khen cho việc làm của các tình nguyện viên. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Đúng là không cần là nam mới làm được những việc cần ra sức. Hai bạn rất giỏi luôn đó.
- Thật sự rất dũng cảm. Các cô gái mạnh mẽ không thua đấng nam nhi nào đâu. Mong hai bạn và cả bệnh nhân đều khỏe mạnh nhé.
- Nhìn lúc 2 bạn bế bà xuống xúc động thật sự. Tất cả đều hết lòng vì bệnh nhân.
- Mới đầu nhìn 2 em loay hoay còn sợ không đỡ được bà. Nhưng cuối cùng cũng làm được. 2 em dũng cảm lắm.
Phải biết rằng việc tiếp xúc trực tiếp với F0 sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Thế nhưng rất nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên…đều tỏ ra không chút ngần ngại vì lo nghĩ cho an nguy của bệnh nhân.
Trước đó, mạng xã hội cũng từng chia sẻ rất nhiều bức hình một người đàn ông bế cụ bà lên xe cứu thương. Và cũng giống như trường hợp của 2 cô gái trẻ trên đây, tất cả đều làm lay động trái tim người xem.
Thượng úy Bình bế cụ bà là F0 lên xe mà không hề lo lắng việc có thể bị lây nhiễm. (Ảnh: Vietnamnet)
Theo Tuổi Trẻ, thượng úy Nguyễn Thanh Bình, trong khi làm nhiệm vụ ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kế hoạch (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bế cụ bà P.T.D. là F0 từ tầng 4 của khu cách ly lên xe cứu thương để đi điều trị.
Lúc này, cụ bà lo lắng sẽ lây bệnh cho anh, nhưng người lính trẻ nhẹ nhàng động viên: “Má đừng ngại, cứ ôm lấy con”.
Trong mùa dịch, những hình ảnh đẹp về đội ngũ tham gia chống dịch đã khiến nhiều người phải nghẹn ngào. Việc làm của họ thực sự đã mang đến ý nghĩa tinh thần to lớn để mỗi người có thêm ý thức chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Chuyện của những sinh viên "mắc kẹt" ở TP.HCM
Hiện nay, đang có rất nhiều sinh viên (SV) của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề... bị "mắc kẹt" lại TP.HCM.
Có nhiều nguyên do để SV ở lại, tuy nhiên, chủ yếu là do vừa học vừa đi làm.
"Mừng muốn rớt nước mắt"
TP.HCM bước vào đợt giãn cách, thực hiện Chỉ thị 16 nên các cơ sở/đơn vị cũng đóng cửa, vì vậy, SV cũng không còn việc làm, dẫn tới "mắc kẹt" lại Thành phố này.
Quà là trứng, chả lụa, xúc xích...
Trong số này, nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn (vất vả ở lại đi làm thêm) nên việc lo nhu yếu phẩm hàng ngày càng vất vả hơn. Trước tình cảnh đó, nhiều đơn vị, nhà hảo tâm và các trường đã có kế hoạch giúp đỡ những SV có hoàn cảnh này.
Điển hình như, tại trường đại học Nguyễn Tất Thành, khoa Du lịch và Việt Nam học đã kêu gọi sự hỗ trợ của các các giảng viên thỉnh giảng - là những doanh nhân, người có lòng hảo tâm, cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên trong khoa quyên góp được 200 phần quà hỗ trợ cho 200 SV.
Quà là gạo, mì gói, dầu ăn...
Mỗi phần quà trị giá gần 600 ngàn đồng, gồm 10kg gạo, 1 chai ăn, 1 chai nước tương, 1 thùng mì, 20 trứng gà và có thêm chả lụa, lạp xưởng hay xúc xích.
"Thật bất ngờ khi em nhận được món quà này, mừng muốn rớt nước mắt. Mấy ngày qua, cơ bản em phải ăn mì gói, vì tích trữ ít tiền để còn duy trì hết giãn cách, chỗ làm mở cửa.
Em ở lại vừa học (online) vừa làm thêm ở quán cà phê nhưng đã bị đóng cửa nên càng lo hơn. Tuy nhiên, có số quà này giúp em chiến đấu được một đoạn dài rồi. Em chỉ biết nói cảm ơn", một SV quê Cà Mau đang trọ ở quận Gò Vấp chia sẻ.
Được trao tận tay đến từng SV đang "mắc kẹt" ở TP.HCM.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, bà Phan Thị Ngàn, Trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học cho biết: "Các thầy cô trong khoa cùng các thầy cô doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã chuẩn bị được 200 phần quà hỗ trợ cho những SV ở các địa phương lên học nhưng bị mắc kẹt, không về quê được.
Đây là những SV có hoàn cảnh khó khăn ở lại TP.HCM để vừa học vừa làm. Tuy nhiên, do dịch bệnh các em không đi làm được nên gặp nhiều khó khăn".
200 phần quà hỗ trợ cho những SV ở các địa phương lên học nhưng bị mắc kẹt, không về quê được.
Thậm chí, "nhiều em còn bị kẹt trong các khu phong tỏa, không có người thân nên lại càng khó khăn gấp bội. Trước tình hình đó, khoa đã chủ động kêu gọi sự hỗ trợ tương thân tương ái của mọi người và chuẩn bị được số quà trên", bà Ngàn cho hay.
Quà này do chính tay thầy cô chuẩn bị, trực tiếp đi trao tận tay cho SV.
Lan toả cảm xúc
Khoảng 10 thầy cô trong khoa đã không quản ngại khó khăn, chuẩn bị quà và trực tiếp gửi đến tận tay - nơi các em đang sinh sống trên khắp địa bàn TP.HCM.
Nhiều em còn "kẹt" trong các khu phong toả nên càng khó khăn hơn.
"Việc làm dù nhỏ nhưng cũng giúp được em được phần nào để giải quyết khó khăn trước mắt. Khoa sẽ tiếp tục thực hiện việc này", bà Ngàn chia sẻ biết thêm.
Món quà rất ý nghĩa với SV trong lúc khó khăn.
Nhiều thầy cô không quản ngại, vất vả, lo lắng về dịch bệnh... sẵn sàng đến các điểm, kể cả đến khu bị phong toả để trao quà cho các em (giao quà tại điểm được phép).
Điều này cho thấy, thầy cô không chỉ dạy các em kiến thức mà còn lan toả thông điệp về sự tương thân, tương ái trong lúc khó khăn.
Nhưng các em cũng nhận được quà nên phần nào đỡ lo cái trước mắt.
Không dừng lại đó, nhiều bạn SV cũng gửi số tiền từ 200 đến 500 ngàn đồng ủng hộ cho chiến dịch này, để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Nhiều bạn khó khăn đã nhường quà này cho các bạn khó khăn hơn.
Xúc động hơn, có nhiều bạn bị mắc kẹt lại TP.HCM nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống đã nhường lại suất này cho những người khó khăn hơn. "Thật là cảm động trong lúc ai cũng khó khăn. Điều đó cho thấy, SV biết thấu hiểu và chia sẻ - nét đẹp của giới trẻ ngày nay cần được phát huy", bà Ngàn chia sẻ thêm.
Bất ngờ về việc điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn của Đại học Nguyễn Tất Thành Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thay đổi điều kiện xét tuyển nhưng lại chỉnh sửa đè lên bài viết cũ khiến không ít người bất ngờ. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có điều chỉnh trong mức điểm sàn từ 600 xuống 550 điểm. Ảnh: ĐHNTT Điểm trúng tuyển chỉ từ 550 điểm Báo Lao Động nhận được phản ánh về việc...