Cầm đồ hốt bạc trong mùa World Cup
Với giới cầm đồ, World Cup là mùa làm ăn hốt bạc vì “bốn năm mới có một lần”.
Lâu nay, đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) được coi là “thiên đường” cho các con bạc cầm cố tài sản sau mỗi canh bạc cá độ bóng đá trong mùa World Cup. 0 giờ ngày 18.6, những tấm biển hiệu cầm đồ trên phố vẫn sáng choang ánh điện. Bên trong cửa hàng, mấy gã đầu trọc, chân tay xăm trổ vằn vện đứng ngồi lố nhố trực chờ đợi khách tới giao dịch.
Trong vai con bạc đang cần tiền lao vào canh bạc cá độ đỏ đen mùa World Cup, chúng tôi đã có những cái nhìn tường tận hơn về dịch vụ mà các chủ cầm đồ đang hốt bạc trong mùa World Cup này.
Chủ tiệm cầm đồ trên đường Láng đang giao dịch với khách hàng – Ảnh: Nguyễn Tuấn
Vừa tấp xe vào cửa, ngỏ ý “cắm” xe, K. “trọc” – chủ tiệm cầm đồ có thâm niên ngót chục năm ở đường Láng hất hàm hỏi cộc lốc: “Cầm xe à? Cầm bao nhiêu”. Chưa kịp gật đầu đồng ý, ông chủ đã hét giá: “18 củ (18 triệu – PV) cầm không. Lãi 5.000 đồng/ngày”. Cuộc ngã giá chóng vánh diễn ra trong vòng chưa đầy một phút đồng hồ.
Trong lúc tôi đang giao dịch, có 2 thanh niên khác mặt mũi bặm trợn bước vào ngỏ ý cầm chiếc xe Liberty vẫn còn mới cóng. “Từ đầu World Cup đến giờ thua đau mấy trận. Kèo Tây Ban Nha – Hà Lan đã sấp mặt thảm hại, đêm qua lại đá Bồ (theo Bồ Đào Nha trong trận Bồ Đào Nha – Đức) chết sâu quá, đi toi chục triệu”, một thanh niên cay cú.
Nghe xong, gã chủ tiệm cười sằng sặc: “Trận Tây Ban Nha và cả Bồ Đào Nha nữa, khối thằng mất nhà mất cửa chứ cái xe đã là cái gì”.
Dứt lời, gã chủ mở két sắt thoăn thoắt đếm tiền rồi chồng 20 triệu lên bàn, yêu cầu 2 thanh niên giao giấy tờ xe, ký vào biên lai trước khi giao tiền. “Theo nốt trận đêm nay xem có gỡ gạc được không. Nếu thua tiếp, đêm mai (rạng sáng 19.6) em xuống cả xe theo Tây Ban Nha (trận đấu giữa Tây Ban Nha – Chile)”, một thanh niên thỏa thuận với chủ tiệm cầm đồ sau khi đã hoàn tất thủ tục.
Những cuộc giao dịch cầm cố tài sản diễn ra chóng vánh trong đêm, “ nóng” nhất là trước mỗi trận cầu so tài của các đội bóng lớn.
Video đang HOT
Bắt chẹt con bạc
Kể từ đầu mùa World Cup đến nay, “thiên đường” cầm đồ như đường Láng (quận Đống Đa), Đặng Dung (quận Ba Đình)… như không ngủ, ngày nào cũng sáng đèn thâu đêm suốt sáng, các chủ tiệm tranh thủ dịp này để hốt bạc.
Mặc dù World Cup mới diễn ra gần một tuần nay nhưng hầu hết các tiệm cầm đồ trên các phố này đều chật ních xe máy, xếp tràn cả trên vỉa hè từ tay ga đến xe số, chưa kể điện thoại và laptop trong tủ kính. Nhiều cửa hàng đã không còn mặt bằng để chứa đồ, phải thuê thêm cả kho ở nhà lân cận và trưng thêm cả biển thanh lý xe máy vì quá tải.
Các tiệm cầm đồ trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) sáng choang ánh điện dù đêm khuya – Ảnh: Nguyễn Tuấn
T. “xăm” – một chủ tiệm cầm đồ trên phố đường Láng cười hềnh hệch: “Các trận đấu World Cup năm nay rất khó đoán. Mấy trận vừa qua cửa dưới bật lại, cửa trên thua đậm làm cho các con bạc sấp mặt thua to, y như rằng hôm sau khách ùn ùn mang điện thoại, xe máy tới cầm cố… Thậm chí mới chưa đầy 1 tuần bóng lăn đã có một vài con bạc khát máu đem cả ô tô, bìa đỏ thế chấp. Cứ thế này, hết mùa bóng kiếm chơi cũng được tiền tỉ”.
Có muôn vàn chiêu trò, mánh khóe để các chủ tiệm cầm đồ kiếm lời từ các con bạc cầm cố tài sản. Chiêu thức đơn giản nhất là ép giá bằng việc đưa ra muôn vàn lý do khác nhau.
T. “xăm” tiết lộ, hầu hết các con bạc mang tài sản đi “cầm” là đang khát tiền. Nắm được tâm lý này, càng vào sâu trong mùa World Cup, các chủ tiệm cầm đồ đồng loạt làm “chảnh”, “hét” lãi suất cao ngất ngưởng, hạ giá tài sản cầm cố buộc con bạc phải đồng ý. Để tăng thêm thu nhập trong thời gian ngắn, các chủ tiệm tiếp tục ra hạn thời gian cầm cố trong vòng vài ngày tới 1 tháng. Nếu không có tiền “nhổ” ra buộc khách hàng chấp nhận bán rẻ tài sản cho chủ tiệm để có tiền thanh toán tiền vay và lãi suất.
Sau khi thanh lý hàng, các chủ tiệm cầm đồ lại tiếp tục thu được khoản lợi nhuận lớn. Vì vậy, chuyện “hốt” được tiền tỉ qua một mùa bóng cũng là chuyện bình thường.
Theo Thanh Niên
Mùa World Cup 2014: Công chức sẽ gà gật tiếp dân?
Mùa World Cup 2014 với những trận đấu cuốn hút khiến nhiều người lo ngại tình trạng công chức, viên chức ban đêm xem bóng đá, ban ngày nam thì ngủ gật...
Mùa World Cup: Công chức sẽ gà gật tiếp dân? (Ảnh minh họa)
"Người lười hay ngụy biện"
Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, dự đoán vào mùa World Cup, hiện tượng công chức, viên chức (CC-VC) quan liêu, bắt dân đợi chờ khi đến làm việc diễn ra khá nhiều. Những CC-VC này thường ngủ gật hoặc ngồi tán chuyện về đội bóng này kia trong giờ làm việc khiến người dân phải phàn nàn.
Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia
Những người này thường lạm dụng giờ công để ngủ hoặc làm việc riêng, sao lãng phục vụ dân."Người lười thường hay ngụy biện. Nhiều anh xin khoảng 2 tiếng để đi làm việc nhưng nhiều khi chỉ cần nửa tiếng. Và thời gian còn lại làm việc riêng. Họ lập luận công việc đã xong và thời gian còn lại là quyền của họ", ông Khiển nói.
Ông Khiển nêu quan điểm, đã là công chức, không được lấy lý do gì để sao lãng công vụ. Người nào để người dân phàn nàn mà có chứng cứ thì phải bị trừ lương trong ngày đó. Nếu tái phạm nhiều lần có thể cho tạm dừng công việc trong 1 tháng. World Cup cứ đến hẹn lại lên mà năm nào cũng khiến người dân phàn nàn thì không hay. Đã đến lúc phải có chế tài, kỷ luật nhẹ là phê bình, khiển trách, nặng thì trừ lương, lặp đi lặp lại nhiều lần phải cho nghỉ cả tháng không lương.
Để thực hiện được việc này, ông Khiển cho rằng cần có văn bản rõ ràng, chi tiết. Văn bản này sẽ lượng hóa hành vi, quy định thế nào là vi phạm và có chế tài tương đương xử phạt khuyết điểm đó.
"Từ trước tới nay cũng đã có quá nhiều quy định nhưng đều chung chung cả", ông Khiển nói.
Không khí rộn ràng xem World Cup ở các quán bar trên phố Tây (đường Bùi Viện, Quận 1, TP.HCM)
Làm gì cũng phải thực hiện nghiêm luật
Ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết, dù không phải tất cả nhưng vẫn có những CC-VC quá mải mê xem bóng đá nên ảnh hưởng tới công việc. Trách nhiệm của CC-VC là làm việc phải đảm bảo thời gian, hiệu quả công việc. Vì sự kiện World Cup mà thức hết đêm này tới đêm khác, rồi để ảnh hưởng tới thời gian lao động thì không được phép. Tới cơ quan ngủ gật hoặc làm việc riêng là vi phạm kỷ luật, sẽ bị xử lý theo Luật Lao động và quy chế của từng cơ quan. Mỗi cơ quan cần khuyến cáo, xem xét có những lời khuyên để đảm bảo cán bộ xem bóng đá như thế nào cho phù hợp.
"Anh muốn làm gì thì làm, phải thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật công chức là làm việc đầy đủ giờ, hiệu quả, chất lượng", ông Long nói.
Hà Nội từng ra nhiều quy định thu hút sự chú ý của dư luận như: cấm công chức đi lễ trong giờ làm việc, cấm bia rượu... Về việc này, ông Long nói rằng, trước đây có tình trạng xe công đi lễ trong giờ làm việc, hiện giờ gần như không có hiện tượng đó nữa. Trước đây, khi đoàn đi kiểm tra có gặp nhiều CC-VC ở các lễ hội. Tuy nhiên, giờ hầu như không còn. Việc xem bóng đá có thể khiến một số CC-VC ảnh hưởng tới công việc nhưng không nhiều tới mức phải đưa ra quy chế.
Trả lời câu hỏi có bao giờ ông xem bóng đá quá đà vào ban đêm rồi ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau, ông Long cười và trả lời rằng, trước đây ông cũng xem bóng đá ban đêm. Tuy nhiên, ông luôn lượng sức mình để không ảnh hưởng tới hôm sau.
"Trước đây sức khỏe tốt, mình xem nhiều, giờ cũng ngại xem", ông Long nói.
Theo Xahoi
Mùa World Cup: Công chức sẽ sao lãng công việc? Mùa World Cup 2014 với những trận đấu cuốn hút khiến nhiều người lo ngại tình trạng công chức, viên chức ban đêm xem bóng đá, ban ngày nam thì ngủ gật, nữ thì đi mua sắm... bắt người dân phải đợi chờ lâu khi đến làm việc. "Người lười hay ngụy biện" Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện...