Cam đỏ độc lạ “made in Việt Nam” giá bình dân, bà nội trợ gật gù hài lòng
Bên cạnh các giống cam truyền thống như cam V2, cam Xã Đoài, cam Bù thì nay trên địa bàn huyện Thanh Chương xuất hiện giống cam Úc cho năng suất và giá trị kinh tế khá.
Nhờ phù hợp với thổ nhưỡng nên Cam Úc cho năng suất cao. Với 200 gốc cho quả bói, gia đình ông Nguyễn Xuân Năm đã thu được gần 5 tấn quả. Ảnh: Hữu Thịnh
Đây là giống cam được nhập khẩu từ Úc, sau khi đưa về trồng tại xóm Sướn, xã Thanh Đức (Thanh Chương) cho thấy có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cam khác.
Cam Úc được chuyển gen từ các loại cây cà chua, cà rốt vào cây cam chanh, cam có đặc điểm quả to, ruột màu đỏ hồng, ngọt đậm, trung bình mỗi quà nặng từ 0,5 – 0,7kg. Theo ông Nguyễn Xuân Năm, chủ trang trại trồng cam ở xóm Sướn, xã Thanh Đức, giống cam Úc này ông mua ở Đà Lạt, đưa về trồng thử nghiệm tại địa phương với gần 1ha. Đến nay đã được 4 năm, từ năm ngoái cây đã cho quả bói. Qua thực tế trồng, giống cam này phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Hiện cam Úc bán được giá 65.000 – 70.000 đồng/kg nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho thị trường.
Video đang HOT
Giống cam Úc ruột màu hồng rất hấp dẫn, tép to và ngọt. Ảnh: Hữu Thịnh
Ông Nguyễn Bá Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức cho biết thêm: Giống cam Úc này đã được một số hộ dân đưa về trồng thử nghiệm, tuy diện tích chưa nhiều nhưng năng suất và hiệu quả mang lại đã cho thấy rõ. Thời gian tới, xã sẽ xem xét để có thể khuyến khích nông dân ứng dụng KHKT đầu tư thêm nhiều giống cây mới lạ cho giá trị cao hơn để làm phong phú thêm các đặc sản địa phương./.
Theo Hữu Thịnh (Báo Nghệ An)
Nông dân mắc màn cho cả ngàn cây cam, sâu bọ cũng phải "bó tay"
Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu Cam Tổng đội, người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có việc "mắc màn" cho cam.
Nhiều diện tích cam ở xã Thanh Đức (Thanh Chương) được "mắc màn" để phòng tránh sự xâm hại của sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Gia đình anh Trương Xuân Dương ở xóm Sướn, xã Thanh Đức (Thanh Chương) có 3 ha cam chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Tất cả diện tích cam đã cho quả đều được che đậy bởi những chiếc màn rộng bao trùm từ ngọn đến gốc. Theo anh Dương, thời điểm mắc màn cho cam là giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm. Khi đó nhiều loại côn trùng, sâu bọ tụ tập về vườn cam để "châm chích".
"Trước đây, khi gần đến mùa thu hoạch, sâu bọ thường chích vào làm thối cam khiến chúng tôi rất vất vả vì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, đi bắt tay cả đêm để diệt và đuổi sâu bọ. Thế nhưng, từ khi "mắc màn" cho cam thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Cam không những giữ được hương vị mà còn sạch vì không có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật" - anh Dương cho biết thêm.
Cũng giống như gia đình anh Trương Xuân Dương, để bảo vệ hơn 1.000 gốc cam an toàn trước sự xâm hại của sâu bọ, gia đình anh Võ Văn Hoàn cũng ở xóm Sướn, xã Thanh Đức đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để "mắc màn" cho cam. Anh Hoàn cho hay: Để cam không bị thối, hỏng mà không phải dử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên gia đình tôi đã bỏ ra 70 triệu đồng để mua màn về phủ toàn bộ diện tích.
Việc phủ màn lên cam lúc đầu gây sự chú ý của nhiều người dân trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt tay, phun thuốc, thắp bóng điện, bọc quả bằng túi nilon... chứ chưa ai "mắc màn" cho cam cả.
Nhờ được phủ bằng màn nên 100% diện tích cam đều được bảo vệ an toàn trước sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Nhưng sau một năm thực hiện mọi người mới thấy được hiệu quả của việc phủ màn. Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng hiệu quả rất tốt, 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ.
Vì vậy, anh Dương và anh Hoàn chỉ là 2 trong số nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thiết bị bảo vệ cam ở xã Thanh Đức. Bởi để phát triển vùng cam nguyên liệu của địa phương, từng bước tạo thương hiệu trên thị trường, các hộ dân đều chú trọng đến việc nâng cao năng suất và sản lượng của cây cam theo hướng sạch từ khi trồng đến khi cho thu hoạch.
Đến thời điểm này, xã Thanh Đức có trên 100 ha cam các loại. Trong đó tất cả những hộ có diện tích cam lớn đều thực hiện mô hình "mắc màn" cho cam; bởi thực tế cho thấy, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ cây cam, đời sống của người dân ổn định và khởi sắc hàng năm.
Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương cho biết: Ngoài tăng cường tập huấn, chúng tôi hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nhất là khi cam có quả thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm phải sạch, với phương châm trồng cam gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng. Có như thế, cam Tổng đội mới mở rộng được thị trường ra khắp cả nước.
Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương khẳng định: Việc phủ màn cho cam là một giải pháp mới được áp dụng ở huyện Thanh Chương mang lại hiệu quả cao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo các xã nằm trong vùng trồng cam và bưởi Diễn học tập và nhân rộng.
Theo Hữu Thịnh (Báo Nghệ An)
U70 bỏ túi hơn 6 tỷ đồng/năm nhờ trang trại cam Khe Mây siêu sạch Với trang trại trồng cam rộng 20 ha tại vùng Khe Mây, xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), ông Đinh Văn Oánh (62 tuổi) đã bỏ túi hơn 6 tỷ đồng mỗi năm. 20 năm trước, ông Đinh Văn Oánh, trú tại thôn 3, (xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã một mình lặn lội vào khu vực...