Cấm dạy thêm ở Đồng Nai: Phụ huynh thay nhau nghỉ phép trông con
Trong ba ngày, từ 7 đến 9/11, đoàn của Bộ GD-ĐT thanh tra tại Đồng Nai về các vấn đề quản lý, chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp; dạy thêm, học thêm… Đây cũng là lúc nhiều lớp dạy thêm, giữ trẻ tiểu học đồng loạt đóng cửa.
Hàng ngàn học sinh tiểu học rơi vào tình cảnh không biết ở đâu ngoài giờ học. Phụ huynh nháo nhác tìm nơi gửi con.
Nhiều học sinh tiểu học ở TP Biên Hòa không có nơi trông giữ sau giờ học.
Phụ huynh nhốn nháo
Từ 5 năm nay khi 2 đứa con vào bậc tiểu học, do trường không có bán trú, chị Nguyễn Hoàng Lan sắp xếp một buổi con học tại trường, một buổi cô giáo đón về nhà ăn ngủ và học thêm.
Chị Lan cho rằng “cả hai vợ chồng đều làm công nhân nên không có người ở nhà trông con, giải pháp gửi con tại nhà cô giáo là hợp lý nhất”.
Vào đầu tuần này, hai cô giáo nơi chị Lan gửi con cùng thông báo tạm thời cho các cháu nghỉ học, chị Lan đành chọn giải pháp vợ hoặc chồng xin nghỉ phép ở nhà trông con.
Chị Hồng Nhung có con học lớp 3 tại trường tiểu học Trảng Dài (TP Biên Hòa) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chị lo lắng: “Một vài ngày còn cố gắng sắp đặt chứ lâu dài không biết xử lý sao đây”.
Video đang HOT
Một số công chức đành mang theo con đến nơi làm việc trong những ngày cô không giữ trẻ. Có gia đình công nhân nháo nhào tìm nhiều nơi vẫn không có người giữ trẻ.
Anh Nhân là công nhân, nhà ở xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu nói: “Nhiều nơi giữ trẻ chỉ nhận trẻ dưới 6 tuổi, còn học sinh lớp 5 như con tôi không ai nhận”. Trong mấy ngày qua, anh Nhân đành khóa cửa nhốt con trong nhà, trừ lúc con đến trường.
Hàng chục ngàn học sinh không có nơi trông giữ
Theo Sở GD-ĐT Đồng Nai, trong năm học 2011-2012, số giáo viên THPT được cấp phép dạy thêm là 352 người. Giấy phép này đã hết hạn từ 30/8/2012, trong khi đó, UBND tỉnh chưa ban hành văn bản mới, vì thế chưa thể thực hiện cấp giấy phép mới về việc dạy thêm.
Tại TP Biên Hòa, từ ngày 1/11 (sau khi Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT và văn bản 1772/SGD-ĐT của Sở GD-ĐT được phổ biến trong toàn ngành), tất cả các giáo viên trên địa bàn đã đồng loạt ngừng giữ trẻ, khiến các phụ huynh không có chỗ gửi con, đời sống sinh hoạt bị xáo trộn.
Theo số liệu tổng hợp của phòng GD-ĐT TP Biên Hòa, trong 44/51 trường tiểu học trên địa bàn, số giáo viên có đăng ký giữ học sinh tại nhà là 1.278 người, số lượng học sinh đã đăng ký ở lại nhà giáo viên là 23.988 em. Ở bậc THCS, có 867 giáo viên đăng ký dạy thêm và 18.753 lượt học sinh đăng ký học thêm.
Một cán bộ quản lý Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức (TP Biên Hòa) cho rằng, với đồng lương eo hẹp, giáo viên có nhu cầu dạy thêm để tăng thu nhập chính đáng còn phụ huynh có nhu cầu gửi con để yên tâm làm việc, vì thế đã có sự đồng ý từ cả hai phía.
Trường hiện có 3.017 học sinh thì có đến 43,5% đăng ký về nhà thầy cô ngoài giờ học. Phụ huynh cũng mong muốn trong thời gian ở nhà cô, các cháu được giáo viên ôn tập, củng cố thêm kiến thức.
Theo Mạnh Thắng
Tiền Phong
Thầy cô dạy thêm không phải để làm giàu
"Không ai muốn ngoài giờ dạy và làm việc cả ngày mệt nhoài lại phải xách cặp đi dạy thêm. Tuy nhiên hiện nhiều người đã và đang phải làm, vì nhiều nguyên do khác nhau nhưng chắc chắn không phải để làm giàu".
ThS Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.
Công việc của giáo viên mầm non khá vất vả, không chỉ dạy dỗ mà còn chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho học sinh. Vậy mà mức lương của họ thấp hơn lương của nhân viên đánh máy - Ảnh: H.HG.
Không riêng gì ông Lê Hồng Sơn mà đa số ý kiến tham gia buổi tọa đàm "Người thầy - nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo" do Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức sáng 8-11 đều tập trung vào vấn đề đời sống và chế độ dành cho nhà giáo.
Lương giáo viên thấp hơn tài xế
TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên phó trưởng Ban tư tưởng - văn hóa Thành ủy TP.HCM, làm "nóng" hội trường bằng lập luận: "Nguyện vọng số 1 của nhà giáo là sống được bằng lương để có thể toàn tâm toàn ý dốc sức tại lớp, để có thời gian chăm sóc học sinh, để tích cực tham gia đổi mới giáo dục, để tự học và cả nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình. Một đòi hỏi chính đáng và rất tối thiểu mà mấy đời bộ trưởng của ngành quốc sách hàng đầu chưa ai làm được và chưa biết đến bao giờ mới làm được. Trong khi đó, những ngành nghề khác không hề được tôn vinh là quốc sách hàng đầu lại có thu nhập cao hơn ngành GD-ĐT nhiều".
Ông Hùng đưa ra một ví dụ: báo chí phản ánh thu nhập của cán bộ văn phòng thuộc Tập đoàn Điện lực VN trung bình 30 triệu đồng/tháng, cao gấp 3,5 lần lương tột bậc của giáo sư. Lương của nhân viên đánh máy, người lái xe cơ quan bậc 1 có hệ số 1,87 (theo nghị định 204 của Chính phủ ban hành ngày 20-12-2004), trong khi lương của giáo viên mầm non bậc 1 có hệ số 1,86.
TS Hồ Thiệu Hùng khá gay gắt: "Thử hình dung xem, trường mẫu giáo không hoạt động trong ngày làm việc thì cha mẹ học sinh sẽ lúng túng đến cỡ nào, công sở sẽ bối rối ra sao khi có sự hiện diện và nghịch ngợm của trẻ con... Thế mà lương của giáo viên lại thấp hơn lương của lái xe. Vậy thì trong khi giáo dục chưa thành quốc sách hàng đầu, trong khi Nhà nước chưa thể trả lương cho nhà giáo đủ sống thì hãy đối xử với nghề nhà giáo bình đẳng như những nghề khác. Nhà giáo được làm thêm để có thêm thu nhập bằng nghề dạy học như một công dân lương thiện. Bác sĩ mở phòng mạch tư được, vậy tại sao lại coi dạy thêm là biểu hiện tham nhũng trong giáo dục?".
TS Huỳnh Công Minh, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, phản ảnh: "Lương thấp, hầu hết giáo viên phải làm thêm hoặc dựa vào gia đình, người thân. Quan điểm sư phạm và yêu cầu nhiệm vụ được giao đang mâu thuẫn mà người giáo viên phải tự giải quyết. Sự dằn vặt của các thầy cô giữa một bên là yêu cầu dạy người, một bên là hệ thống giá trị sư phạm từ chương, khoa bảng, hình thức. Trong khi đó, mặt trái của cơ chế thị trường bắt đầu ảnh hưởng: một số phụ huynh xem giáo viên như người làm thuê, là người có trách nhiệm trông coi và dạy dỗ con em họ. Truyền thống "tôn sư trọng đạo" từ đó bị mai một, đạo nghĩa thầy - trò không còn đậm đà như xưa".
Tránh cào bằng
Theo TS Huỳnh Công Minh: "Yêu cầu người giáo viên ngày nay phải là nhà thiết kế về nội dung giảng dạy và lộ trình hình thành nhân cách. Do đó, ngoài trình độ được đào tạo và tự học, tự rèn, nhà giáo phải có đời sống đầy đủ, thanh cao, tự tin, không phải bươn chải vất vả trong cuộc sống bon chen, chụp giật. Sự rèn luyện và cuộc sống thanh cao ấy sẽ giúp giáo viên thoát khỏi đời sống tầm thường, thấp kém và những ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường để đến với học sinh, hình thành cho trẻ nhân cách tốt đẹp bằng chính hình ảnh chân thật và thanh cao của mình trong cuộc sống".
Làm sao có được và giữ được hình ảnh chân thật và thanh cao ấy? Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng đề xuất: tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo song song với việc nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho họ. GS.TS Phan Thị Tươi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng: "Tôi nghĩ không chỉ hỗ trợ về đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên khi lễ tết mà phải có chính sách bền vững để giáo viên sống bằng lương. Vì nhà giáo không muốn nhờ "sự thương hại" của xã hội. Họ cần sự tôn trọng thật sự của xã hội".
"Để làm được điều đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo và tôn vinh đội ngũ giáo viên. Xây dựng chế độ lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên đúng với tính chất đặc thù lao động, tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển chuyên môn. Có chính sách khuyến khích nhưng phải tránh cào bằng mà cần rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên. Tùy theo năng lực, mỗi giáo viên sẽ được hưởng chính sách khác nhau. Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT nên kiên quyết sàng lọc những người không có tâm, không đủ tài ra khỏi đội ngũ" - TS Nguyễn Đắc Hưng đưa ra ý kiến.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm nhiều đại biểu cũng cho rằng không chỉ vấn đề lương, thưởng, trong bối cảnh như hiện nay cần cải thiện điều kiện làm việc, bổ sung tài liệu và trang thiết bị dạy học, tạo động lực cho người thầy giáo hoàn thành sứ mệnh của mình. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên, chú trọng việc rèn luyện phương pháp tự học cho giáo sinh, cách dạy phương pháp học cho học sinh. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông theo hướng chuyển từ đào tạo một lần sang đào tạo căn bản với đào tạo bổ sung, thường xuyên theo chu kỳ...
Theo tuổi trẻ
Dồn 32 học sinh vào phòng trọ 12m2 để dạy thêm Vào lúc 16h ngày 4/11, tại một phòng trọ 12m2 trên đường Tuyên Quang, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) có đến 32 học sinh. Các em đều học khối 9 Trường THCS Nguyễn Trãi (TP.Phan Thiết), chăm chú nghe cô Trần Thị Kim Tuyến (giáo viên chủ nhiệm, dạy môn Toán lớp 9A7 Trường THCS Nguyễn Trãi) giảng bài. Trong đó, có đến 27/32...