Cấm đầu tư ngoài ngành là đúng
Theo Dự thảo Nghị định ban hành quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì EVN không được sử dụng vốn của mình để đầu tư ra ngoài các ngành nghề kinh doanh được quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động, không cần thiết theo chức năng và nhiệm vụ chính trị của EVN, và trên thực tế có tính rủi ro kinh doanh cao.
Đặc biệt, EVN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực “ nóng” như bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, đơn vị đầu tư chứng khoán. Dự thảo cũng nêu một số quy chế chặt chẽ hơn liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn của EVN. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn ra ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực có thể chỉ được thực hiện sau khi được Thủ tướng chấp thuận. Một số nội dung đáng chú ý của dự thảo là quy định chặt chẽ hơn và làm rõ EVN sẽ được làm gì bằng việc cụ thể hóa danh mục chi phí được hạch toán vào giá điện. Sắp tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ không được đưa chi phí xây các dịch vụ công ích như sân tennis, bể bơi thì không được tính vào chi phí giá điện mà phải hình thành từ nguồn khác.
Việc đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế Nhà nước lâu nay bị lên án vì kém hiệu quả, gây thua lỗ, thất thoát vốn. Cấm đầu tư ngoài ngành là đúng, quá hợp lý vì đây là doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước, tiền của Nhà nước mà suy cho cùng là tiền thuế của nhân dân đóng góp cho Nhà nước để doanh nghiệp kinh doanh.
Có nhiều nguyên nhân khiến EVN bị “cấm cửa” ở hoạt động đầu tư vào tài chính, ngân hàng, BĐS mà chủ yếu là vì EVN đã từng thua lỗ nặng khi đầu tư dàn trải ở BĐS và EVN Telecom. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư ra ngoài ngành lớn với 3,27% vốn chủ sở hữu, tương đương 2.100 tỷ đồng vào 4 lĩnh vực nhạy cảm gồm bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và tài chính. Bộ Công thương công bố tổng số tiền EVN đầu tư ngoài ngành lên đến 2.108 tỷ đồng và có gần 80 tỷ đồng đầu tư vào các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, theo giới đầu tư BĐS con số thực tế đầu tư ngoài ngành mà chủ yếu là BĐS của EVN còn lớn hơn nhiều. Trong khi đó, EVN liên tiếp bị lỗ trong hai năm gần đây. Đã chuyên ngành năng lượng, thì EVN hãy chuyên tâm đầu tư về năng lượng, nhất là năng lượng xanh, phát triển công nghệ, đầu tư tràn lan vào những ngành chẳng liên quan tới chuyên môn, lỗ là điều tất yếu, rồi bắt dân, bắt doanh nghiệp chịu tiền tăng giá điện để bù lỗ là không được.
Theo TS Nguyễn Minh Phong nguyên cán bộ Viện nghiên cứu kinh tế Hà Nội, những hoạt động đầu tư kiểu năng động quá mức mang tính tranh thủ khai thác các cơ hội độc quyền hoặc lợi ích ngắn hạn của các DN Nhà nước, nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt, kịp thời bịt chặt các “lỗ rò” thì rất dễ trở thành những “trái bom hẹn giờ” có sức công phá mạnh và gây tổn thất năng nề cho đời sống kinh tế – xã hội của đất nước”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Quyết liệt cổ phần hóa 500 DNNN
Đó là những trọng tâm chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều 22.1, sau hơn 3 giờ lắng nghe các chuyên gia đầu ngành về kinh tế - xã hội trong Nhóm tư vấn chính sách hiến kế.
Thủ tướng trao đổi với nhóm chuyên gia tư vấn - Ảnh: Anh Vũ
"Trảm" tướng nếu không làm
TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho biết khi trao đổi với các chuyên gia của Havard, ông đã được phản hồi rằng trong khu vực Đông Nam Á, VN và Philippines đang nổi lên như hai quốc gia "hút" được sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư ngoại, bởi Chính phủ đang tỏ rõ quyết tâm tái cấu trúc kinh tế, đặc biệt là cải cách về thể chế, môi trường kinh doanh... Nhưng các chuyên gia này cũng cho rằng nếu không nhanh chóng tái cơ cấu, đổi mới, VN sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. "Đó là vấn đề sống còn kể cả trong ngắn hay dài hạn", ông Nghĩa nhấn mạnh. Cũng theo ông Nghĩa, khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đang là điểm yếu lớn trong nền kinh tế khi tập trung nhiều vốn nhất, nhưng hiệu quả thấp. Vì vậy, phải đổi mới Ban Chỉ đạo đổi mới DNNN kèm theo đó là tính kỷ luật và tăng cường quyền năng giám sát.
Chúng ta quyết tâm minh bạch giá xăng dầu, điện công khai chi phí khấu hao bao nhiêu, lợi nhuận thế nào để người dân, xã hội kiểm soát
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cụ thể hơn, TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng thời gian tới cần lập danh sách các DN cổ phần hóa kèm theo các lãnh đạo, rồi công bố công khai, ai không làm thì cách chức, "trảm" tướng.
Phân tích về nguy cơ nền kinh tế phải đối mặt, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh nợ xấu, sở hữu chéo của các tập đoàn kinh tế cả tư nhân lẫn nhà nước đang tồn tại nhiều rủi ro. Nếu thị trường bất động sản tiếp tục chậm hồi phục, có thể kéo các ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn, không thể tái cơ cấu. Đáng lo ngại là tình trạng nhiều tập đoàn tư nhân lớn biến ngân hàng thành "con tin", thường xuyên lập dự án mới để vay vốn bù đắp cho dự án cũ. Có ngân hàng toàn dùng vốn trung và dài hạn cho các "ông chủ" và tập đoàn tư nhân của ông chủ vay. Khi chuẩn bị đáo hạn, lại dùng biện pháp cơ cấu lại nợ kéo dài thời gian trả gây mất an toàn, rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ông Nghĩa đề xuất thời gian tới cần có biện pháp dứt khoát loại ra khỏi hệ thống các trường hợp này.
Không thể bao cấp mãi
Để đột phá thể chế kinh tế thị trường, PGS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, cho rằng giá thị trường của các hàng hóa thiết yếu như xăng, dầu nếu không thực hiện sớm sẽ thành ra bao cấp cho cả nước ngoài. Quá trình khảo sát, theo ông Thắng trường hợp của Tập đoàn Samsung, xuất khẩu 23 tỉ USD nhưng trong đó 65% thiết bị nhập của chi nhánh nước ngoài, 20% nhập các thiết bị đầu vào của DN Hàn Quốc, phần của VN rất ít. Vì vậy, phải có tư duy thị trường mạnh mẽ hơn, không bao cấp giá, có chiến lược dự án chuyển dịch cơ cấu, đầu tư và phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, phải xây dựng thể chế cho khu vực tư nhân đầu tư làm ăn.
Đồng quan điểm trên, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng cốt lõi cơ chế thị trường là hàng hóa phải được vận hành theo quy luật cung - cầu. Thời gian qua vận hành chưa được trơn tru do đụng chạm lợi ích nhóm, cơ cấu hình thành giá thì tù mù nên người dân cảm thấy bị gạt ra khỏi cuộc chơi chứ vấn đề không hẳn chỉ nằm ở giá cao hay thấp.
Sau hơn 3 giờ kiên trì lắng nghe ý kiến đề xuất của các chuyên gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai vấn đề mấu chốt vẫn phải làm sớm theo đúng tinh thần của Nghị quyết Quốc hội giao, cũng như Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành. Thứ nhất, phải đẩy mạnh đổi mới về quản lý giá, tiến tới giá thị trường không bán dưới giá thành, không bù lỗ. Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định nhà nước vẫn duy trì cơ chế hỗ trợ người nghèo bằng nguồn ngân sách trực tiếp. Đơn cử nhưgiá điện, 3 năm qua hỗ trợ 30.000 đồng/hộ, năm nay tiếp tục, khi giá điện tăng vẫn đều đặn chi 1.000 tỉ đồng/năm. Như vậy, EVN sẽ không phải hạch toán để bù lỗ, vừa công khai, minh bạch vừa đảm bảo được lợi ích của người dân. "Chúng ta quyết tâm minh bạch giá xăng dầu, điện, công khai chi phí khấu hao bao nhiêu, lợi nhuận thế nào để người dân, xã hội kiểm soát", Thủ tướng khẳng định.
Đối với tái cơ cấu DNNN, Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, muốn làm được thì biện pháp quan trọng phải cổ phần hóa và đa sở hữu. Chủ trương và lộ trình đã có thì công khai luôn danh sách các đơn vị cổ phần hóa, làm khẩn trương và làm cho rõ ràng. Tuy nhiên, phải làm chặt chẽ để việc sử dụng tài sản công sao cho hiệu quả nhất. Thủ tướng yêu cầu phải cổ phần hóa bằng được 500 DN theo kế hoạch đã đặt ra, Thủ tướng đã ký quyết định về việc này.
Xử lý dứt điểm sở hữu chéo Đối với vấn đề sở hữu chéo của một số tập đoàn tư nhân và ngân hàng, Thủ tướng đặc biệt lưu ý phải xử lý cho dứt điểm. Nợ xấu giải quyết bằng nhiều phương án, từ Công ty quản lý và khai thác tài sản các tổ chức tín dụng VN (VAMC) đến ban hành chính sách cho người nước ngoài mua nhà, thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục.
Theo TNO
Ngành điện sợ... thú chơi thả diều Trước kia, mỗi khi hè đến, trên bầu trời Hải Phòng lại dày đặc những con diều đủ loại bay cao chới với... Thế nhưng sở thích đó giờ đây không cứ gì là hè hay đông... Thế nhưng sở thích đó giờ đây không cứ gì là hè hay đông, cứ có gió là người dân đua nhau đem diều đi thả...