Cấm đánh bắt trên biển Đông: TQ quá ngang ngược
“Chúng tôi sẽ không bao giờ e sợ Trung Quốc vì lệnh cấm ngang ngược này. Ngư dân vẫn tiếp tục ra khơi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của đất nước…”.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng khẳng định như vậy trước thông tin Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong hai tháng rưỡi.
Ngày 17/5, Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong hai tháng rưỡi. Tân Hoa xã cho rằng đây là lệnh cấm đánh bắt cá thường niên, và năm nay lệnh cấm này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2014.
Theo đó, lệnh cấm này sẽ áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường tại biển Đông. Trong thời gian này, Cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám của họ sẽ tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài, họ sẽ quấy nhiễu, xử phạt hành chính, tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu vi phạm.
Xung quanh thông tin trên, chiều 21/5, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng nhận định, Trung Quốc tiếp tục ngang ngược áp đặt lệnh cấm đánh bắt trên vùng biển nước ta có hai điều vô lý.
Ngư dân miền Trung vẫn quyết tâm vươn khơi hành nghề, bảo vệ chủ quyền biển đảo bất chấp hành động ngang ngược, vô lý của Trung Quốc.
Thứ nhất, theo ông Lĩnh, Trung Quốc không thể áp đặt lệnh trên vùng biển chủ quyền của nước khác! Thứ hai, tại sao áp đặt lệnh cấm mà các tàu đánh cá và tàu kiểm ngư, tàu hải cảnh của Trung Quốc vẫn hoạt động trên biển Đông, thậm chí với số lượng nhiều hơn thời điểm trước đó. “Cho nên có thể kết luận ngay, việc áp đặt lệnh cấm của Trung Quốc hoàn toàn không phải là bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mà là một âm mưu”, ông Lĩnh nhận định.
Video đang HOT
Theo ông Lĩnh, việc Trung Quốc tiếp tục ngang ngược áp đặt lệnh cấm này trong thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển chủ quyền Việt Nam và liên tục có những hành động gây hấn với lực lượng chấp pháp của Việt Nam chỉ làm cho tình hình trên biển Đông càng căng thẳng hơn mà thôi.
“Một lần nữa, chúng tôi kịch liệt lên án Trung Quốc đã có hành vi trắng trợn xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chúng tôi sẽ không bao giờ e sợ. Ngư dân chúng tôi vẫn tiếp tục ra khơi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của đất nước nói chung và ngư trường Hoàng Sa nói riêng, đó ngư trường truyền thống mà cha ông đã để lại”, ông Lĩnh khẳng định.
Ông Lĩnh nói thêm việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan, và giờ lại tiếp tục áp đặt lệnh cấm đánh bắt không thể làm lung lay ý chí của ngư dân Đà Nẵng cũng như ngư dân các địa phương khác đang hoạt động hợp pháp trên ngư trường truyền thống, vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
“Chúng tôi sẽ càng đoàn kết, kiên cường hơn, điều đó thể hiện qua việc chúng tôi đã thành lập những đội tàu đoàn kết hơn, đánh bắt tốt hơn, để tránh sự va chạm với Trung Quốc và có những sự hỗ trợ cho lực lượng chấp pháp nước ta thực hiện nhiệm vụ để đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam, trả lại ngư trường Hoàng Sa cho ngư dân chúng tôi đánh bắt”, vị Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng khẳng định.
Theo Khampha
Phiên điều trần Quốc hội Mỹ: Nóng vì Biển Đông
Cùng với các vấn đề khác liên quan tới Trung Quốc như an ninh mạng, chủ đề Biển Đông đã chiếm phần lớn thời lượng cuộc điều trần ở Quốc hội Mỹ.Trong cuộc điều trần ngày 20/5 của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trước Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về ngân sách hoạt động và viện trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ cho khu vực này trong tài khóa 2015, các nghị sỹ Mỹ cho rằng các hành động của Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông là một thách thức lớn đối với Mỹ và các nước trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cùng với các vấn đề khác liên quan tới Trung Quốc như an ninh mạng, chủ đề Biển Đông đã chiếm phần lớn thời lượng cuộc điều trần kéo dài gần một tiếng rưỡi.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Các nghị sỹ cũng như Trợ lý Ngoại trưởng Russel đều cho rằng hành động đơn phương gây căng thẳng qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Biển Đông và sử dụng nhiều tàu thuyền, trong đó có tàu của hải quân, tàu hộ tống đã và đang đe dọa tới hòa bình và an ninh trong khu vực.
Phát biểu trong cuộc điều trần, ông Russel khẳng định các diễn biến ở Biển Đông hiện nay là những hành động của Trung Quốc nhằm "giành giật chủ quyền một cách phi pháp và việc xây dựng trên đảo Gạc Ma là hành động nhằm quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp để làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền."
Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương Steve Chabot cho rằng các hành động nói trên của Trung Quốc chính là "một trong những thách thức đối với mục tiêu mà Mỹ đặt ra ở khu vực" khi thực hiện chiến lược tái cân bằng.
Trong khi đó, Hạ nghị sỹ Ami Bera, thành viên cao cấp của tiểu ban, cho rằng nếu Chính phủ Mỹ không hành động trong tình hình hiện nay, Trung Quốc sẽ lấn tới trong tương lai.
Hạ nghị sỹ Bera đặt câu hỏi đối với Trợ lý Ngoại trưởng Russel: "Nếu Mỹ khoanh tay đứng nhìn, Trung Quốc sẽ gây chuyện tương tự với Nhật Bản và Philippines. Vậy Chính phủ Mỹ có hành động gì để can thiệp, bảo vệ các đồng minh, đối tác cũng như đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực?"
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết vấn đề trên đã được chính quyền của Tổng thống Barack Obama "thẳng thắn nêu ra với phía Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao, và Mỹ cũng đã không giấu diếm khi hối thúc Trung Quốc không nên dùng vũ lực".
Ông Russel cũng khẳng định cách giải quyết tốt nhất cho Mỹ, cho Trung Quốc và các nước láng giềng của Trung Quốc lúc này là thông qua các biện pháp ngoại giao, đối thoại với tinh thần xây dựng, giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
Đáp lại, Hạ nghị sỹ Bera cho rằng, chỉ bằng những tuyên bố trong trường hợp này là không đủ, và đặt câu hỏi "Liệu có những hành động thực tế từ chính quyền Obama để đảm bảo Trung Quốc phải thay đổi hay không?"
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho rằng chuyến thăm mới đây của Tổng thống Obama tới bốn nước châu Á chính là sự khẳng định rõ nhất, không chỉ qua lời nói mà trên thực tế rằng Mỹ cam kết gắn bó với hòa bình ở khu vực, ủng hộ cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.
Theo đề xuất của Nhà Trắng, ngân sách hoạt động dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm tài chính 2015 là 1,2 tỷ USD, tương đương với ngân sách năm 2014, nhưng riêng các khoản viện trợ sẽ tăng 9%, từ 741,1 triệu USD lên 810,7 triệu USD.
Khoản viện trợ tăng cường năng lực hải quân của Philippines tăng 57% so với năm ngoái, lên 40 triệu USD. Cũng trong khoản viện trợ này, có 18 triệu USD được đề nghị dành cho việc hợp tác và hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam.
Từ ngày 1/5, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hơp quôc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết, khiến dư luận Việt Nam hết sức phẫn nộ và gây quan ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế.
Chính phủ Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Đông, cho rằng đây là một hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực.
Trong khi đó, nhiều nghị sỹ Mỹ ra tuyên bố chung lên án việc Trung Quốc liên tục có những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời hối thúc thông qua nghị quyết của Thượng viện Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ đối với tự do giao thông hàng hải trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng con đường ngoại giao hòa bình.
Theo Vietnam
Trung Quốc bắt nghi phạm khủng bố Tân Cương Tờ Asia One cho hay cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ bảy nghi phạm liên quan tới vụ tấn công và đánh bom ga tàu điện vào tháng trước tại thành phố Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Vụ đánh bom đã khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có cả hai nghi phạm, 79 người bị thương. Ngoài ra,...