Cấm dần xe máy vào nội thành Hà Nội và TP HCM kể từ năm 2019
Từ năm 2019 này, Hà Nội và TP HCM sẽ xây dựng đề án hạn chế xe máy vào nội thành và tiến tới cấm hẳn để giải quyết phần nào tình trạng ùn tắc như hiện nay.
Theo đại diện Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo thuộc sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, kể từ năm 2019, sở GTVT Hà nội sẽ áp dụng nhiều giải pháp để dần hạn chế phương tiện cá nhân trong khu vực nội thành.
Hà Nội: Phân vùng hạn chế tiến tới cấm hẳn
Đề xuất trên được đưa ra bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, theo đó Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động, các khu vực được lựa chọn để thực hiện đề xuất này cần có cơ sở hạ tầng phụ hợp và đáp ứng được năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Viện Chiến lược và Phất triển GTVT cho biết, do sự khác nhau giữa hạ tầng và năng lực phục vụ vận tải hành khách công cộng của từng khu vực nên Sở GTVT trước mắt sẽ chọn khu vực để phân vùng hạn chế. Hệ thống đường sá và xe buýt đã có mặt trên hầu hết các tuyến đường có khổ đường 5 mét trở lên sẽ là cơ sở để Hà Nội tiến hành hạn chế tiến tới cấm hẳn xe máy hoạt động trên địa bàn vào năm 2030.
Hiện tại, nội dung trên đang được các đơn vị do sở giao nhiệm vụ phụ trách xây dựng thành đề án với tên gọi “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hà tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tơi dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030″
Video đang HOT
Sau khi đã hoàn thiện, sở sẽ trình TP duyệt và triển khai. Được biết đề án này nhằm giảm thiểu tỉnh trạng ùn tắc giao thông, giảm thiệt hại về kinh tế, tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí của người dân. Đồng thời, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, số lượng các vụ tai nạn giao thông, qua đó thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.
Theo đề án trên, việc dừng hoạt động xe máy trong nội thành chỉ nhằm hạn chế phạm vi hoạt động, không hạn chế sở hữu phương tiện.
TP Hồ Chí Minh: Sớm hoàn chỉnh chờ phê duyệt
Bên cạnh việc ra soát, cập nhật chủ trương của UBND TP liên quan đến GTVT, Sở GTVT TP HCM cũng sẽ tiếp thu, giải trình và hoàn chỉnh đề án tăng cương vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân.
Đề án trên do Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, thuộc Bộ GTVT, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại TP HCM. Một nội dung nổi trội của đề án này là phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới cấm xe máy tại một số khu vực trung tâm TP HCM.
Theo đề án này, từ nay đến năm 2020, hạn chế xe máy trong giờ cao điểm trên 2 tuyến đường Trường Sơn và Nguyễn Thị Minh Khai; đường Pasteur và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hạn chế 7 – 19 giờ. Từ năm 2021 – 2025: hạn chế xe máy vào quận 1; từ năm 2026 – 2039: hạn chế tiến đến cấm hẳn xe máy vào khu vực trung tâm.
Song song với việc hạn chế xe máy, đề án cũng nêu thêm các giải pháp thực hiện như hạn chế đậu xe máy ở trung tâm từ nay đến năm 2020, mở rộng không gian đi bộ, phát triển mạnh phương tiện giao thông công cộng và ưu tiên đối với xe buýt, nhân rộng mô hình xe buýt chất lượng cao và khuyến khích người dân sử dụng. Cùng với đó là kiểm soát việc dỗ ô tô tại khu vực trung tâm, thu phí ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm đối với ô tô.
Theo tin xe
Grab không muốn gắn mào, đồng hồ tính tiền... như taxi truyền thống
Grab cho rằng dịch vụ đặt xe qua ứng dụng là dịch vụ kết nối vận tải nên không cần quy định gắn mào xe, niêm yết bảng giá... như taxi truyền thống.
Công ty TNHH Grab (Grab) mới có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất cách tiếp cận chính sách đối với dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trực tuyến.
Tại văn bản do Giám đốc Grab Lim Yen Hock ký gửi, doanh nghiệp này đề xuất phân loại dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trực tuyến là Dịch vụ kết nối vận tải - một phân ngành mới của Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Theo đó, cơ quan quản lý có thể áp dụng những quy định và điều kiện phù hợp đối với các nhà cung cấp dịch vụ kết nối vận tải, bên cạnh những quy định thương mại điện tử hiện đã được áp dụng.
Ảnh minh họa
Phía Grab không phủ nhận hoạt động của loại hình xe áp dụng hợp đồng điện tử có những điểm tương đồng với loại hình taxi truyền thống nên cũng có thể coi phương tiện xe Grabcar là một loại hình taxi. Tuy nhiên, theo Grab, hai loại hình này có một số điểm khác biệt quan trọng về cách thức vận hành, công cụ tính cước và nhận diện xe.
Chẳng hạn, do taxi có thể đón khách vẫy trên đường nên cần phải có những tính năng dễ nhận biết như hộp đèn và màu sơn xe logo đặc trưng. Trong khi đó, Grabcar là xe đã được giao kết hợp đồng trước khi hành khách lên xe và hành khách cũng đã được thông báo qua ứng dụng các thông tin về xe, tài xế, cước... nên không cần thiết phải có hộp đèn và sơn logo.
Grab cũng cho rằng yêu cầu đồng hồ tính tiền và niêm yết bảng giá cước đối với các xe Grab cũng không cần thiết vì thông tin này đã hiển thị đầy đủ trên ứng dụng.
Từ đó, doanh nghiệp này kiến nghị quy định cụ thể đối với taxi công nghệ như sau: Không cần có đồng hồ tính tiền và niêm yết giá; Không cần có sơn logo và hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe, thay vào đó có thể yêu cầu lắp đèn LED trong xe; Không được đón khách vãng lai trên đường mà không thông qua dịch vụ kết nối vận tải.
Theo NLĐ
ĐT Việt Nam mơ dự World Cup: Sắp có quyết định từ hội nghị FIFA Đề xuất World Cup 2022 tăng lên 48 đội đã nhận được những phản hồi tích cực đầu tiên, mở ra cơ hội cho ĐT Việt Nam. FIFA vừa tổ chức một Hội nghị hết sức quan trọng nhằm quyết định số đội dự World Cup 2022 sẽ tổ chức tại Qatar. Hội nghị bóng đá cấp cao này nằm trong một chuỗi...