‘Cấm cửa’ Huawei, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có bị phá vỡ hoàn toàn?
Sau khi Mỹ “cấm cửa” Huawei, việc giải quyết cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, theo CNN.
Cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đình trệ sau khi hai bên liên tiếp tung đòn trả đũa thuế quan lẫn nhau. Tiếp đó, ngày 15/5, Mỹ leo thang căng thẳng khi đưa Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới của Trung Quốc, vào “danh sách đen”.
“Điều này có thể phá vỡ thỏa thuận hoàn toàn”, CNN cảnh báo. Giám đốc Dự án Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Scott Kennedy, cho biết: “Nó có khả năng đưa toàn bộ mối quan hệ kinh tế vào nguy hiểm”.
(Ảnh: Getty)
Chính phủ Mỹ từ lâu cáo buộc thiết bị của Huawei gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia và có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp. Họ kêu gọi các đồng minh loại trừ Huawei khỏi dự án mạng không dây 5G thế hệ tiếp theo.
Đầu năm nay, chính quyền ông Trump đệ đơn tố cáo hình sự đối với Huawei, tuyên bố rằng công ty đã đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile (TMUS) và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Cuộc tấn công ngày càng mạnh mẽ hơn khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông từ các nguồn mà chính quyền cho là mối đe dọa an ninh quốc gia hôm 15/5.
Sắc lệnh này được xem là nhắm vào Trung Quốc và Huawei, công ty hàng đầu về công nghệ 5G và là doanh nghiệp toàn cầu với doanh thu hơn 100 tỷ USD.
Video đang HOT
Chính quyền ông Trump cũng đã thêm Huawei vào danh sách các công ty có khả năng ảnh hưởng lợi ích của Mỹ. Điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ phải có giấy phép để tiếp tục cung cấp cho Huawei các linh kiện quan trọng.
Mặc dù mức thuế cao hơn được công bố trong tuần qua các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa bị từ bỏ hoàn toàn. Ông Trump có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới.
Trung Quốc cũng không thể bỏ qua sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc tấn công nhằm vào Huawei. “Danh sách đen có khả năng thách thức khả năng của Huawei trong việc sản xuất thiết bị và dịch vụ cho khách hàng hiện tại”, ông Kennedy nói.
“Đó là một thách thức thiết yếu đối với công ty thành công nhất của Trung Quốc”, ông Kennedy nói thêm.
Việc nữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ ở Canada theo yêu cầu của Mỹ và có khả năng dẫn độ về Mỹ, cũng làm quan hệ hai nước gia tăng căng thẳng đáng kể.
Nếu các cuộc đàm phán có tiến triển, Bắc Kinh cũng ít có khả năng nhượng bộ nhiều với Washington, đặc biệt là về vấn đề công nghệ – luôn là trọng tâm của tranh chấp, ông Kennedy nói thêm.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen
Chính quyền Tổng thống Trump giáng "đòn" vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei bằng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc ngày 15/5.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 15/5 cho biết họ đã bổ sung Huawei Technologies Co Ltd và 70 chi nhánh vào danh sách những bên bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
(Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết Tổng thống Donald Trump ủng hộ quyết định ngăn các thực thể nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ theo cách có khả năng làm suy yếu an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.
Ông Trump trước đó đã ký một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty được coi là có nguy cơ rủi ro với an ninh quốc gia.
Mặc dù lệnh không nêu tên cụ thể của bất kỳ quốc gia hay công ty nào, các quan chức Mỹ từng gán cho Huawei như một mối đe dọa trên mạng và tích cực vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị mạng Huawei trong các mạng 5G thế hệ tiếp theo.
Mặc dù đàm phán Mỹ-Trung kết thúc tuần trước mà không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng, hai bên cũng đã liên tiếp đưa ra các biện pháp trả đũa lẫn nhau, Mỹ vẫn hy vọng các cuộc đàm phán sớm được nối lại.
Phát biểu trong phiên điều trần của tiểu ban Thẩm định Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã mô tả hai ngày hội đàm cấp cao với các quan chức Trung Quốc tại Washington vào tuần trước là có tính xây dựng.
"Tôi mong có thể đến Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần để tiếp tục những cuộc thảo luận đó. Vẫn có rất nhiều việc phải làm" - ông nói. Ông không tiết lộ khi nào chuyến đi Trung Quốc có thể diễn ra.
Chính quyền Tổng thống Trump không còn dành cho Trung Quốc nhiều lời hoa mỹ sau một vòng thuế trả đữa nữa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và một cuộc bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Hôm thứ Ba (14/5), ông Trump phủ nhận các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã sụp đổ và lạc quan về cơ hội của một thỏa thuận, nói rằng ông có mối quan hệ thân thiết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người mà ông dự định gặp tại hội nghị G20 ở Nhật Bản vào tháng tới.
Ông Trump cũng kêu gọi Trung Quốc mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Hàng hóa nông nghiệp của Mỹ đã nằm trong danh sách áp thuế quan trả đũa. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hỗ trợ 8,52 tỷ USD trực tiếp cho nông dân như một phần của chương trình viện trợ năm 2018, được thiết kế để bù lỗ từ thuế quan do Trung Quốc và các đối tác thương mại khác, người phát ngôn của cơ quan này cho biết hôm thứ Tư.
Chính quyền ông Trump cam kết viện trợ tới 12 tỷ USD để giúp bù đắp tổn thất do thuế quan của Trung Quốc.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
"Cha đẻ" Huawei bất ngờ lên tiếng vụ con gái bị bắt ở Canada Sau nhiều năm im lặng, chủ tịch tập đoàn Huawei Technologies Nhậm Chính Phi vừa lên tiếng, gọi ông Trump là "tổng thống vĩ đại" và cho hay sẵn sàng thu nhỏ hoạt động kinh doanh của Huawei nếu Mỹ muốn. Sau nhiều năm "im hơi lặng tiếng" với truyền thông, chủ tịch tập đoàn Huawei đã lên tiếng bày tỏ quan điểm...