Cám công nghiệp tăng, nuôi cá ở Bắc Ninh dù sản lượng cao 3-4 lần, tiền lời của nông dân lại “teo dần”-cám cảnh!
Một kỳ tích mà Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh tạo ra là tăng sản lượng cá nuôi trong ao lên gấp 3-4 lần.
Tưởng đây sẽ là niềm vui, nhưng khi đủ thứ tăng trong khi giá bán cá lại giảm, khiến lợi nhuận của nông dân thu không còn là bao.
Lập chi hội nghề nghiệp, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số
Xuân Lai vốn nổi tiếng với nghề mây tre đan, cho thu nhập lớn hơn rất nhiều so với làm ruộng hay nuôi trồng thủy hải sản.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và có diễn biến phức tạp, người dân trong xã Xuân Lai lại có thêm nghề mới là làm khẩu trang y tế. Những công nhân, lao động làm việc trong các xưởng sản xuất khẩu trang có mức lương khá cao, có người được trả 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Nhờ có mạng internet, ông Nguyễn Văn Hiến cùng các hội viên Chi Hội nông nghiệp nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình, Bắc Ninh) đã lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển tự động cho cá ăn và sục khí chống ngạt cho cá thông qua hệ thống camera giám sát và điều khiển từ xa, điều hành rất hiệu quả. Ảnh: Khương Lực.
Do môi trường nuôi đảm bảo và cá nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng cá rất thơm, ngon. Ảnh: Khương Lực.
Với đặc thù đó, những nông dân đam mê, gắn với đồng ruộng ở xã Xuân Lai không còn nhiều. Nhận thầu 19 mẫu ao của xã Xuân Lai từ nhiều năm trước, năm 2020 ông Nguyễn Văn Hiến đã tham gia vào Chi Hội nông nghiệp nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản với tổng số 37 hội viên.
Một trong những lợi ích mà ông Hiến nhận được khi tham gia vào Chi Hội nông nghiệp nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản là được các cấp Hội Nông dân tập huấn 3 tháng nghề nghiệp với hình thức cầm tay chỉ việc để tiếp cận với khoa học công nghệ mới về nuôi trồng thủy sản.
“Từ khi được tiếp cận với khoa học công nghệ, sản phẩm của các hội viên hàng năm nâng lên gấp 3-4 lần nuôi cá truyền thống. Đặc biệt, các hội viên đã tiếp cận xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học nên cá rất khỏe mạnh, chất lượng của con cá cũng được nâng lên theo tiêu chuẩn VietGAP” – ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nói.
Theo ông Đức, trong bối cảnh dịch Covid-19, Hội Nông dân xã Xuân Lai đã phối hợp với Công ty viễn thông kết nối mạng internet tới từng ao nuôi cá cho các hội viên Chi Hội nông nghiệp nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản thôn Xuân Lai.
Nhờ có mạng internet, các hội viên đã lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển tự động cho cá ăn và sục khí chống ngạt cho cá thông qua hệ thống camera giám sát và điều khiển từ xa, điều hành rất hiệu quả. Thay vì phải vất vả rải cám xuống ao cho cá ăn, các hộ dân chỉ việc mang cám đổ vào thùng và đặt chế độ ăn tự động.
Video đang HOT
Sản lượng cá tăng gấp 3-4 lần, lợi nhuận vẫn không cao
Trực tiếp đến khu nuôi cá của gia đình ông Hiến, ông vừa thu hoạch xong ao cá rộng 2 mẫu (7.200m 2) được 13 tấn cá, bán thu được khoảng 350 triệu đồng.
“Để thu hoạch được ao cá nuôi 8 tháng này, tôi đã phải chi phí hết 200 triệu đồng tiền cám, 100 triệu đồng tiền giống, chưa tính tiền sản, điện, nước… Trừ chi phí, lãi suất cũng không được cao, khoảng vài chục triệu đồng” – ông Hiến bộc bạch.
“Những năm trước nuôi theo cách truyền thống, ao cá rộng 2 mẫu thu hoạch khoảng 3 tấn cá, giờ áp dụng khoa học công nghệ mới vào nuôi cá, sản lượng cá đã tăng lên gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, lãi suất lại không cao, thậm chí đầu vào tăng mà đầu ra lại không bán được” – ông Hiến thổ lộ trong tâm trạng không được vui.
Theo ông Hiến, trong năm 2021 giá cám cho cá ăn đã tăng từ 25-30% (tương đương khoảng 60.000 đồng/bao), nhưng giá cá lại giảm 12%. Với “đầu vào tăng, đầu ra giảm” như vậy, thu nhập của người nuôi cá bị ảnh hưởng rất lớn. “Thả nuôi 10 ao thì có tới 50% ao hòa vốn, 30% ao lỗ và 30% ao có lãi một chút nên tâm trạng bà con không được vui” – ông Hiến chia sẻ.
Lý giải câu chuyện sản phẩm của bà con tăng lên gấp 3 – 4 lần nhưng lãi suất rất hạn chế, thậm chí có người bị thua lỗ, ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Lai cho rằng, có hai nguyên nhân chính: Do tình hình dịch Covid-19 nên nhiều cái cộng hưởng làm tăng chi phí đầu vào của bà con nông dân trong khi sản phẩm thu hoạch tiêu thụ rất khó khăn, thậm chí nhiều lúc không tiêu thụ được, phải yêu cầu Hội Nông dân các cấp, các ngành vào tinh thần giải cứu nông dân.
“Sản phẩm đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra của bà con thậm chí không tiêu thụ được, cho nên thu nhập giảm xuống, lãi suất, lợi nhuận của bà con vô cùng khó khăn”- ông Đức nhấn mạnh và cho biết trong bối cảnh đó, Hội Nông dân xã Xuân Lai đã quan tâm vận động nông dân tham gia vào các Chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp để tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ của Trung ương và tỉnh.
“Sau khi thành lập được chi hội, để động viên cho các hội viên phát triển kinh tế, đối với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đã quan tâm hỗ trợ được 400 triệu đồng và nguồn hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh là 500 triệu đồng cho 2 dự án” – ông Đức thông tin.
Theo ông Đức, trước tác động khó khăn của dịch Covid-19, các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đường điện, hệ thống mạng để các hội viên tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và chia sẻ.
Đồng thời, lắp đặt các hệ thống sục khí, máy bơm, máy cho ăn, cài đặt chế độ tự động hoàn toàn để nâng cao chất lượng, phục vụ đời sống của bà con, để giảm cường độ lao động, giảm tối đa đầu vào cho bà con.
“Vừa qua, một số ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, phí điện lực cũng giảm giá điện để động viên cho bà con nông dân. Chính vì thế, ông kiến nghị lãi suất của Hội Nông dân Trung ương và tỉnh có thể tính toán giảm xuống một phần hoặc gia hạn thêm thời gian cho bà con nông dân, để tạo điều kiện cho bà con nông dân khắc phục trong thời điểm Covid-19″ – ông Đức nói.
Bắc Ninh: Kinh hoàng bãi rác 300.000 tấn ở xã đúc nhôm Văn Môn, 4 hộ đổ trộm chất thải bị phạt 1 tỷ đồng
Với khoảng hơn 300 hộ dân làm nghề cô đúc nhôm tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nhưng đã thải ra tới trên 300.000 tấn xỉ nhôm chất cao như núi, ngày càng phình to trên cánh đồng 3,7ha.
Để ngăn việc "đổ trộm", xã Văn Môn đã phải quây tôn và UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt nặng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Gia, Chủ tịch UBND xã Văn Môn thừa nhận: "Vấn đề môi trường ở Văn Môn nói chung, làng Mẫn Xá nói riêng vẫn còn nặng nề, thực hiện chưa được nhiều vì nó mang tính chất lớn quá. Trong quá trình thực hiện đối với địa phương là quá tầm, quá khả năng của cấp xã".
Bãi xỉ nhôm hơn 300.000 tấn chất cao như núi, ngày càng phình to ở thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Khương Lực.
Bãi xỉ nhôm phình to, cao như núi trên cánh đồng 3,7ha
Do tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở làng nghề cô đúc nhôm thôn Mẫn Xá nên Văn Môn là xã cuối cùng ở tỉnh Bắc Ninh được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020. Ở thời điểm đó, với hàng trăm lò cô đúc nhôm thắp lửa đêm ngày, lượng chất thải từ nghề thu gom, tái chế nhôm ở thôn Mẫn Xá thải ra chất cao như núi trên cánh đồng 3,7ha.
Đến thôn Mẫn Xá vào ngày nắng, khói, bụi là thứ thường gặp ở nơi đây. Ngày mưa, khi nước mưa gặp xỉ nhôm khô sẽ bốc mùi khai. Với những đặc trưng riêng có này, nếu không phải dân sở tại sẽ không thể chịu đựng được.
Xe contener chở phế liệu từ khắp mọi miền đất nước về thôn Mẫn Xã để tái chế, cô đúc nhôm. Ảnh: Khương Lực.
Dọc các con đường trong thôn, đêm ngày tấp nập các xe tải, xe contener chở đồ phế liệu từ khắp mọi miền quê về và chở những thỏi nhôm đúc sáng loáng đi tiêu thụ. Việc thu gom, tái chế nhôm từ đồ đồng nát nơi đây bắt đầu từ những năm 2000 và ngày càng lớn mạnh hơn do nhu cầu từ thị trường. Cả thôn có 900 hộ dân thì có trên dưới 300 hộ xây lò, tái chế đồ đồng nát thành những thỏi nhôm sáng loáng.
Đi dọc các con đường trong thôn, các lò cô đúc, tái chế nhôm, đồng mọc lên san sát, có nơi tụ lại 4-6 lò, thậm chí làm ngay cạnh nhà ở. Một ngày lò than ở thôn có thể tái chế được 1 tấn phế liệu, còn lò dầu thì tái chế được gấp đôi, khoảng 2 tấn. Cứ 1 tấn phế liệu tái chế, người dân thu được 850kg nhôm, còn lại 150 xỉ nhôm thải loại.
Các lò cô đúc, tái chế nhôm có quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư. Tro, xỉ nhôm được thải trực tiếp ra môi trường, không qua xử lý. Ảnh: Khương Lực.
Ông Nguyễn Hoàng Gia, Chủ tịch UBND xã Văn Môn cho biết, số hộ cô đúc nhôm ở thôn Mẫn Xá rất co giãn. Khi thị trường có nhu cầu cao, số hộ tham gia cô đúc nhôm có thể tăng lên tới 400 hộ. Họ chỉ cần đầu tư mấy chục triệu xây lò có quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư để tiến hành cô đúc nhôm.
"Đa phần khí thải, chất thải rắn (than lò, bã, xỉ) phát sinh từ các cơ sở sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường, khối lượng tro, xỉ từ bã nhôm còn tồn động hiện nay khoảng 300.000 tấn" - ông Nguyễn Hoàng Gia thông tin.
Ngăn "đổ trộm" xã quây tôn, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt nặng
Để hạn chế tình trạng đổ trộm rác thải, bã xỉ nhôm ở thôn Mẫn Xá, từ tháng 4/2021, UBND huyện Yên Phong đã chỉ đạo UBND xã Văn Môn quây tôn quanh khu vực bãi xả thải để giảm thiểu tình trạng đổ trộm bã xỉ nhôm lên trên đất nông nghiệp và những nơi không đúng quy định.
Bắc Ninh: Chủ tịch UBND huyện Yên Phong bị yêu cầu rút kinh nghiệm việc xử lý môi trường ở Văn Môn
Theo ông Nguyễn Hoàng Gia, việc quây tôn này nhằm mục đích hạn chế các công ty do người Mẫn Xã thành lập ở các nơi khác, mang xỉ nhôm về đổ trộm, hoặc "lách luật" thuê các hộ nhỏ lẻ tái chế lại xỉ nhôm rác, 1 tấn chỉ thu được khoảng 150-200kg nhôm, còn lại 80-85% rác.
"Họ lợi dụng nên phải quây tôn để ngăn cái lớn đó, còn nhỏ lẻ của các hộ mình vẫn phải chấp nhận" - ông Nguyễn Hoàng Gia khẳng định.
Liên quan đến hành vi "đổ trộm" rác thải, bã xỉ nhôm là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải vừa ký ban hành các quyết định xử phạt hành chính 4 cá nhân và doanh nghiệp tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong do hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt Công ty TNHH Đại Niên, thôn Quan Độ, xã Văn Môn với số tiền 400 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Phù Xá, xã Văn Môn với số tiền 200 triệu đồng; ông Nghiêm Xuân Mộc, thôn Quan Đình, xã Văn Môn với số tiền 200 triệu đồng do thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Để ngăn việc đổ trộm, UBND xã Văn Môn đã quây tôn quanh khu vực. Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc NInh đã ra quyết định xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. Ảnh: Khương Lực.
UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt ông Nguyễn Văn Hùng, thôn Quan Độ, xã Văn Môn với số tiền 225 triệu đồng vì có hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Các cá nhân và doanh nghiệp trên bị đình chỉ hoạt động 9 tháng và buộc phải chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm gây ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Đồng thời buộc chi trả kinh phí kiểm định, phân tích mẫu chất thải theo định mức, đơn giá hiện hành.
Trước đó, vào tháng 11/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt 5 cá nhân tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong với tổng số tiền 875 triệu đồng, do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
5 cá nhân bị xử phạt gồm: bà Mẫn Thị Hòa (Cường); bà Nguyễn Thị Hương (Lai); ông Nguyễn Văn Quân (Thanh); ông Nguyễn Văn Chiến (Hương) và ông Hoàng Văn Hải (Hiển). Những người này cô đúc nhôm (tái chế chất thải rắn) nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Mỗi người bị xử phạt 175 triệu đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động 9 tháng và buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Vụ con gái mất tích gọi về khóc nức nở: Tìm thấy trong nhà nghỉ ở Hà Nội Sau khi thông tin về nữ sinh lớp 8 ở Nghệ An mất tích hơn nửa tháng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình đã tìm thấy cháu tại một nhà nghỉ ở Hà Nội. Sáng 9/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, em Lô Thị Nhung (SN 1996, trú xã Tam Quang, huyện Tương Dương,...