Cấm công chức uống rượu bia làm ảnh hưởng tới công việc
Phó Thủ tướng yêu cầu phải kiên quyết loại bỏ những hành vi ứng xử thiếu lành mạnh của công chức như uống rượu, bia làm ảnh hưởng tới công việc, hút thuốc lá không đúng nơi quy định…
Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Nội vụ hướng dẫn, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương xác định vị trí việc làm, tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ để chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, đề xuất, triển khai các giải pháp đột phá trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Nội vụ tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, nâng ngạch, nâng hạng công chức, viên chức, bảo đảm công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thi tuyển. Áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực.
Đồng thời Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ: Kiên quyết loại bỏ những hành vi ứng xử thiếu lành mạnh như uống rượu, bia làm ảnh hưởng tới công việc, hút thuốc lá không đúng nơi quy định, trang phục không phù hợp với môi trường làm việc, thiếu văn hóa trong giao tiếp với người dân và đồng nghiệp.
Bên cạnh đó tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 34/CT-TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng. Đề cao trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ, chủ động phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ cần tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền cải cách hành chính. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, rà soát, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện.
“Bộ Nội vụ cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo để đề xuất, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính” – Phó Thủ tướng đề nghị.
Theo Infonet
Bán rượu bia sau 10h đêm: Cấm TP.HCM và HN trước?
"Bộ Y tế sẽ cấm bán rượu bia sau 10h đêm ở TP.HCM và Hà Nội trước, sau đó sẽ nhân rộng trên toàn quốc".
Mới đây, Bộ Y tế ban hành dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Theo đó, người bán rượu bia sau 10h đêm có thể bị cấm. Thậm chí, người uống rượu sau 10h đêm cũng có thể bị phạt.
Tại buổi họp báo chiều nay (23/7), bà Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết, đề xuất cấm bán rượu bia sau 10h đêm đang trong quá trình dự thảo. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Khánh Hòa sẽ triển khai trước do nhu cầu bức thiết về lạm dụng rượu bia và an toàn giao thông.
"Bộ Y tế triển khai ở TP.HCM, Hà Nội trước, sau đó sẽ nhân rộng toàn quốc khi có đủ điều kiện và kinh nghiệm thực hiện", bà Trang nói.
Theo bà Trang, cấm bán rượu bia từ 10h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau, nhưng sẽ cấm ở một số địa điểm nhất định và có lộ trình cụ thể.
"Lộ trình cấm bán rượu bia sau 10h đêm sẽ do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, tại một số tuyến phố, ví dụ như khu phố Tây, nơi khách du lịch đến nhiều, sẽ cho phép bán sau 10h đêm", bà Trang nói.
Bia rượu về đêm đã trở thành "đặc sản" ở khu phố Tây, quận 1, TP.HCM.
Bà Trang đưa ra 2 phương án để ban soạn thảo lựa chọn. Cụ thể: Phương án thứ nhất là giao cho UBND các tỉnh, thành xem xét tình hình từng địa phương, có phương án phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia. Bộ Y tế không quy định về giờ được bán rượu bia mà hạn chế tác hại rượu bia bằng kiểm soát nguồn cung và các biện pháp khác.
"Nếu lựa chọn phương án không làm gì, chỉ tuyên truyền, tác động sơ bộ sẽ không cao. Đây không phải là chế tài bắt buộc, phụ thuộc vào ý thức tự điều chỉnh của người dân. Như thế, vấn đề lạm dụng rượu bịa sẽ vẫn như hiện nay", bà Trang bày tỏ.
Phương án thứ hai là cấm bán rượu bia sau 10h đêm.
Bà Trang cho biết, dự thảo cấm bán rượu bia sau 10h đêm đang trong quá trình soạn thảo. Bộ Y tế chưa ban hành hay trình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo dự kiến, dự án luật sẽ được trình Quốc hội vào năm 2015. Nếu được đồng thuận, nghị định sẽ ban hành vào năm 2016.
Đại diện Bộ Y tế lý giải, dựa trên kinh nghiệm của quốc tế, Việt Nam nên đề xuất cấm bán rượu bia sau 10h đêm. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, giảm sự tiếp cận của công chúng với rượu bia là một trong những biện pháp hiệu quả.
Hiện có 168 quốc gia, trong đó có 9 quốc gia ASEAN quy định thời gian cấm bán rượu bia. Đa số là từ 8h tối hôm trước đến 6h hoặc 8h sáng ngày hôm sau.
Khảo sát cho thấy, sau một thời gian, hầu hết người dân đều chấp hành quy định; tỷ lệ sử dụng rượu bia giảm xuống. Thái Lan quy định nghiêm ngặt hơn, chỉ bán rượu bia từ 5h chiều đến 9h tối, thời gian cấm bán dài hơn so với các nước khác trong khu vực.
Trước câu hỏi của phóng viên về lệnh cấm bán rượu bia sau 10h đêm sẽ là trở ngại với ngành du lịch, bà Trang khẳng định, thực tiễn quốc tế cho thấy, việc cấm bán rượu bia từ 10h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau không làm giảm lượng khách du lịch đến quốc gia đó.
Để thực hiện đề xuất cấm bán rượu sau 10h đêm, Bộ Y tế sẽ ưu tiên tuyên truyền giáo dục, truyền thông là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Nội dung tuyên truyền về pháp luật, trách nhiệm nghĩa vụ của người thực hiện, vận động người kinh doanh, người dân biết quy định; từ nhận thức đến thay đổi hành vi.
Theo Khampha
Cấm bán rượu bia sau 10h đêm: "Bộ Y tế soạn cho vui" "Bộ Y tế soạn ra cho vui, đảm bảo tính logic chứ không phải vì giảm thiểu tai nạn giao thông và đảm bảo an ninh trật tự", TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội, Viện Xã hội học nói. Mới đây, Bộ Y tế ban hành dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu...