Cầm cố sổ đỏ lấy tiền đào “kho vàng” dưới nền nhà?
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin gia đình ông Nguyên Thanh Lượng (thôn Vĩnh Thượng, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đi xem bói rồi đùng đùng mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền khai quật “ kho vàng” dưới nền nhà.
Thế nhưng, vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy ngôi nhà trở thành một “bãi chiến trường” và 300 triệu đồng vay ngân hàng chẳng mấy chốc “đội nón ra đi”. Đến một ngày, hai vợ chồng ông Lượng tỉnh ngộ thì toàn bộ nhà cửa đã bị ngân hàng tịch biên trừ nợ. Trước thông tin quá đỗi bi hài, PV đã tìm về thôn Vĩnh Thượng, trực tiếp gặp “người trong cuộc” và phát hiện toàn bộ sự thật.
Chỉ vì nghe thầy bói
Ngôi nhà được đồn thổi có kho vàng của ông Lượng nằm sâu hút tận cuối thôn Vĩnh Thượng. Trong ngôi nhà hai tầng đã ngả màu thời gian, trên mặt sân còn vô số những ụ đất nổi ngổn ngang. Sở dĩ có những ụ đất đó là do chính quyền xã đã xuống đề nghị và hỗ trợ gia đình ông Lượng phải lấp lại những hố đã đào. Được biết trước đó, trong khoảng sân rộng nhà ông Lượng là những hố rộng do gia đình đào lên. Một số người dân cho biết: Cách đây hơn chục năm, ông Lượng nằm mơ một giấc mơ lạ rồi từ đó đi tìm thầy bói. Theo lời thầy “phán”, dưới nền nhà ông Lượng có cất giấu một kho vàng. Tuy nhiên, lúc đó ông Lượng không động tĩnh gì.
Đến giữa năm 2013, con trai ông Lượng lại đi xem bói và được thầy “phán” y hệt như vậy. Không còn nghi ngờ gì nữa, cả gia đình ông họp kín và quyết định phải đào ngay kho của trời cho. Để có kinh phí đào bới, ông Lượng đồng ý cho các con cắm sổ đỏ ngân hàng vay 300 triệu đồng. Suốt một thời gian dài, người nhà ông Lượng lặng lẽ đào bới bất kể ngày đêm. Có ai đó gặp hỏi thì gia đình ông Lượng ừ, không nói rõ ràng. Bởi thế, tin đồn thất thiệt càng có cớ lan rộng.
Anh Nguyễn Thanh Nhường chia sẻ cùng phóng viên.
Tiếp xúc PV, ông Lượng phủ nhận hoàn toàn tin đồn này. “Hơn một năm nay, vợ chồng tôi chuyển ra lều vịt sống để tiện trông nom đàn vịt và ao cá. Ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu của chúng tôi, đàn con cháu vẫn hàng ngày sinh hoạt. Vậy mà, người ta cứ đồn tôi đào vàng, đi thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng. Khổ quá, vàng ở đâu ra mà tìm, thời các cụ ăn còn chưa đủ thì lấy đâu ra vàng cất giấu”, ông Lượng bức xúc.
Theo lời ông Lượng kể, vợ chồng ông sinh được ba người con, kinh tế dù không thật khá giả nhưng cũng ấm êm, hạnh phúc. Đùng một cái, ông lăn ra ốm, trận ốm dai dẳng suốt 10 năm (từ năm 1991 đến 2001). Ông Lượng đi xem bói thì được thầy “phán”: Trong nhà có một bộ hài cốt, chết trôi từ sông dạt vào nay bị vùi lấp dưới đất. Gia đình phải đào lên và chôn cất cẩn thận thì làm ăn mới phát đạt”. Nghe lời thầy, ông Lượng về nhà lập một miếu thờ nhỏ. “Sau khi lập miếu, tôi nảy sinh mong muốn tìm bộ hài cốt người đã khuất. Dù sao, họ cũng nằm trên mảnh đất mình sinh sống. Nếu an táng cho người ta được mát mẻ, chắc mình làm ăn cũng nhanh thông. Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ hai vợ chồng cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu vì không biết vị trí bộ hài cốt”.
Mọi chuyện cứ thế trôi đi, đến giữa năm 2013, vợ chồng con trai cả ông Lượng (anh Nguyễn Thanh Nhường và chị Cao Thị Minh Phương) lại đi xem thầy và được nghe “phán” y hệt như cha. Sau lần đi xem bói, vợ chồng anh về họp gia đình và kể lại toàn bộ câu chuyện. Ban đầu, nhiều thành viên trong gia đình còn lưỡng lự nhưng sau đó cũng đi đến thống nhất sẽ khai quật toàn bộ khu đất quanh nhà để tìm hài cốt. “Khi nghe vợ chồng con trai bàn bạc, tôi cũng có ý kiến ngăn cản nhưng không được. Thôi thì đó cũng là tâm nguyện của vợ chồng nó, tìm được hài cốt người ta thì là cái tốt, không tìm được thì chúng nó cũng không còn phải cắn rứt lương tâm. Nhưng ngay từ ban đầu, tôi không tham gia vào công cuộc tìm kiếm bởi vì tôi nghĩ nó sẽ tốn công mà không tìm được”, ông Nhường cho biết.
Hỏi về lời đồn đại đang râm ran dư luận, anh Nhường trả lời: “Không phải gia đình tôi đào lên tìm vàng mà chỉ là tìm hài cốt. Bố tôi đã từng có thời gian ốm suốt 10 năm liền, đi xem bói thì thầy bói bảo dưới nền nhà có hài cốt. Hơn nữa thời gian gần đây, vợ chồng tôi làm ăn liên tục bị thua lỗ, thất bát nên cũng muốn việc thờ cúng phải chỉn chu, tươm tất”.
Video đang HOT
Trận địa ngổn ngang trong khoảng sân nhà ông Lượng sau cuộc tìm kiếm hài cốt.
Để khai quật tìm hài cốt, gia đình anh Nhường cũng làm lễ, tiền vàng. “Gia đình tôi thường mua sắm ít đồ lễ rồi tự cúng”, anh Nhường nói. Sau khi hoàn tất thủ tục, anh em trong gia đình ông Lượng bắt đầu tự đào theo lối thủ công, hết chỗ này không thấy lại lấp đất và tìm chỗ khác. “Người ta đồn thổi gia đình tôi mua hình nhân, voi ngựa để đêm đêm đốt cúng thổ địa. Thậm chí còn có tin, nhà tôi đêm nào cũng đun một xoong nước lớn bằng loại tiền âm phủ đẹp cho những người làm công việc đào bới tắm gội… với hy vọng sớm tìm được kho vàng. Trên thực tế, gia đình tôi chưa bao giờ đào bới hay đốt cái gì vào ban đêm”, anh Nhường bức xúc nói.
Tiền mất, tiếng mang
Việc tìm hài cốt của gia đình anh Nhường bắt đầu diễn ra từ tháng 7/2013, kéo dài 5 tháng thì công an xã vào cuộc và yêu cầu dừng lại do ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh. Anh Nhường cho biết: “Địa điểm đầu tiên gia đình tôi đào là ở góc vườn gần trụ cổng nơi đặt trụ thờ. Tìm không thấy, gia đình tôi lại chuyển địa điểm tìm kiếm. Chúng tôi chỉ tập chung tìm ở hai điểm là cổng và trước cửa nhà. Rất tiếc đến thời điểm này, mọi việc vẫn chưa có tiến triển”.
Hỏi về thông tin cầm cố sổ đỏ lấy 300 triệu đồng ngân hàng phục vụ cho “công cuộc đổi đời”, ông Lượng khổ sở bảo: “Chuyện vay ngân hàng có thật nhưng là khoản vay từ năm 2010 để làm vốn chăn nuôi. Chỉ vì chuyện đào bới, người ta gán ngay rằng tôi vay tiền ngân hàng đi đào vàng. Mà đấy, ai nói tôi đào vàng thì cứ mang máy móc đến mà tìm, đào được vàng ở đâu trong nhà tôi, tôi cho hết”.
Ông Nguyễn Thanh Lương sống ở một căn nhà nhỏ giữa đồng để tiện trông nom đàn vịt và ao cá.
Lần dở lại đống giấy tờ, sổ sách vay vốn cất kỹ trong góc tủ, ông Lượng cho biết: “Tôi bắt đầu vay tiền ngân hàng từ năm 2010 với tổng số vốn là 300 triệu đồng. Lần đầu tiên, tôi vay 100 triệu đồng để lấy vốn sản xuất chăn nuôi. Với số tiền đó, tôi thả cá và nuôi hàng trăm con vịt. Sau đó, tôi lại vay tiếp đợt 2 với số tiền 200 triệu đồng. Trong đó, 100 triệu đồng tôi vay để mua thức ăn chăn nuôi, 100 triệu đồng vay ké để trả đỡ tiền mua ô tô cho thằng con trai cả”. Vợ chồng nó cũng không có vốn làm ăn, mua được chiếc ô tô cũng phần lớn là tiền vay mượn từ anh em, bạn bè. Sau đó, gia đình tôi làm ăn thua lỗ, chăn nuôi mất hết cả. Đến cả xe ô tô, con trai cũng phải bán đi mà vẫn chưa đủ trả nợ. Nguồn gốc món nợ ngân hàng chưa trả được là vì thế chứ tôi không ngớ ngẩn đi cắm sổ rồi lấy tiền thuê người đào bới nhà tìm vàng. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi được chính quyền thôn Vĩnh Thượng xác nhận những gì ông Lượng trình bày là sự thật. Do làm ăn thua lỗ, gia đình ông Lượng chưa trả được tiền ngân hàng. Thời gian qua, cán bộ ngân hàng liên tục về gia đình, yêu cầu trả nợ nhưng ông Lượng phải xin khất.
“Kho vàng” chỉ là lời đồn thất thiệt Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng thôn Vĩnh Thượng cho biết: “Từ trước tới nay, gia đình ông Lượng chăm chỉ làm ăn, sống chan hòa vói xóm làng, chưa từng để xảy ra điều tiếng gì. Gia đình ông Lượng cũng mê tín, quá tin vào lời thầy bói phán xằng bậy nên mới để xảy ra chuyện đáng tiếc. Lời đồn thổi nhà ông Lượng có “kho vàng”, tôi khẳng định chỉ là thất thiệt. Nhà ông Lượng xuất thân toàn làm thuê, làm mướn thì tiền vàng đâu ra mà chôn”.
Trở lại với hành trình đào bới kéo dài suốt 5 tháng trời, lãnh đạo thôn Vĩnh Thượng cho biết việc yêu cầu gia đình ông Lượng dừng lại có hai nguyên nhân, trong đó để chấm dứt đồn đại về “kho vàng” chỉ là một phần. Quan trọng hơn, việc gia đình ông Lượng tự ý đào bới đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ dân xung quanh. Người bị ảnh hưởng từ cuộc đào bới của gia đình ông Lượng là chị Nguyễn Thị Muôn. Chị Muôn kể, việc đào bới diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11 khiến chị phải chuyển sang ở nhà nhà mẹ đẻ vì nhà bị nứt. Thời gian này, chị đã nhiều lần phải sang nhắc nhở ông Lượng không được đào bới khoét vào nền nhà chị đang ở.
Sau nhiều lần hai nhà to tiếng với nhau, chị Muôn đã làm đơn gửi lên UBND xã Khai Thái yêu cầu can thiệp. Ngày 26/12/2013, chính quyền xã đã mời gia đình ông Lượng và chị Muôn lên giải quyết. Tại đây, chính quyền đã để hai gia đình tự thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Hai bên đã đồng ý, gia đình anh Nhường sẽ phải bồi thường thiệt hại hư hỏng ngôi nhà cho chị Muôn 50 triệu đồng. Nhưng trong quá trình chờ bồi thường, hai gia đình lại xảy ra xích mích và mâu thuẫn nên việc bồi thường đến giờ chưa được thực hiện. Hiện tại, trong sân nhà anh Nhường ngổn ngang ụ đất, mưa gió nước tràn từ ngoài cổng vào trong sân lầy lội. Nhìn sân nhà ngổn ngang, anh Nhường tâm sự: “Vợ chồng tôi cũng không còn ý định tìm kiếm hài cốt nữa. Giờ chờ trời khô ráo, vợ chồng tôi sẽ san đất rồi làm lại sân mới trả lại cho bố. Ngay từ đầu, bố cũng không tán thành việc tìm hài cốt”.
Nguyên nhân thật sự của hành động đào bới nền nhà suốt 5 tháng ròng rã để tìm “kho vàng” hay hài cốt chỉ người nhà ông Lượng mới biết chính xác. Nhưng có điều chắc chắn, sự nhẹ dạ cả tin vào những lời phán mê tín dị đoan thì đã làm gia đình ông tiền mất, tiếng mang. Mong rằng qua sự việc lần này, gia đình ông sẽ rút ra bài học, tránh lặp lại “vết xe đổ” một lần nữa.
Hồ sơ vụ việc đã được chuyển Tòa án dân sự Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng công an xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết: “Theo gia đình ông Lượng giải trình, việc tiến hành đào bới là để tìm hài cốt một người vô danh chứ không phải đào vàng. Tuy nhiên, dù là đào với mục đích gì thì gia đình ông Lượng cũng gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người sống xung quanh. Lãnh đạo xã Khai Thái đã yêu cầu dừng việc đào bới và tiến hành san lấp hố sâu. Hiện nay, gia đình ông Lượng đã không còn tiếp tục đào bới nữa. Hồ sơ của vụ việc đã được chúng tôi chuyển lên tòa án dân sự giải quyết”.
Theo Minh Khuê (Đời sống & Hôn nhân)
Bí thư Hà Nội: Không có tiêu cực trong việc điều chỉnh đường Trường Chinh
"Tôi muốn khẳng định việc điều chỉnh quy hoạch đường Trường Chinh không có một dấu hiệu tiêu cực nào. Việc này xuất phát từ nhu cầu chính đáng, nó giảm được chi phí, bớt ảnh hưởng cuộc sống người dân...", Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói.
Sáng nay, ngày 15/4, bên lề buổi họp Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - trao đổi với báo chí những vấn đề liên quan đến dự án đường Trường Chinh mở rộng đoạn qua Quân chủng Phòng không - Không quân bị đi cong về phía Nam.
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nhiều người cho rằng đường Trường Chinh mở rộng đi thẳng sẽ tốt hơn, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Đương nhiên con đường chạy thẳng tốt hơn không thẳng. Thế nhưng cuộc sống cũng đôi lúc không hoàn toàn làm được theo ý muốn. Tôi lấy ví dụ nếu con đường chỉ gặp một di tích thì không thể đi thẳng được mà phải điều chỉnh.
Mọi quy trình thủ tục liên quan đến dự án đường Trường Chinh đều phải căn cứ vào những cơ quan có thẩm quyền xem xét chứ không một cá nhân nào có thể quyết định được hướng tuyến của nó. Còn xét về phương diện kinh tế, kỹ thuật, sự điều chỉnh đường Trường Chinh giảm được chi phí giải phóng mặt bằng, bớt ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ở đây, dù là công dân bình thường hay tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang đều phải quan tâm.
Việc "nắn cong" đường Trường Chinh liệu có liên quan đến tiêu cực hay chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích nào không?
Việc điều chỉnh hướng tuyến đường Trường Chinh xuất phát từ lợi ích chính đáng của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Điều đó cũng góp phần giảm được chi phí cho công trình. Theo như những tính toán về mặt nguyên tắc liên quan đến đường Trường Chinh thì không có gì sai phạm.
Tôi muốn khẳng định việc điều chỉnh quy hoạch đường Trường Chinh vừa rồi không có bất kỳ một dấu hiệu nào mang tính tiêu cực. Đề nghị đó rất đàng hoàng, đúng đắn, công khai minh bạch của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng. Còn cơ quan quyết định là thành phố Hà Nội chứ không có cá nhân nào đưa ý chí hay lợi ích cá nhân của mình vào việc này.
Đường Trường Chinh đi cong về phía Nam đoạn qua Quân chủng Phòng không - Không quân
Vậy khi điều chỉnh hướng tuyến đường Trường Chinh, Hà Nội đã cân nhắc kỹ hay chưa?
Quyết định quy hoạch hướng tuyến đường Trường Chinh có quy trình làm việc rất thận trọng, chặt chẽ. Trong đó có việc lấy ý kiến của các bên liên quan - đơn vị liên quan nhiều nhất trong dự án mở rộng tuyến đường Trường Chinh là Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Từ Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đến Bộ Quốc phòng đều có đề nghị hướng tuyến đường Trường Chinh như vậy, còn thành phố Hà Nội là nơi tập hợp các ý kiến đó để xem xét.
Tôi nghĩ rằng nếu giảm được thiệt hại không đáng có cho người dân, cũng như những chi phí không cần thiết cho dự án mà ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng công trình thì chúng ta nên lắng nghe và cũng nên điều chỉnh.
Dư luận vẫn cho rằng Hà Nội phải xem xét lại hướng tuyến đường Trường Chinh đi cho hợp lý hơn. Còn mới đây trong buổi giao ban báo chí, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội - cho rằng nếu có giải pháp tốt hơn về mặt kinh tế, kỹ thuật... thành phố vẫn lắng nghe. Xin ông cho biết ý kiến của mình?
Lâu nay quan điểm của thành phố đúng là như vậy. Mọi việc đều lắng nghe ý kiến của nhân dân, cái gì tốt nhất, đúng nhất thì làm theo phương án đó. Với con đường Trường Chinh hiện nay đã là kết quả của sự lắng nghe đó nhưng nếu có cái gì đó tốt hơn Hà Nội sẽ tiếp tục tiếp thu.
Lợi ích của toàn thể nhân dân Hà Nội quan trọng hơn lợi ích của một số người, thưa ông?
Nguyên tắc chung là như vậy nhưng đôi khi rất duy ý chí. Nếu đi vào trường hợp cụ thể, đụng vào những vấn đề thực tế mình không vượt qua được mà vẫn áp dụng nguyên tắc đó thì dự án không làm được. Với trường hợp đường Trường Chinh dự án vẫn phải làm, chi phí không được tốn kém thêm, thiệt hại của người dân phải là ít nhất.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Bẻ cong đường Trường Chinh: Giật mình lý giải ngược nhau Có rất nhiều ý kiến ngược nhau, liên quan đến chuyện đường Vành đai 2 Hà Nội, đoạn qua đường Trường Chinh bị nắn thẳng thành cong. Chỉ giới đường đỏ như ghi đông xe đạp: Phải làm vì cấp trên ép xuống Thiếu tướng Mai Văn Cương, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) cho biết: "Đầu...