Cầm, chỉnh vô lăng thế nào cho đúng cách?
Việc nắm vững những kĩ năng cầm – điều chỉnh vô lăng trên ô tô không chỉ giúp người lái xử l ý tình huống tốt mà còn giúp hạn chế tối đa những mối nguy hiểm trong trường hợp xảy ra va chạm mạnh khiến túi khi bung ra.
Cầm vô lăng thế nào cho đúng cách khi lái xe? Nghe qua tưởng chừng rất đơn giản và ai cũng dễ dàng thực hiện được. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Bởi lẽ, hiện nay không ít tài xế khi bước lên xe vẫn rất chủ quan và gần như “bỏ qua” các bước, kỹ năng cầm vô lăng cơ bản, dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có trong một số trường hợp tai nạn xảy ra.
Kỹ năng cầm vô lăng tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế rất nhiều tài xế thực hiện chưa đúng cách Cầm vô lăng thế nào cho đúng?
Hiện nay, nhiều tài xế vẫn quan niệm cầm vô lăng sao cho bản thân thấy thoải mái là đúng. Quan niệm này có lẽ không sai, nhưng cũng chỉ đúng trong những trường hợp bình thường, không có bất kì sự cố nào xảy ra. Còn với những tình huống khẩn cấp và bất ngờ, cầm vô lăng sao cho “thoải mái” nhưng không đúng kỹ năng dễ khiến các tài xế phải “trả giá” vì không kịp xử lý; hoặc trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí trên vô lăng bung ra với tốc độ và lực mạnh, dễ hất tay cầm vô lăng của tài xế vào vùng mặt nguy hiểm đến tình mạng.
Chính vì vậy, cầm vô lăng đúng không hẳn là cầm với tư thế thoải mái nhất, mà còn cần tuân thủ đúng các kỹ năng cơ bản. Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, để cầm vô lăng chuẩn nhất, đầu tiên hai tay người lái nên đặt ở vị trí “9 giờ 15 phút”. Vị trí đặt tay này không chỉ giúp dễ dàng điều khiển xe mà còn đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm bất ngờ, bởi túi khí sẽ bung vào vùng mặt người lái, không gây nên những chấn thương đáng tiếc.
Thực hiện đúng kỹ năng cầm vô lăng không những giúp người lái thoải mái mà còn đảm bảo an toàn trong những tình huống khẩn cấp
Bên cạnh đặt tay đúng vị trí, cách đặt các ngón tay trên vô lăng cũng rất quan trọng. Theo đó, đặt tay đúng kỹ năng là khi 2 ngón cái của người lái tỳ lên vành vô lăng, trong khi các ngón còn lại nắm hờ ở phía dưới. Lưu ý, người lái không nên nắm chặt vô lăng nhưng cũng không buông quá lỏng. Điều này giúp việc xoay vô lăng trở nên dễ dàng và linh hoạt khi cần. Đồng thời, người lái cũng cảm nhận rõ những phản ứng từ mặt đường truyền lên vô lăng.
Chỉnh vô lăng thế nào cho đúng?
Bên cạnh kỹ năng cầm vô lăng, để đảm bảo an toàn cũng như sự thoải mái trong các hành trình dài, việc điều chỉnh tư thế ngồi và khoảng cách từ người lái đến vô lăng cũng rất quan trọng.
Video đang HOT
Điều chỉnh vị trí và khoảng cách vô lăng cũng rất quan trọng
Theo kinh nghiệm từ các “tài già”, tư thế cầm vô lăng chuẩn nhất là khi khuỷu và cánh người lái tạo được một góc khoảng 120 độ. Đồng thời, khoảng cách từ vai người lái đến tâm vô lăng dao động từ 25 – 30 cm. Lưu ý, nếu khoảng cách quá xa, người lái sẽ gặp khó trong quá trình vần vô lăng ôm cua gấp, cần đánh lái nhiều vòng. Ngược lại, nếu khoảng cách quá gần, tầm hoạt động của tay cũng sẽ bị hạn chế, rất khó xử lý trong những tình huống khẩn cấp.
Những lưu ý khi lái xe ban đêm trong ngày Tết
Tết là thời điểm du xuân của nhiều gia đình. Khởi hành vào ban tối, ban đêm là một cách để tiết kiệm thời gian nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm và kỹ năng lái xe trong bối cảnh này.
1. Đảm bảo đèn pha đủ sáng
Với những chiếc xe cũ, ánh sáng của đèn pha vào ban đêm thực sự là nỗi thất vọng với nhiều tài xế. Ánh sáng yếu khiến tầm nhìn không tốt, ảnh hưởng đến an toàn không chỉ của tài xế.
Nếu thường xuyên phải lái xe vào ban đêm tại các cung đường thiếu ánh sáng và đèo dốc, bạn nên tự nâng cấp hệ thống đèn bằng cách thay loại bóng khác sáng hơn, lắp đèn sương mù (đèn gầm) để tăng độ sáng.
Ngoài ra, cần chú ý kiểm tra các loại đèn phanh, đèn xi-nhan và đảm bảo chúng đang hoạt động tốt.
2. Không dán kính xe quá đen
Tại Việt Nam, nhiều lái xe có xu hướng dán phim cách nhiệt tối màu lên các cửa kính để chống nóng và chống chói sáng. Thế nhưng những cánh cửa kính quá đen sẽ khiến tầm quan sát bị hạn chế đáng kể vào ban đêm.
Với những chiếc xe cũ, ánh sáng của đèn pha vào ban đêm thực sự là nỗi thất vọng với nhiều tài xế
Do vậy, nếu thường xuyên phải di chuyển ban đêm, bạn nên cân nhắc màu phim để vừa tối ưu khả năng chống chói sáng vào ban ngày vừa có tầm nhìn tốt vào ban đêm.
3. Giảm độ sáng của bảng điều khiển
Nếu xe của bạn có công tắc điều chỉnh độ sáng bảng điều khiển, hãy sử dụng nó. Đèn trên bảng điều khiển có thể tạo ra ánh sáng nhiều quá mức cần thiết, gây mất tập trung, mỏi mắt và làm giảm tầm nhìn của lái xe.
Các đèn chiếu sáng nội thất khác như đèn trần, đèn từ màn hình giải trí... cũng có thể khiến người lái mất tập trung, tốt nhất nên tắt trong khi lái xe vào ban đêm.
4. Sử dụng đèn pha hợp lý
Khi lái xe ở đường ngoài đô thị, đặc biệt là đường đèo dốc, bạn nên bật đèn pha ở chế độ chiếu xa. Điều này không chỉ làm tăng tầm quan sát mà còn giúp báo hiệu cho các phương tiện khác biết có xe đang di chuyển.
Tuy vậy, bạn hãy nhớ chuyển sang chế độ chiếu sáng thấp (cos) khi gặp xe đi ngược chiều hoặc bám đuôi một chiếc xe nào đó để không làm chói mắt các phương tiện khác.
Việc quên bật đèn pha dễ xảy ra, nhất là khi lái xe trong thành phố. Hãy luôn luôn đảm bảo rằng đèn pha của bạn đã bật trước khi tham gia giao thông, ngay cả lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Khi lái xe ở đường ngoài đô thị, đặc biệt là đường đèo dốc, bạn nên bật đèn pha ở chế độ chiếu xa
5. Điều chỉnh gương
Khi lái xe ban đêm, bạn rất hay gặp tình huống những chiếc xe phía sau bật đèn pha khá vô ý. Ánh sáng mạnh này phản chiếu qua gương chiếu hậu và hắt thẳng vào mắt khiến bạn bị chói, có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe.
Với các xe đời mới, gương chiếu hậu bên trong thường có chế độ chống chói hoặc tự động giảm độ sáng. Do vậy, đừng quên bật chức năng này khi lái xe vào ban đêm, tránh để các xe phía sau rọi đèn vào mắt bạn.
Ngoài ra, với gương chiếu hậu hai bên, bạn nên hạ xuống một chút để nhìn thấy các xe đằng sau mà không bị chói thẳng vào mặt.
6. Giảm tốc độ và tăng khoảng cách giữa các xe
Hãy giảm tốc độ xe của bạn và giữ khoảng cách với xe phía trước xa hơn một chút khi trời tối, giúp bạn có đủ thời gian để xử lý các tình huống khẩn cấp như xe trước phanh gấp, gặp chướng ngại vật hay vô tình "đối đầu" với các con vật trên đường.
Mẹo được nhiều lái xe có kinh nghiệm ưa chuộng để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm là sử dụng quy tắc "3 giây". Theo nhiều chuyên gia, 3 giây chính là khoảng thời gian cần và đủ để người điều khiển phương tiện dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dù là phanh gấp.
Khoảng thời gian này là kết quả của quá trình nghiên cứu dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn mà không va chạm với xe phía trước hoặc xe xung quanh.
Ví dụ, một phương tiện đang di chuyển với tốc độ 60km/h, tức là mỗi giây đi được 16,67 m. Trong 3 giây, chiếc xe đó di chuyển được 50 m. Đây là khoảng cách đủ an toàn để tài xế kịp xử lý, phanh và tránh va chạm.
7. Đi bám theo vạch sơn đường
Theo các "tài già", cách dễ dàng nhất khi lái xe tại các cung đường đèo núi, có sương mù hoặc tầm nhìn hạn chế là đi đúng theo vạch sơn kẻ đường.
Hoặc nếu được, hãy bám theo một xe đi trước, lái xe theo vệt lốp của chiếc xe đó. Tuy vậy, hãy chú ý khoảng cách an toàn giữa các xe và không nên lấn làn, gây nguy hiểm cho mình và các phương tiện khác.
Lái xe cần bao nhiêu "giờ bay" để có kỹ năng thuần thục? Sau đề xuất người có bằng lái trong vòng 1 năm không được đi trên cao tốc, nhiều người đặt câu hỏi cần bao nhiêu "giờ bay" để lái xe thuần thục. Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ GTVT quy định người có bằng lái ô tô trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp lần đầu không...