Cam Cao Phong cuối vụ mọng ngọt, thương lái đổ về mua tới tấp
Những ngày cuối năm, nhà vườn ở thủ phủ cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình vui hơn vì giá cam đang tăng lên từng ngày. Các thương lái cũng đến mua cam đông hơn vì càng vào cuối vụ, quả cam càng ngọt, ngon hơn.
Trái với việc tiêu thụ ế ẩm đầu năm, những ngày cuối năm ở thủ phủ cam Cao Phong (Hòa Bình), việc mua bán lại diễn ra sôi động hơn. Thương lái ở khắp nơi đổ dồn về thủ phủ cam ăn hàng.
Theo bà Nguyễn Thị Thi – đầu mối thu mua cam lớn nhất ở Cao Phong, do cuối vụ chất lượng cam ăn ngon. Hơn nữa, năm nay thời tiết nóng ấm, nên việc tiêu thụ cam dễ dàng hơn.
Vựa cam Cao Phong (Hòa Bình) đã vào cuối vụ thu hoạch.
Đầu vụ cam năm nay, có lúc giá cam cắt buôn tại vườn chỉ đạt 10.000 đồng/kg. Khi đó việc tiêu thụ cam rất chậm vì các vựa cam lớn của miền Bắc cũng đồng loạt vào vụ thu hoạch như Nghệ An, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Yên Bái.Chị Nguyễn Thị Lan – một thương lái cho biết: “Từ sau lễ hội cam Cao Phong, giá cắt lẻ bắt đầu nhích lên từng ngày, từ 15.000 đồng/kg rồi lên 16.000 đồng/kg và giờ các vườn cam có mẫu mã, chất lượng bảo đảm, họ bán với giá 20.000 đồng/kg”.
Các nhà vườn đang tranh thủ cắt cam Canh bán ngày rằm (ảnh Lê Ngô Hạnh).
Giá cam lên cũng xua tan nỗi lo của bà con ở thủ phủ cam, vì hầu hết các gia đình trồng cam đã đầu tư rất nhiều tiền cho vườn cây. Trong đó nhiều gia đình phải vay hàng trăm triệu đồng của ngân hàng và vay người thân. Điều mà bà con trồng cam ở Cao Phong lo lắng là hầu hết các nhà vườn đều phải bán lẻ, chứ không bán được cả vườn như những năm trước.
Video đang HOT
Cuối năm giá cam Canh và cam lòng vàng ở thủ phủ cam Cao Phong đang lên từng ngày (ảnh Lê Ngô Hạnh).
Năm nào cũng vậy, giá cam vào cuối vụ thường lên vài giá, nhưng không phải hộ trồng cam nào cũng có gan để cam đến cuối vụ mới bán. Hầu hết các nhà vườn đã đổ xô bán cam từ tháng 10 và tháng 11. Anh Nguyễn Văn Khánh ở thị trấn Cao Phong cho biết, gia đình có hơn 100 cây cam lòng vàng nhưng đã bán hết từ đầu vụ.
“Cây ra quả ai cũng vui, nhưng phải bán được mới gọi là có tiền bỏ ống. Nếu để quá ngày, cam rụng, cây lại yếu, không có sức nuôi quả cho vụ sau”, anh Khánh cho biết.
Hiện ở Cao Phong bà con trồng nhiều giống cam như lòng vàng, xã Đoài, cam Canh và cam V2 (cam Valencia). Cam V2 thu muộn nhất từ tháng 1 đến tháng 5. Đây là giống cam đã mang lại nguồn thu lớn nhất cho người trồng cam vì quả vừa ngon lại bán được giá. Tuy nhiên, diện tích cam V2 chỉ chiếm khoảng 1/10.
Cam Cao Phong càng về cuối vụ ăn ngọt và thơm.
Theo tính toán của các hộ trồng cam, nếu giá cam giảm về 10.000 đồng/kg thì nhà vườn lãi rất ít. Có nhà chăm sóc kém, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp thì thậm chí còn lỗ. Còn với giá cam 20.000 đồng/kg như hiện tại, các nhà vườn sẽ lãi khoảng vài trăm triệu đồng 1ha là chuyện bình thường. Nhiều nhà vườn đang kì vọng, với đà giá cam lên nhanh như hiện nay sẽ thu được tiền tỷ trong tầm tay.
Cam vào cuối vụ chín già.
Sau lễ hội cam Cao Phong, giá cam lên từ 2-5 giá so với đầu vụ.
Theo Danviet
Mùa vàng "thủ phủ" cam Cao Phong: Nông dân thu vàng từ trái vàng
Vựa cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang bước vào vụ thu hoạch rộ. Cam lòng vàng - giống cam đã tạo nên thương hiệu cam Cao Phong nổi tiếng đã chín vàng óng. So với vụ trước, năm nay giá cam có giảm hơn đôi chút, nhưng người nông dân vẫn vui vì cam được mùa.
Bà Nguyễn Thị Thi ở Khu 1, thị trấn Cao Phong là một trong những đầu mối thu mua cam lớn nhất huyện Cao Phong. Năm nào ngôi nhà của bà ở mặt đường quốc lộ 6 cũng là địa chỉ tin cậy của nhiều lái buôn. Ngày nào bà cũng tất bật từ sáng đến tối cắt cam cho khách.
Bà Thi chia sẻ, năm nay cam bán chậm hơn so với mọi năm. Giá cam có xuống đôi chút, nhưng cam lại ngon và ngọt hơn. Khách lớn thì chưa thấy cắt nhiều, mua cam chủ yếu là khách nhỏ lẻ.
Vườn cam lòng vàng sai trĩu quả đã vào vụ thu hoạch.
Cũng giống như bà Thi, nhiều nhà vườn ở Cao Phong đã bắt đầu cắt cam bán cho khách. Việc tiêu thu cam vào chính vụ chậm hơn so với mọi năm. Anh Nguyễn Văn Khánh ở khu 7 cũng có vườn cam lòng vàng đã vào độ thu hoạch.
Cam năm nay chín sớm và ngọt hơn, nên anh Khánh đã cắt về Hà Nội bán lẻ ở chợ. "Bán lé mình vất vả, nhưng được cái bù lại giá cao hơn. Mỗi lần tôi chở về khoảng vài tạ cam, bán 2-3 ngày là hết", anh Khánh cho biết.
Suốt 5 năm qua, người trồng cam Cao Phong đã thắng lớn nhờ giá cam lên cao. Năm nay, giá cam có xuống đôi chút so với mọi năm.
So với cách đây 4 năm, diện tích cam Cao Phong gia tăng nhanh chóng gấp 2-3 lần. Do sản lượng quá lớn bị dồn ứ trong thời gian ngắn, nên việc cam tiêu thụ chậm cũng là lẽ thường. Ngoài ra, cam vùng cam Cao Phong cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với các vùng trồng cam khác như Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Nghệ An.
Giống cam lòng vàng luôn sai quả và ít khi mất mùa.
Niên vụ 2017 - 2018, cam Cao Phong tiếp tục tăng thêm về diện tích và sản lượng. Thống kê của phòng NN&PTNT ,đến nay, toàn huyện có 2.835 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam, trong đó 1.234 ha đang thời kỳ kinh doanh, sản lượng toàn vụ ước đạt trên 33.000 tấn. Diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tăng mạnh với 207 hộ áp dụng quy trình, tổng diện tích đạt 305,89 ha.
Cam lòng vàng đã tạo nên thương hiệu cam Cao Phong nổi tiếng.
Cam lòng vàng bước vào vụ thu hoạch.
Cây cam đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ dân ở Cao Phong.
Theo Danviet
Hòa Bình: Lễ hội cam quýt có giúp nông dân tiêu thụ hết 10 vạn tấn? So với những lần tổ chức trước đây, năm nay tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi muộn hơn so với mọi năm gần một tháng. Người dân ở thủ phủ cam của miền Bắc này đang mong muốn, lễ hội sẽ là cơ hội để bà con bán được cam nhiều hơn. UBND tỉnh Hòa Bình đã...