Cám cảnh: Ở đây toàn con đặc sản, nhưng nuôi dễ, bán lại khó
Rắn ráo trâu, trăn khủng, tới nhím…đang là những con đặc sản được không ít hộ dân huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) chọn nuôi để mong muốn làm giàu. Thế nhưng, thời gian gần đây những con đặc sản này bổng dưng lại khó bán…
Có một thời, nuôi và bán động vật hoang dã cũng được coi là nghề kiếm sống cho nhiều bà con nông dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá các loại động vật này giảm mạnh, do thị trường mua bán bị thu hẹp.
Năm 2008, chị Nguyễn Thị Linh (ấp Liên Sơn, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) bắt đầu nuôi rắn ráo trâu. Theo chị Linh, nuôi loại rắn này không khó. Chuồng nuôi làm bằng xi măng rộng khoảng 1m. Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi. Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm. Thức ăn của rắn là cóc, ếch, nhái…
Nuôi rắn ráo trâu tại trang trại của chị Nguyễn Thị Linh, xã Xà Bàng, huyện Châu Đức.
Những năm đầu giá rắn ở mức cao, khoảng 1 triệu đồng/kg nên lãi khá, nuôi 1.000 con có thể thu trên 500 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, từ năm đầu năm 2016 đến nay, giá rắn ráo đột ngột giảm mạnh, chỉ còn một nửa so với trước, khoảng 400 – 500 ngàn đồng/kg.
Chị Linh cho biết: “Hiện nay, do nguồn cung dồi dào nên thương lái Trung Quốc không còn thu mua mạnh như trước. Do vậy, thị trường tiêu thụ của các hộ nuôi rắn bị thu hẹp, chỉ còn các nhà hàng trong tỉnh và một số địa phương lân cận. Điều này khiến giá rắn giảm mạnh, tôi phải cắt giảm số lượng nuôi xuống còn 400 con”.
Cũng trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Văn Hoàng (ở thôn Hiệp Cường, xã Cù Bị, huyện Châu Đức) đang nuôi khoảng 70 con trăn cho biết: Chi phí chăm sóc trăn từ khi nở đến khoảng 1 năm tuổi (thời điểm có thể xuất bán) khoảng 1 triệu đồng/con.
Video đang HOT
Trước đây, giá trăn luôn giữ ổn định ở mức khoảng 300 ngàn đồng/kg nên người nuôi có thể lãi khoảng 1 triệu đồng/con. Tuy nhiên, gần 3 năm trở lại đây giá giảm mạnh, chỉ còn khoảng 200 – 220 ngàn đồng/kg. “Với giá này, người nuôi trăn gần như không có lãi nên nhiều hộ đã dừng nuôi. Tôi cũng chỉ cầm chừng khoảng vài tháng nữa, nếu giá trăn không tăng tôi cũng sẽ treo chuồng”.
Nhờ chương trình hỗ trợ nhím giống của Hội Nông dân tỉnh, nhiều hộ nghèo tại phường Kim Dinh (TP. Bà Rịa) có thu nhập ổn định hơn.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Trưởng Hạt Kiểm lâm Châu Đức – Bà Rịa cho biết: Khoảng 3 năm trước, trên địa bàn huyện Châu Đức, phong trào nuôi động vật hoang dã phát triển mạnh với hàng trăm cơ sở, trại chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn 31 cơ sở, trại chăn nuôi động vật rừng với khoảng gần 3.500 cá thể.
Trên địa bàn toàn tỉnh, theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Trưởng Phòng Thanh tra – Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện có gần 150 trại nuôi động vật hoang dã với hơn 8 ngàn cá thế như cá sấu, nhím, trăn đất, rắn ráo… giảm khá nhiều so với 3 – 4 năm trước. Nguyên nhân là giá các loài động vật hoang dã như nhím, rắn, trăn… giảm mạnh do thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc (chiếm 60 – 70%) ngừng thu mua, thị trường trong nước lại khá bấp bênh.
Ông Bảo thông tin thêm, dù số lượng cơ sở, trang trại nuôi đã giảm nhiều, tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn giám sát, quản lý chặt chẽ nghề nuôi động vật hoang dã. Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm các huyện, thị, thành rà soát, cập nhập, theo dõi chặt chẽ tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn quản lý; thẩm định hồ sơ nguồn gốc, số lượng, chủng loại động vật hoang dã, tiêu chuẩn chuồng trại… để tránh các hành vi buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Theo Quang Vinh (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Làm giàu nhờ nuôi con "nhìn ghê" nhưng thu nhập phát mê
Không ít nông dân vùng đất thép Quảng Trị đã có thu nhập tốt nhờ nuôi con đặc sản như chồn hương, don, nhím hoặc trồng loại rau xà lách xoong...
Sáng 16.3, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH Hội NDVN) Nguyễn Hồng Lý đã đến đất thiêng Quảng Trị nắm tình hình nông dân, thăm hỏi, động viên hội viên phát triển kinh tế.
Nuôi con "nhìn ghê" thu nhập thì mê
Thăm mô hình nuôi con đặc sản nhím, chồn hương, don của ông Võ Văn Quang, hội viên thôn Nhất Hòa, xã Gio Hòa, Gio Linh trị giá hơn 500 triệu đồng, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý rất ấn tượng.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý (trái) nghe ông Võ Văn Quang, xã Gio Hòa, huyện Gio Linh (Quảng Trị) giới thiệu về nghề nuôi con don. Anh: Ngọc Vũ.
Ông Quang cho hay, sau nhiều năm lăn lội ở nhiều nơi trong Nam, năm 2001 ông trở về quê hương gây dựng nghề nuôi nhím. Với một ít vốn tự có, cộng thêm nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân cho vay, ông Quang dần mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện nay, gia trại của ông Quang luôn có khoảng 100 con nhím. Tuy gần đây giá bán nhím thịt có giảm nhiều nhưng vẫn còn được 1,6 triệu đồng/kg.
Nhận thấy chồn hương và con don được người tiêu dùng ưa chuộng, ông Quang mày mò đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm. Tích tiểu thành đại, nay ông Quang có khoảng 100 con don, 50 con chồn hương cho thu nhập trên 200 triệu/năm. Nhiều người đến thăm trang trại thổ lộ rằng, nhìn nhím, chồn hương, don thấy ghê ghê nhưng thu nhập từ việc nuôi chúng thì ai cũng phát mê.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý (thứ 2 bên trái) thăm khu nuôi con don tại trang trại của ông Võ Văn Quang, xã Gio Hòa, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh: Ngọc Vũ.
Nhận thấy mô hình của ông Quang phát triển tốt, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đề nghị chính quyền xã Gio Hòa xem xét hỗ trợ cho ông về mặt bằng; Hội ND tỉnh Quảng Trị giúp ông có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất. "Những nông dân giỏi như anh Quang đây cần được tập hợp thành các tổ liên kết sản xuất thì sẽ thuận lợi hơn trong tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ cũng như kinh doanh..."-Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý gợi ý.
Có thương hiệu mới cho thu nhập cao
Đến thăm các nông dân xã Gio An, huyện Gio Linh-nơi được xem là thủ phủ rau xà lách xoong của cả nước (còn gọi là rau liệt), Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý vui mừng trước sự phát triển nhanh của xã. Nhờ loài rau đặc sản này mà nông dân Gio An thoát nghèo bền vững, tạo nên tên tuổi của quê hương có giếng cổ với tuổi đời hàng ngàn năm.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý (thứ 2 bên phải) trao đổi với cán bộ xã Gio An, huyện Gio Linh về xây dựng thương hiệu rau đặc sản xà lách xoong của địa phương. Ảnh: Ngọc Vũ.
Với đặc tính rau xà lách xoong trồng dưới ruộng nước chảy, không sử dụng phân bón hay bất kỳ loại hóa chất nào, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cho rằng, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng thương hiệu thành địa chỉ nông sản sạch, giúp nông dân có thu nhập cao hơn. "Nông sản có thương hiệu uy tín thì thu nhập của nông dân mới nâng cao", Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý gợi ý.
Ông Nguyễn Đán-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Trị cho hay, trong những năm qua, Hội ND tỉnh Quảng Trị đã triển khai rất nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu. Hiện Quảng Trị có 21.855 hộ hội viên đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giỏi" các cấp.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 14/8: Giá tiêu xuất khẩu giảm hơn 30%, giá cà phê giảm nhẹ Khảo sát giá nông sản hôm nay 14/8, giá cà phê hôm nay giảm nhẹ 200 đồng/kg, đưa giá cà phê về giao dịch ở mức 34.500 -34.900đồng/kg. Giá tiêu sau nhiều ngày biến động, đã ổn định trở lại. Hiện được giao dịch ở mức trung bình 50.000 đồng/kg. Giá cà phê vẫn đang ở mức thấp Giá cà phê giảm 200...