Cám cảnh người Hà Nội bắt xe… công nông vượt nước lũ
Sau nhiều ngày mưa lũ, những con đường dẫn vào xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn ngập sâu. Để đi lại, một chiếc công nông được huy động chở người và hàng hóa từ trong ra ngoài, rồi từ ngoài lại vận chuyển người và phương tiện vào trong, mỗi chuyến chật ních người.
Kể từ trận mưa to hôm 20-21.7 đến nay, nhiều xã của huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị ngập sâu trong nước, đặc biệt là ở Nam Phương Tiến, Tân Tiến, thị trấn Xuân Mai khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, cuộc sống khó khăn đủ bề.
Ghi nhận của PV Dân Việt tại xã Nam Phương Tiến cho thấy, những con đường dẫn vào trung tâm xã vẫn bị nước ngập vây quanh tứ phía, nhiều nơi nước ngập lút mái nhà.
Nhiều trụ sở, nhà văn hóa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Được biết, ngày 26.7 nước bắt đầu rút nhưng sang ngày 27 khi thủy điện Hòa Bình xả lũ, nước lại dần dần dâng cao, nơi sâu nhất lên đến 3m.
Lãnh đạo xã Nam Phương Tiến cho biết, để duy trì liên lạc, đi lại giữa các nơi, một chiếc công nông được huy động chở người và hàng hóa từ bên ngoài vào bên trong trung tâm và các làng lân cận; hai chiếc cano cũng được Bộ Tư lệnh Thủ đô điều động đến hỗ trợ chính quyền cũng như người dân.
Tuy nhiên, công nông vẫn là phương tiện chủ yếu dùng để vận chuyển người dân đi lại. Bình thường, để vào được trung tâm xã (thôn Nam Hài) người dân sẽ phải gửi xe ở thôn Phương Hạnh, xã Tân Tiến (Chương Mỹ) rồi bắt công nông để di chuyển vào trong.
Chiếc công nông này dường như không ngừng nghỉ, mỗi chuyến xe không chỉ có người dân địa phương mà còn có những người dân ở nơi khác đến tặng quà, thăm người thân với những đồ đạc, thức ăn như gạo, sữa, mì tôm, thuốc… được người dân mua từ bên ngoài vận chuyển vào bên trong.
Có những chuyến xe chở chật ních, người dân phải leo lên cả nóc xe, phía dưới vẫn rất nhiều người mong muốn được lên xe.
Video đang HOT
Nhiều người cố gắng lên xe để kịp ra ngoài về nhà.
Xe cứ đi được một đoạn lại có một tốp người đứng vẫy tay xin lên.
Một em nhỏ cố gắng được kéo lên xe mặc dù trên xe đã quá tải.
Một cô gái xin được lên xe nhưng do quá đầy, không còn “nhét” thêm nên phải đợi chuyến sau.
Quãng đường di chuyển khoảng 1km, sau mỗi chuyến xe “cập bến” lại có người dân lên đầy xe.
Ngoài di chuyển bằng công nông, để đi lại giữa các thôn, ngõ hay về nhà, nhiều người dân phải dùng đến thuyền, bè.
Thậm chí, người dân còn dùng săm xe ô tô để làm thuyền di chuyển khi nước ngập khắp các ngõ
Ngoài ra, những chiếc áo phao, ủng cao su cũng được người dân sử dụng để lội qua những đoạn ngập. “Sau một tuần ngập, nước bắt đầu rút nên chúng tôi có thể ra bên ngoài mua thức ăn về dự trữ. Tuy nhiên từ ngày 27.7, Thủy điện Hòa Bình xả lũ, nước lại bắt đầu dâng cao dần khiến người dân chúng tôi vô cùng lo lắng. Hiện, mọi sinh hoạt hàng ngày như việc tắm rửa, nấu nướng… đều phải đi lên những nhà không bị ngập nhờ, sau đó lại lội nước về nhà” – bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Nam Hài) than thở.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo xã Nam Phương Tiến cho biết, nước đã ngập toàn bộ khu vực thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, Nam Hài và một phần thôn Hạnh Côn. 557 hộ bị ngập phải sơ tán (2.840 nhân khẩu). Ngoài ra, hàng trăm hecta hoa màu, lúa bị ảnh hưởng. Sơ bộ, hơn 4.500 gia súc như gà, vịt bị chết do mưa, ngập. Lãnh đạo xã cũng cho biết, dự kiến tình hình ngập lụt còn diễn biến phức tạp, nhân dân phải sống chung với ngập trong thời gian tới.
“Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền thành phố và huyện tiếp tục quan tâm, hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân như nước uống, muối, mỳ tôm, nến thắp sáng, thuốc phòng chữa bệnh” – vị này cho biết.
Theo Danviet
'Phòng thủ' từ xa trước hiểm họa thủy điện trên dòng Mekong
Từ vụ vỡ đập bên Lào, Việt Nam nên tìm hiểu nhiều hơn về những đập thủy điện trên dòng nhánh Mekong để có phương án ứng phó với những kịch bản xấu nhất...
"Sự cố vỡ đập ở Lào xảy ra trên dòng nhánh Mekong, lại xảy ra ở đập phụ, đó là điều khá bất ngờ. Điều đó cho thấy những sự cố từ các đập thủy điện rất khó lường. Nếu không có phương án ứng phó ngay bây giờ thì hậu quả sẽ rất lớn". ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia về quản lý lưu vực sông, bày tỏ khi đề cập đến những ảnh hưởng từ hệ thống thủy điện trên Mekong.
Vỡ cứ vỡ, xây cứ xây
Theo ông Quảng, đối với những thủy điện lớn trên dòng chính Mekong thì những đập thủy điện ở Trung Quốc có mức độ ảnh hưởng rất lớn, nếu đập bị sự cố rất dễ xảy ra tình trạng domino (tác động dây chuyền). Tất nhiên, các nước gần Trung Quốc như Thái Lan, Lào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn Việt Nam.
"Đối với Việt Nam, các đập thủy điện ở Lào, Campuchia mới là mối lo lớn hơn và gần hơn. Do đó, từ vụ vỡ đập bên Lào, chúng ta cần phải đánh giá đầy đủ về những rủi ro có thể xảy ra để có phương án ứng phó với những kịch bản xấu nhất như thiên tai, động đất". ông Quảng nói và cho rằng sau sự cố vỡ đập bên Lào, phía Việt Nam nên tìm hiểu nhiều hơn về những đập thủy điện trên dòng nhánh Mekong vì những thủy điện này cũng có khả năng gây thiệt hại lớn.
TS Dương Văn Ni, ĐH Cần Thơ, người có nhiều năm nghiên cứu về ảnh hưởng của đập thủy điện trên Mekong đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng bày tỏ lo ngại: "Lào và Campuchia đang xây dựng và dự kiến xây dựng nhiều đập thủy điện trên cả dòng chính và dòng nhánh Mekong, trong đó có những thủy điện xây hồ chứa rất lớn. Do những thủy điện này nằm ở hạ lưu Mekong không có độ dốc cao nên những hồ chứa được xây bờ cao để tích nước. Vì thế mức độ rủi ro cũng tăng lên, nếu xảy ra sự cố thì mức độ gây thiệt hại cũng rất cao".
Theo TS Dương Văn Ni, trên dòng Mekong khu vực thuộc Trung Quốc đến Lào có địa chất rất phức tạp, dễ xảy ra tình trạng đứt gãy nên việc xây dựng quá nhiều hồ tích nước với khối lượng lớn ở khu vực này thật sự rất đáng lo ngại. Vì thế các nước trong lưu vực cần phải cam kết thực hiện chương trình an toàn đập và giám sát chặt chẽ về vấn đề này.
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 467 thủy điện, trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng. Riêng trên dòng chính Mekong, Trung Quốc,Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện. Trong đó, Trung Quốc đã xây tám đập ở thượng nguồn; Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Ảnh: internationalrivers.org
Cần tiếng nói kịp thời
TS Ni nhớ lại: "Nhiều năm trước, khi Lào dự tính xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính Mekong, tôi và nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu những tác hại đến ĐBSCL và kiến nghị các cấp lãnh đạo từ địa phương đến trung ương về nhiều vấn đề liên quan. Lúc đó, chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam làm việc với chính phủ Lào và đề nghị nước bạn nên dời thời gian xây đập thủy điện lại khoảng 10 năm để đánh giá thật đầy đủ về những tác động khi xây dựng đập thủy điện. Rất tiếc là đập thủy điện này vẫn triển khai xây dựng...".
"Trái tim sống"
Lưu vực Mekong là một thực thể sống, hồ Tonle Sap (Campuchia) là trái tim và các dòng sông là mạch máu. Nó không cần trái tim phải lớn hơn mà cần một trái tim biết đập. Nó không cần thêm máu mà cần dòng máu chảy. Do đó, bất kỳ sự phát triển nào ở lưu vực Mekong đều nên quan tâm tới sự thay đổi nguồn nước và những tác động đến môi trường sinh thái...
TSDƯƠNG VĂN NI , ĐH Cần Thơ
Ông Ni chia sẻ thêm: "Khi kiến nghị về việc dừng xây đập Xayaburi, trong thâm tâm tôi cũng mong muốn rằng trong khoảng thời gian dừng xây đập Xayaburi sẽ có những công nghệ mới về sản xuất năng lượng hiện đại hơn, tốt hơn cho môi trường chứ không nhất thiết là phải làm thủy điện...".
Theo TS Ni, hiện nay Campuchia đang triển khai dự án xây đập Sambor trên dòng chính Mekong. Đây là đập thủy điện lớn gần ĐBSCL nhất. Do đó, những ảnh hưởng từ đập thủy điện này trong tương lai là rất đáng lo ngại. Ông đề xuất: "Theo tôi, từ vụ vỡ đập bên Lào, chúng ta nên tổ chức một hội thảo khoa học đủ tầm để đánh giá đầy đủ những rủi ro về những ảnh hưởng của hệ thống thủy điện trên dòng Mekong đến vùng ĐBSCL. Từ đó đề xuất Chính phủ có những tiếng nói kịp thời với các quốc gia trong lưu vực sông Mekong. Vụ vỡ đập bên Lào cho thấy những điều chúng ta lo ngại trước đây đã xảy ra chứ không còn là điều gì đó xa vời nữa".
Các nước cùng chia sẻ trách nhiệm
Theo ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia về quản lý lưu vực sông, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam nên tiếp tục thu thập thông tin qua các nguồn khác nhau để có thể phân tích các tác động của việc khai thác tài nguyên nước Mekong và kiến nghị với các cơ quan hữu quan có các giải pháp kịp thời. "Chính phủ Việt Nam nên có những hành động phù hợp để các bên liên quan trong câu chuyện hợp tác Mekong một mặt cần nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết sẵn có, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các giải pháp thay thế, bao gồm cả việc thiết lập các cơ chế chia sẻ quyền lợi, chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề tài nguyên nước Mekong" - ông Quảng bày tỏ thêm.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ, ngoại thành Hà Nội bắt đầu ngập
Sáng 29-7, tỉnh lộ 421B đoạn qua xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội bị ngập 0,2-0,5 m khiến xe máy và ngay cả ô tô cũng khó lưu thông. Nhiều ô tô chết máy khi cố chạy qua đoạn ngập sâu.
Người dân xã Cấn Hữu cho biết nguyên nhân ngập do nước sông Bùi dâng cao chứ tại địa phương nhiều ngày qua không có mưa lớn. Trong khi đó, lãnh đạo xã Cấn Hữu xác nhận tình trạng ngập bắt đầu từ chiều 28-7. Nguyên nhân do nước sông Bùi dâng lên khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ.
Trước đó, do tình hình mưa lũ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc diễn biến phức tạp, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã ra lệnh Công ty Thủy điện Hòa Bình mở thêm một cửa xả đáy từ 9 giờ sáng 27-7 (ảnh). Đồng thời, phát liên tục tất cả tám tổ máy phát điện. Tùy theo diễn biến của mưa lũ thượng nguồn, Công ty Thủy điện Hòa Bình có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy.
NB
TRUNG THANH
Theo PLO
Mưa lớn làm phát sinh 14 sự cố đê điều, thủy lợi Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cho biết, tính đến ngày 29-7, mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây ra 14 sự cố đê điều, công trình thủy lợi trên các tuyến đê sông: Hồng, Tích, Bùi, Nhuệ, Đáy thuộc địa phận các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch...