Cám cảnh nàng công sở làm content lương 3 triệu/tháng còn bị sếp hằn học bắt phụ trách thêm mảng chụp ảnh, thiết kế, quay phim
Nếu chỉ đơn thuần là để kiếm tiền, đừng ngần ngại tìm đến những công việc lương cao, xứng đáng với công sức và năng lực.
Lương thưởng và chế độ phúc lợi không tương xứng với khối lượng công việc luôn là vấn đề khiến chị em công sở đau đầu. Đứng trước trường hợp này, dân công sở có nhiều lựa chọn; tuy nhiên, có hai hướng xử lý thường thấy nhất đó chính là trao đổi trực tiếp với sếp để đòi tăng lương hoặc cập nhật CV để tìm một công việc khác có mức lương cao hơn.
Cũng nằm trong chuỗi câu chuyện cảm thấy bản thân bị bóc lột khi phải làm quá nhiều nhưng nhận lương bọt bèo, vừa mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo dân văn phòng theo dõi trên mạng xã hội, một cô nàng đã có dịp chia sẻ những khó khăn của bản thân ở thời điểm hiện tại. Cụ thể, cô tâm sự:
“Em chào mọi người ạ. Em biết mọi người sẽ khuyên em nghỉ nhưng em vẫn muốn tâm sự, thật lòng em ngại đổi chỗ quá. Hiện em đang đi học các buổi sáng nên em chỉ làm được part-time thôi. Em apply vào vị trí content, theo mô tả công việc là viết bài up lên fanpage và up lên web. Em nhận mức lương 3 triệu cho vị trí part-time.
Chắc mọi người cũng hiểu hình ảnh, thiết kế và content luôn đi kèm cùng nhau. Ban đầu, em nhận làm sương sương các công việc đó vì chưa tuyển được. Dần dần về sau, chỗ làm em không định tuyển thêm và tất nhiên em phải làm cả quay phim, chụp ảnh, thiết kế, content, chưa kể các việc lặt vặt như lên kế hoạch cho sự kiện, đi mua và thuê các đồ linh tinh cho sự kiện. Lương em vẫn 3 triệu/tháng, không có thêm thưởng hay phát sinh gì cả, chưa kể bị trừ tiền linh tinh. Thậm chí cuối tuần hay về nhà vẫn phải làm thêm để kịp tiến độ.
Sau mỗi lần thiết kế bị duyệt lên duyệt xuống, cộng với sếp em lại thích nhồi thật nhiều chữ vào thiết kế, em tìm mọi cách để nói như vậy không ổn, sếp luôn nói câu: “Ổn hay không là do tài năng người thiết kế, chữ khó nhìn hay không là do tài năng người thiết kế”. Còn quay phim chụp ảnh thì em luôn bị chê làm xấu mặc dù em đã cố gắng lắm rồi. Sếp em lại nói: “Làm nhiều sẽ đẹp lên”.
Em có đòi tăng lương nhưng sếp bảo em làm việc không tập trung. Thật sự em không tập trung nổi, đang làm việc thì phòng có khách, em phải dậy lấy ghế cho khách, rót nước mời, xong mang giấy tờ lên phòng… Mà công việc sáng tạo như content hay thiết kế phải thật tập trung, “đứt” một cái là mất mẹ nó cảm hứng luôn. Mà tính em hay quên nữa, bị dồn nhiều việc quá, đôi khi em còn không biết làm gì trước.
Video đang HOT
Mọi người cho em lời khuyên xem em nên đòi mức lương bao nhiêu là hợp lý”.
Ngay sau khi vừa được đăng tải, câu chuyện của cô nàng nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều bình luận bày tỏ sự đồng cảm cũng như đưa ra đường hướng giải quyết cũng đã được để lại bên dưới phần bình luận:
“Mình nghĩ bạn đang còn trong giai đoạn đi học, nên việc làm thêm này rất có lợi cho bạn để học hỏi mọi thứ. Bạn làm càng nhiều đồng nghĩa với việc bạn có thể học hỏi nhiều thứ, bên cạnh chuyên môn content. Nếu hiện tại bạn làm vì tiền thì thật sự hãy nghỉ việc ngay, còn nếu muốn làm vì mong được học hỏi thì nên tiếp tục”.
“Mình vote một phiếu cho câu chuyện nghỉ ngay và liền vì qua những gì bạn viết, mình cảm thấy công ty không có sự tôn trọng cũng như trân quý công sức mà bạn bỏ ra. Nó không dừng lại ở câu chuyện lương 3 triệu bạc một tháng. Nó là vấn đề nuôi dưỡng con người. Bạn mà ở lại thì bạn thật sự xứng đáng cho vị trí nhân viên trung thành của năm”.
“Không việc gì phải chịu đựng một công ty như thế hết em. Nếu những kỹ năng em đề cập là có nền tảng và em nhắm bản thân có thể làm được và ngày càng hoàn thiện hơn nữa, đừng ngại tìm việc mới hoặc nhắn tin cho chị để trao đổi thêm”.
Tuỳ theo mục tiêu đặc ra ở thời điểm bắt đầu mà chúng ta sẽ có hướng xử lý khác nhau nếu cảm thấy bản thân đang không được trả công một cách xứng đáng. Nếu chỉ đơn thuần là để kiếm tiền, đừng ngần ngại tìm đến những công việc lương cao, xứng đáng với công sức và năng lực. Tuy nhiên, nếu muốn cọ xát và học hỏi, đừng quá quan trọng câu chuyện tiền bạc bởi thực hành chính là phương pháp học hỏi nhanh và hiệu quả nhất.
Theo Trí Thức Trẻ
Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở?
Đối với dân công sở mà nói, năng lực là thứ cần thời gian để chứng mình chứ không chỉ một vài ba câu trong quá trình phỏng vấn mà chứng minh được.
Đối với dân công sở, nhảy việc là chuyện quá đỗi bình thường, miễn tần suất nằm trong giới hạn chấp nhận được. Mỗi lần nhảy việc, người ta có xu hướng tìm những công việc có lương cũng như vị trí ngang bằng với công việc cũ hoặc thậm chí là cao hơn. Khá ít người chịu làm công việc với chế độ phúc lợi cũng như vị trí thấp hơn ở công ty cũ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng lý tưởng như chúng ta muốn. Có không ít tình huống, khi chuyển sang công ty mới, ứng viên phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng trên mạng xã hội, một cô nàng đã có dịp chia sẻ câu chuyện bị "giáng cấp" khi nhảy việc của bản thân mình. Cụ thể, cô viết:
"Quản lý cấp trung xuống làm nhân viên có nên không?
Mình làm PR - Marketing, đã được 7 năm, cũng nhảy việc qua 4-5 công ty, trong đó có 2 công ty gọi là nền tảng để đưa mình từ 1 fresher lên cấp senior và từ senior lên manager. Mỗi công ty mình làm được 2 năm. Do có một vài lý do về chế độ nên mình chuyển sang công ty khác.
Công ty mới (mình mới chuyển sang sau Tết âm lịch) là về lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng khoán. Mình chưa có chút kinh nghiệm nào về ngành này; vì thế, dù tuyển dụng là vị trí leader nhưng khi phỏng vấn, sếp có đề xuất mình bắt đầu ở vị trí chuyên viên trước. Sau 6 tháng sẽ chuyển lên leader khi đã có kết quả công việc.
Mình rất tự tin đáp ứng vì các công ty trước của mình cũng là những ngành nghề khác nhau, có ngành cực kỳ đặc thù như kỹ thuật nhưng mình vẫn nắm bắt được rất nhanh, chỉ mất 1 - 2 tuần đầu để tìm hiểu là có được kế hoạch mới với nhiều đột phá.
Nhưng sang đây gần 1 tháng rồi mà mình vẫn cực kỳ khớp, cảm giác chưa hiểu gì về ngành tài chính này cả, insight của nhà đầu tư, USP cho sản phẩm của công ty vẫn không định hình được để xây dựng tổng thể.
Hơn nữa trong nhóm mình phụ trách lại có 1 bạn chuyên viên đã làm được 2 năm, chuyên môn cũng khá cứng và các hoạt động chính bạn ấy đang nắm, mình không can thiệp vào được. Mình đang không tìm thấy cách để tạo nên kết quả chứng minh năng lực.
Thời gian 6 tháng chưa thấy đường hướng khả quan gì cả. Mình không biết có nên tiếp tục hay không? Đang mùa tuyển dụng nên các công ty và headhunt bắt đầu gọi liên tục. Thực sự băn khoăn quá!".
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện của nàng công sở nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như bình luận bày tỏ quan điểm cá nhân về trường hợp này cũng đã được để lại bên dưới:
"Về phần mình thì mình không câu nệ những câu chuyện liên quan đến chức vụ hay vị trí. Ưu tiên của mình là công việc tốt, đúng chuyên môn, văn hóa công ty năng động, cởi mở, chế độ phúc lợi đầy đủ".
"Mình cũng đang là leader bị chuyển xuống làm nhân viên khi chuyển việc đây. Mình cảm thấy vấn đề này vẫn bình thường. Mình giỏi mảng này nhưng chưa chắc giỏi mảng kia nên cần học hỏi thêm. Còn thực sự bạn có năng lực thì ở đâu rồi cũng sẽ toả sáng".
"Có sao đâu bạn ơi. Thật tình là cái title ai muốn cho bao nhiêu thì cho à. Quan trọng năng lực của bạn đến đâu, bạn làm được những công việc gì và lương phạm các thứ ra sao thôi".
Năng lực là thứ cần những hành động thực tiễn để có thể chứng minh chứ không đơn thuần một vài ba câu trong quá trình phỏng vấn hoặc một hai tuần làm việc đầu tiên là có thể chứng minh được.
Do đó, nếu muốn ngồi đúng vị trí mình muốn, trước tiên hãy chứng minh bản thân đủ năng lực để có thể đảm đương công việc của vị trí đó trước. Chẳng công ty nào tiếc vị trí cũng như tiền bạc đối với người có tài và tạo ra giá trị cả. Vì lẽ đó, cứ hết mình để chứng minh, chị em nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Làm hết quý mà công ty chỉ trả 1/3 lương tháng 1, nàng công sở đăng đàn cầu cứu dân mạng Không rõ ràng tiền lương hoặc nợ lương kéo dài là dấu hiệu công ty đang trên bờ vực của sự phá sản. Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên câu hỏi " mục đích làm việc của anh/chị là gì?", rất nhiều câu trả lời được đưa ra như học hỏi, chứng minh năng...