‘Cám cảnh’ mâm cơm cuối tháng của sinh viên
Những ngày trước khi nhận sự ‘ trợ cấp’ mới thường là cực hình với sinh viên và các thanh niên độc thân.
Hết tiền là ‘ám ảnh’ chung của nhiều người khi cuối tháng.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Cố nhé, tháng sau có tiền mua bánh thật tặng lại cho.
Lúc hết tiền món gì cũng muốn ăn.
Khi khách đến nhà không mì thì chuối.
Video đang HOT
Bữa ăn thường gặp khi cuối tháng.
Ăn gì thì lên mạng tìm nhé.
Cơm nhiều chứ cá chẳng mấy con.
Cơm gà chính hiệu.
Bữa ăn đủ món.
Đã đói mà còn phải ăn xoài.
Ăn món nào trước đây nhỉ?
Mì xào bò.
Xem ra cũng ‘oách’ nhất rồi đấy.
Theo Vnexpress
Bạn sẽ không thể ngờ có những người đang chết chỉ vì... selfie
Tưởng như vô hại, nhưng chính những bức hình selfie lung linh đôi khi có thể giết chết con người ta. Tại sao vậy?
Chụp ảnh tự sướng (selfie) đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ. Bất cứ nơi nào, chúng ta đều rất dễ dàng chụp hình tự sướng. Cho dù đang có một buổi hẹn hò, gặp mặt với đám bạn, chúng ta sẽ hốt lên rằng: "Nào selfie cái coi...!".
Và rồi, selfie trở thành một chứng bệnh mang tên "nghiện selfie" từ lúc nào không hay. Và thậm chí, nó còn gây ra hàng loạt cái chết thương tâm trên toàn thế giới.
Bạn không tin ư?
Mới đây, một tạp chí khoa học tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thống kê về số người chết liên quan đến chụp hình tự sướng. Theo đó, trong giai đoạn 12/2013 - 1/2017, thế giới đã chứng kiến hơn 100 người chết khi đang chụp tự sướng.
Tác giả chính cuộc khảo sát, bác sĩ Mehmet Dokur còn phát hiện ra những trường hợp tử vong liên quan đến selfie mà ít người biết đến.
"Chúng tôi nhận thấy rằng, các nạn nhân chết vì chụp hình tự sướng đa phần là sinh viên. Các quốc gia có nhiều vụ tử vong nhất là Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nga" - Mehmet Dokur chia sẻ.
Thế nguyên nhân nào lại gây ra hàng loạt cái chết thương tâm đến vậy?
Không có cái chết do bị đâm bởi chiếc gậy tự sướng cả. Thay vào đó, selfie dường như chỉ đóng vai trò như một chất xúc tác.
Bạn sẽ cần phải nhìn kỹ hơn vào các thống kê để hiểu rõ về câu chuyện này. Trong số hàng trăm người chết vì selfie như báo cáo của tạp chí Thổ Nhĩ Kỳ, 57 trường hợp chết đuối khi đang... cố gắng tự sướng, 27 người chết khi trượt chân, ngã từ trên cao, 18 người chụp ảnh tự sướng bị xe lửa nghiền nát.
Một pha selfie hết sức liều mạng (ảnh minh họa)
Vào năm 2016, trong khi cố gắng chụp hình tự sướng với động vật hoang dã, một du khách Trung Quốc đã bị con hải mã kéo xuống hồ nước. Thậm chí, một người Nga đã bị phát nổ chỉ vì cố gắng chụp ảnh với một quả lựu đạn.
Ngoài ra, kết quả thống kê còn cho thấy hàng loạt cái chết liên quan đến selfie, bao gồm bị điện giật, va chạm với xe tải, va chạm xe máy và bị bỏng nước nóng,...
Điều đó có nghĩa selfie không có lỗi, mà lỗi là do người chụp. Giáo sư tâm lý Catherine Franssen từ ĐH LongWood (Hoa Kỳ) nhận định rằng, nhiều người có lẽ sống chỉ là được công nhận trên một diễn đàn ảo nào đó. Vì thế, họ tự đẩy bản thân vào tình huống nguy hiểm để có một bức ảnh đáng nhớ.
Cô gái người Nga với bức ảnh selfie để đời. Hy vọng cô không sao
Ngoài ra, chính môi trường, hoàn cảnh bạn chụp hình cũng sẽ là nguyên nhân khiến "Tử thần gõ cửa". Những pha mạo hiểm lấy hình tại vách núi, sở thú, đường ray xe lửa, nhà cao tầng... sẽ khiến bạn phải chịu rủi ro rất cao.
Trước tác hại ghê gớm liên quan đến ảnh selfie, chính phủ Nga đã tạo ra một chiến dịch minh họa các kiểu tự sướng "điên rồ" như chụp trên vách đá, đỉnh núi hoặc gần động vật hoang dã để ngăn chặn những trường hợp tử vong đáng tiếc.
Ai cũng muốn seflie để lưu lại những khoảnh khắc vui vẻ trong cuộc sống nhưng đừng để bức hình selfie là tấm hình cuối cùng của mình!
Tham khảo: CNN
Theo Helino
Những câu nói bá đạo của các giảng viên đại học Khi nhắc về giảng viên Đại học chắc hẳn bạn đang nghĩ đến những con người xuất sắc nổi bật, kiến thức uyên thâm và luôn nghiêm túc trên giảng đường với hàng trăm sinh viên. Thế nhưng sau khi xem những câu nói bất hủ sau đây thì có lẽ bạn sẽ dẹp bỏ hoàn toàn những suy nghĩ ấy đấy. Giảng...