Cám cảnh học sinh vùng cao ở lán, bắt chuột ăn qua ngày giá rét
Đường xa không về nhà thường xuyên được nên mọi sinh hoạt ăn uống các em đều tự lo.
Để chống lại cái lạnh 2-3 độ C, Mùa A Sếnh (áo xanh) và các bạn phải đốt lửa để sưởi ấm
Có lúc hết măng ớt các em phải bẫy chuột làm đồ ăn, nhưng may mắn cả tuần cũng chỉ bắt được 2 con…
Đó là những khó khăn mà những học sinh bán trú bậc tiểu học và trung học cơ sở của Trường phổ thông cơ sở (PTCS) Háng Đồng đang phải trải qua trong những ngày giá rét.
Trường PTCS Háng Đồng nằm trên đại bàn xã Háng Đồng ( huyện Bắc Yên, Tỉnh Sơn La). Do nằm ở độ cao 1.800m so với mặt nước biển nên nhiệt độ ở Háng Đồng thời điểm hiện tại trung bình khoảng 4-5 độ C, có thời điểm xuống chỉ còn 2-3 độ C, thậm chí vào lúc chiều và tối khi sương lạnh bắt đầu xuống nhiệt độ còn thấp hơn nữa.
Những học sinh dân tộc Mông của trường PTCS Háng Đồng đang phải sống trong những căn lán tạm bợ như thế này.
Video đang HOT
Thời tiết khắc nghiệt như vậy nhưng 110 học sinh bán trú bậc tiểu học và trung học cơ sở của Trường PTCS Háng Đồng lại đang phải sống trong hơn 20 căn lán tạm bợ dựng bên bìa rừng cạnh trường.
Những căn lán được ghép bằng những tấm gỗ đơn sơ với mái nhà được căng bạt, nẹp chặt hai bên để tránh gió lốc, có nhiều căn lán không có cửa. Điều kiện sinh hoạt của các em ở đây vô cùng khó khăn.
Vào những ngày giá rét, ngoài chiếc chiếu được trải xuống sàn nhà hoặc một tấm gỗ lớn làm giường, các em chỉ có một tấm chăn mỏng để chống chọi lại cái lạnh 2-3 độ C mỗi đêm về.
Em Mùa A Sếnh – học sinh lớp 5 Trường PTCS Háng Đồng cho biết: Có những ngày rét đậm hoặc mưa nước dột xuống ướt hết sàn nhà không thể ngủ được. Để chống rét, em và các bạn phải chạy xuống bếp quây quần đốt lửa sưởi ấm qua đêm.
Bên cạnh đó, việc học tập của các em cũng hết sức thiếu thốn, không có bàn, nhiều em lấy ghế nhựa hoặc ngồi ngay trên sàn nhà để đọc sách và làm bài tập.
Theo ghi nhận của của PV, Trường PTCS Háng Đồng hiện nay có 520 học sinh dân tộc thiểu số đang theo học và 100% các em là người dân tộc Mông.
Trong đó, có 110 học sinh đang theo học theo dạng bán trú. Những em này đều có nhà cách trường từ 10-20km. Đường đi rất khó khăn nên phải 2-3 tuần, thậm chí 1 tháng các em mới về nhà 1 lần. Trong mỗi lần về nhà các em phải mang gạo và thức ăn đi dự trữ.
Do không thể về nhà thường xuyên nên mọi sinh hoạt, ăn uống các em đều phải tự lo. Bữa ăn của các em chủ yếu chỉ có cơm và canh măng ớt.
Có những khi hết măng ớt thì các em dùng bẫy bắt chuột để làm đồ ăn cho mình. Tuy nhiên, theo em Mùa A Tủa – học sinh lớp 5 Trường PTCS Háng Đồng thì nếu may mắn mỗi tuần các em cũng chỉ bắt được một đến 2 con chuột.
Những chiếc bẫy chuột được Mùa A Tủa và các bạn dùng để bắt chuột làm thức ăn. (Ảnh chụp từ clip VTV)
Ông Đỗ Văn Tâm, Hiệu trưởng Trường PTCS Háng Đồng cho biết: Mỗi em học sinh theo học tại nhà trường đều nhận được số tiền hỗ trợ khoảng 500.000 đồng/tháng, nhưng số tiền đó không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Chứng kiến cảnh sinh hoạt khó khăn của các em, nhiều thầy cô trong nhà trường vẫn thường xuyên tới để hỗ trợ và động viên.
Cũng theo ông Tâm, Trường PTCS Háng Đồng được thành lập trước đó khá lâu nhưng chỉ 5-6 năm trở lại đây mới có đông con em đồng bào dân tộc Mông đến học.
Dù là trường bán trú nhưng nhà trường vẫn chưa được xây dựng nhà bán trú kiên cố cho các em. Những căn lán cạnh trường là do phụ huynh học sinh mang gỗ đến dựng để các em có chỗ sinh hoạt khi không về nhà được.
“Đến nay vẫn chưa thấy kế hoạch xây dựng nhà bán trú cho các em. Với lứa tuổi của các em mà phải tự lo như thế này thì quá vất vả”, Hiệu trưởng Trường PTCS Háng Đồng tâm sự.
Theo xahoi
Trâu bò kiệt sức vì giá rét
Theo dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán, nền nhiệt độ luôn ở mức thấp. Tại các tỉnh miền núi, trâu bò đã bắt đầu chết vì kiệt sức, nhiều nơi phải di chuyển đàn gia súc xuống vùng thấp để tránh băng giá.
Người dân vùng cao đưa trâu bò đi tránh rét
Nếu không cẩn thận, coi như mất trắng
Kể từ đầu đợt rét tới nay, cả nước đã có gần 1.200 con trâu, bò bị chết rét. Trong đó, tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương có số gia súc chết do đói, rét nhiều nhất. Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Bằng ông Hoàng Thái cho biết, đợt rét đậm, rét hại đang diễn ra đã làm chết 85 con trâu, chủ yếu là nghé con có sức đề kháng thấp. Dù tỉnh đã cử các đoàn công tác bám sát các địa phương chỉ đạo chống rét cho đàn gia súc, đồng thời hỗ trợ thức ăn, thuốc phòng ngừa từ trước đó. Tuy nhiên, do hơn 10 ngày qua, nhiệt độ tại một số huyện vùng cao luôn ở mức dưới 10 độ C, nên nghé không còn sức để chịu rét. Ông Thái nhận định, với tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến xấu và rét đậm, rét hại kéo dài thêm nhiều ngày nữa thì nguy cơ sẽ có thêm nhiều gia súc chết. Tỉnh Yên Bái cũng có trên 50 con trâu, bò chết do thời tiết giá rét.
Theo ông Mã Bế Dương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc tại các xã. Bên cạnh đó, yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, hộ chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, che chắn chuồng đảm bảo đủ ấm, dự trữ thức ăn khô cho đàn gia súc. Đặc biệt, không sử dụng trâu bò cày kéo trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Chị Hoàng Thị Tình, xóm Cô Bây, xã Phong Châu (Trùng Khánh) chia sẻ: Mỗi con trâu, bò trị giá hơn 10 triệu đồng, nếu không chăm sóc cẩn thận thì coi như mất trắng. Gia đình tôi luôn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu bằng cỏ khô, rơm rạ, cho trâu ăn thêm thức ăn tinh bột để tăng sức đề kháng.
Hạ bạt, trú rét
Còn tại tỉnh Lào Cai, ngay từ khi bắt đầu đợt rét đậm, rét hại, UBND tỉnh đã có công điện chỉ đạo các huyện, TP trên địa bàn, yêu cầu chống rét cho gia súc. Đặc biệt, tỉnh này thông báo, địa phương nào để gia súc chết rét nhiều vì nguyên nhân chủ quan, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch tỉnh. Hơn nữa, tỉnh cũng khẳng định, sẽ không hỗ trợ cho trâu bò bị chết rét như những năm trước. Có lẽ vì thông báo khá "rắn" này, mà ngay từ đầu mùa rét, một số huyện vùng cao người dân đã phải đưa trâu bò đi tránh rét. Những ngày này, người dân ở khắp các bản, xã của Sa Pa đang khẩn trương lùa đàn gia súc xuống vùng thấp tránh rét để nỗ lực giữ lấy "cơ nghiệp".
Đối với người dân vùng cao Sa Pa, máy cày vẫn chưa thể thay thế con trâu bởi đặc thù sản xuất trên những tràn ruộng bậc thang, nương đồi. Con trâu vẫn luôn là "đầu cơ nghiệp", là tài sản lớn nhất trong gia đình. Giá lạnh từng gây tổn thất hàng nghìn con trâu trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây. Không có trâu cày sẽ ảnh hưởng tới sinh nhai của mỗi gia đình, nghèo và đói trở lại đeo bám. Vì vậy, để bảo vệ tài sản, việc cho trâu, bò đi tránh rét đã trở thành một thói quen trong cộng đồng người dân vùng cao Sa Pa. Có những đợt rét kéo dài qua cả dịp Tết Nguyên đán, người dân vùng cao Sa Pa phải ăn Tết tại nơi tránh trú.
Chọn những bãi đất bằng phẳng, dưới những tán cây chắn gió, gần nơi có khe nước, người dân dựng lán trại và lấy tre, vầu, quây khu nuôi nhốt trâu, bò. Nơi ở của người chăn trâu thật đơn sơ, chỉ là lều bạt căng tạm, dưới đất lót áo mưa và tấm chăn cũ kĩ. Ban đêm họ căng bạt lên ngủ, ban ngày hạ bạt xuống che chăn, gối khỏi sương, mưa. Ông Châu A Dũng (xã Trung Chải, Sa Pa) cho biết: Có những đêm mưa to, nước xối xả làm ướt hết chăn, họ lại thức trắng đêm, co ro vì lạnh. Còn anh Cho A Chu (xã Trung Chải) kể trong nỗi buồn: Năm 2011, anh lùa trâu từ Cốc San (Bát Xát) về nhà ăn Tết, được vài hôm thì rét đậm, anh Chu đi vắng, đám trẻ đưa trâu lên đồi nhà, rét, chết mất cả 4 con trâu. Năm ấy mất mùa nên dân bản khổ sở, giờ 2 con trâu này là tài sản quý nhất của gia đình anh Chu. Năm nay nếu Tết còn lạnh, anh Chu sẽ ở lại cùng với mọi người đón Tết tại Cốc San mà không về nhà nữa.
Miền Bắc tiếp tục rét hại, rét đậm trên diện rộng, nhiều khả năng trong các ngày từ 10 đến 12-1 tại các vùng núi cao sẽ có băng tuyết. Dự báo, khoảng ngày 17-1, các tỉnh miền Bắc sẽ hứng chịu thêm một đợt không khí lạnh tăng cường nên trời tiếp tục rét buốt. Đợt rét này sẽ kéo dài đến đầu tháng 2, giáp Tết Nguyên đán, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân khắp các tỉnh miền Bắc.
Theo ANTD
Vạ vật ở hành lang bệnh viện giữa đêm lạnh Nằm chật hành lang vì thiếu phòng, vạ vật với tấm chăn mỏng dưới gốc cây, sung túc hơn thì được ngủ 2 người một giường..., bệnh nhân và người nhà tại một số bệnh viện ở Hà Nội đang trải qua những đêm đông vất vả. Hành lang tại Viện tim mạch Hà Nội. Bệnh nhân và người nhà trải chiếu, đắp...