Cám cảnh cuộc hôn nhân, mỗi sáng ngửa tay chờ chồng phát cho 70 nghìn đi chợ
Cưới nhau được đúng 1 tuần, chồng tôi lên kế hoạch ổn định lại cuộc sống. Anh tính tính, toán toán rồi quyết định, mỗi sáng trước khi ra khỏi nhà đưa cho tôi 70 nghìn đi chợ.
Cuộc đời con người, thật đúng là chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Bố mẹ nuôi tôi ăn học bao nhiêu năm, vất vả trăm bề, thậm chí để chạy cho tôi được một chân đi làm ở công ty nhà nước đó cũng tốn không ít tiền của. Vậy mà vào làm được hơn 3 tháng thì tôi có bầu. Người đàn ông đó làm cùng tôi, là đồng nghiệp vui tính ngồi ngay bên cạnh.
Cuộc tình chóng vánh đó khiến chúng tôi phải cưới vội vã. Vì tôi có bầu khi vừa mới vào làm, không giữ đúng cam kết như ban đầu nên công ty cho tôi nghỉ việc. Mà dù họ không cho nghỉ thì tôi cũng tự nghỉ vì thấy ngại với người ta. Cũng chính điều này khiến tôi trở thành cái gai, trở thành tội nợ trong mắt nhà chồng.
Mới quen đã có bầu buộc phải cưới, tôi trở thành cái gai trong mắt nhà chồng (Ảnh minh họa)
Vừa cưới về, mẹ chồng khó chịu với tôi lắm. Gia đình nhà chồng không phải giàu có gì, cũng ở vùng quê nên kinh tế còn nhiều cái eo hẹp. Đã vậy chúng tôi yêu nhau chưa lâu, tôi thậm chí còn chưa kịp về ra mắt thì đã có bầu buộc phải cưới nên bà càng bực tức.
Về làm dâu, tôi vác cái bụng bầu, lại thêm sức khỏe yếu không làm được gì, công việc thì không có nên mẹ chồng khó chịu lắm. Biết thân biết phận, mẹ nói gì tôi cũng im, cũng nghe dù nhiều cái vô lí.
Vì yêu vội, không tìm hiểu kĩ, về sống cùng nhau tôi mới thấy ngán ngẩm nhiều thứ. Chồng tôi đàn ông nhưng keo kiệt chi li từng đồng, từng hào. Hai đứa thiếu thời gian để hiểu về nhau nên dù tôi đã là vợ nhưng anh vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng ở tôi. Được đúng 1 tuần đầu còn thoải mái, sau đó là chuỗi ngày sống cùng chồng mà như ăn bám.
Ngày thứ 8 về làm dâu, chồng tôi lôi giấy bút ra tính toán sổ sách, lát sau còn gọi mẹ chồng vào hỏi ý kiến nhỏ to. Hai mẹ con thì thụp nói chuyện với nhau một lúc lâu.
Video đang HOT
Sáng hôm sau, chồng gọi tôi ra đưa cho 70 nghìn. Anh bảo: “Anh với mẹ đã thống nhất chi tiêu rồi. Nhà mình còn khó khăn, làm gì cũng phải tiết kiệm. Mỗi ngày anh đưa em ngần này tiền, em lo đi chợ, mua đồ ăn cho cả nhà, chi tiêu các khoản sao cho khéo nhé. Không được phung phí đâu đấy”.
Cảnh không tiền, mỗi ngày chồng phát cho 70 nghìn chi tiêu khiến tôi đầy nhục nhã (Ảnh minh họa)
Cầm 2 tờ tiền trong tay, tôi ứa nước mắt. Lần đầu tiên tôi thấm cái cảnh phải ngửa tay xin tiền chồng. Vẫn biết rằng là do tôi không kiếm ra tiền nhưng dù sao tôi cũng đang bầu bí. Với số tiền chồng đưa, ngày nào tôi cũng phải co kéo xem nấu gì ba bữa cho cả nhà.
Vì đang bầu bí nên nhiều lúc tôi thèm ăn, muốn mua thuốc bổ, sữa bầu uống nhưng cũng không được. Mỗi lần nghe tôi nói với chồng: “Mai anh đưa thêm cho em một ít để em mua…” là mẹ chồng đã chạy vội ra.
Bà bảo tôi không nên quan trọng hóa quá, bầu bí cứ đơn giản thôi, càng kiêng khem, rồi ăn uống lắm thứ vào lại càng áp lực. Ngày xưa các cụ chửa đẻ dễ như nhai cơm, có thuốc bổ, sữa bầu gì đâu mà con đẻ ra đứa nào cũng khỏe mạnh hết. Tôi chỉ biết im lặng, cảnh không làm ra tiền, về làm dâu không được lòng mẹ chồng còn nói gì được nữa.
Tôi chỉ biết im lặng, cảnh không làm ra tiền, về làm dâu không được lòng mẹ chồng còn nói gì được nữa. (Ảnh minh họa)
Gần 7 tháng kể từ khi chính thức về làm dâu, tôi mệt mỏi cực độ với cuộc hôn nhân này, bên người chồng mình đã quá vội vàng để cưới. Tôi chờ đợi ngày sinh con ra, rồi tôi sẽ đi làm trở lại, chủ động, độc lập về tài chính để xem cục diện có thay đổi không. Nếu cứ mãi thế này, có lẽ, tôi sẽ phải chọn con đường giải thoát cho mình mặc dù biết phía trước đầy những khó khăn.
Theo Eva
Đến một ngày, nỗi buồn vì thất tình, thất nghiệp không là gì khi bạn chứng kiến người trong gia đình ngày một yếu
Cuộc sống hối hả, vội vã cuốn ta đi như một cơn lũ, để rồi có phút nào đó bình tâm lại, ta nhận ra bấy lâu nay, ông bà ta, cha mẹ ta thật cô đơn bởi sự vô tâm của con cháu.
Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, là nơi chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, là nơi ta được che chở và bảo vệ trong vòng tay của người thân. Nhưng dường như lúc còn trẻ, chẳng mấy ai hiểu được sự quan trọng, thiêng liêng của 2 tiếng gia đình.
Sự vội vã, đua chen khiến chúng ta bị cuốn đi, bỏ lại ánh mắt chờ đợi khắc khoải, ngóng trông mỏi mòn của những người già trong nhà. Đến khi bệnh tật ập xuống, thời gian trên cõi đời của ông bà chẳng còn mấy, ta mới sực tỉnh ra rằng bấy lâu nay ta đã để ông bà sống trong cô đơn, 1 mình đối mặt với tuổi già, bệnh tật. Ngày bé, ta đã ngồi cả buổi để nghe những câu chuyện của ông bà, vậy mà giờ đây, mấy phút với ta lại trở thành xa xỉ đến thế sao? Có lần nào ta kiên nhẫn ngồi lại nghe được hết câu chuyện của người già? Hay ta gọi đó là sự lẩm cẩm?
Tôi chợt thấy người già thật đáng thương, dành tất cả cho con cháu, niềm vui lúc về già cũng đâu có gì xa xỉ, chỉ đơn giản là một câu hỏi thăm, một người trò chuyện, vậy mà...
Chia sẻ của bạn Bích Ngọc sẽ khiến bạn nhận ra sự thờ ơ, vô tâm của chính mình:
"Rồi đến một ngày nào đó điều khiến bạn buồn không còn là do thất tình, thất nghiệp, mà là việc chứng kiến những người trong gia đình ngày một thêm tuổi và yếu đi.
Một ngày nào đó ông nội bỗng ốm đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, dù rằng trước đó ông vẫn khỏe mạnh, làm cái này cái kia cho con cháu...
Một ngày nào đó bà nội bỗng than đau buốt cả đầu, dù rằng hôm đó trời không trở gió mùa...
Một ngày nào đó ông ngoại bỗng than đau chân, vì đôi chân bị sưng, dù rằng đều đặn mỗi buổi sáng ông đều dậy sớm đi bộ tập thể dục.
Một ngày nào đó bà ngoại tự nhiên than mệt, dù trước đó vài giây còn đứng trong bếp loay hoay nêm nồi canh, lát sau tự dưng nghe tim đập mệt mỏi, tay chân bủn rủn...
....
Đó là những giây phút tim bạn sẽ thấp thỏm, lo âu nhưng bản thân lại không dám để lộ nỗi lo hiện rõ trên gương mặt. Vì người bệnh thì chẳng thể nào vui nổi khi biết mình yếu đi, nên bạn buộc lòng phải duy trì nụ cười cùng với vẻ mặt hớn hở để giữ mãi không khí vui vẻ.
Đó là những giây phút bạn không được yếu lòng, và phải luôn tìm mọi cách để vin vào những dòng suy nghĩ lạc quan
..."
Theo Phunutoday
Bắt gặp vợ ở với sếp, tôi không đánh ghen mà âm thầm gọi điện cho cô ấy báo mình sẽ về sớm Tôi đứng chờ thêm 10 phút nữa thì thấy sếp tôi lao ra khỏi cổng, lên xe rồi vội vã rời đi. Tôi năm nay 32 tuổi, đã có vợ và một con gái nhỏ. Tôi xuất thân từ gia đình có bố mẹ li dị, mẹ tôi đi theo người đàn ông khác, bố tôi cũng đi lấy vợ, từ bé tôi...