Cám cảnh: Cả ngày “hít” bụi than, lam lũ nhặt nhạnh từng đồng bạc
Thời điểm này các làng làm than tổ ong đang tất bật cho vụ ngay sau Tết Nguyên đán. Các chủ hàng quán – những nơi tiêu thụ nhiều nhất than tổ ong, đang tăng cường nhập than chỉ vì không muốn đụng chạm đến chữ “than” vào đầu năm. Và những thợ đóng than càng lầm lụi, càng hít nhiều thứ độc hại…
Khu vực hyện Châu Thành ( Tiền Giang), vẫn còn tồn tại một số cơ sở làm than tổ ong. Mặc dù xu hướng dùng các loại bếp nấu bằng điện, gas ngày càng phổ biến, nhưng với những hàng quán và người nghèo, than tổ ong vẫn được ưa chuộng vì giá thành thấp, sức tỏa nhiệt cao, lửa cháy đều, thời gian cháy kéo dài…
Chị Trần Thị Thảo – chủ một cơ sở sản xuất than tổ ong (xã Điềm Hy, Châu Thành) cho biết, đã làm than hơn chục năm nay. Hiện, mỗi tháng cơ sở bán ra hơn 10.000 bánh than tổ ong các loại. Mặc dù là chủ cơ sở nhưng trông chị khá lấm lem. “Công việc nặng nhọc, độc hại nên kiếm được thợ này, thợ kia nghỉ. Cuối cùng, mình cũng phải làm. Mỗi bánh than làm ra chỉ lời 100 đồng chứ nhiều nhặn gì”, chị thổ lộ.
Người thợ đóng than tổ ong thường xuyên phải tiếp xúc với không khí độc hại từ nguồn than bụi, lại đòi hỏi phải có sức lực và sự dẻo dai, nên nghề này rất kén người làm. Gắn mình với thứ than đen ngòm, nên nhìn bề ngoài ai cũng đen đúa, nhem nhúa, bụi bặm.
Video đang HOT
Ông Tư Đợi (Nguyễn Văn Đợi) có 5 năm đóng than tổ ong. Giờ ở cái tuổi 60, thay vì phải đi kéo xe, phơi gạch như trai tráng, ông được giao việc đóng than trong kho. Tránh được việc nhọc, nắng mưa nhưng ông phải hít khí độc suốt ngày trong kho sản xuất đầy bụi bặm, yếm khí. Ông cho biết, ngày làm 8 tiếng, đóng được 400 bánh than, nhận được tiền công 200.000 đồng. Ông than, biết việc tiếp xúc với than đá lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng vì miếng cơm manh áo, nên ông và nhiều thợ khác buộc phải gắn bó với nghề đóng than nhọc nhằn…
Dù công việc vất vả, môi trường độc hại, nhưng người thợ đóng than tổ ong vẫn ngày đêm miệt mài lao động để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Với họ, giữ được sức khỏe vẫn là vấn đề hàng đầu.
Ngoài những cơn đau lưng, đau khớp… âm ỉ hành hạ từ ngày này sang ngày kia, bệnh ho nghiễm nhiên trở thành bệnh nghề nghiệp với người làm than tổ ong. Ông Tư Đợi tâm sự, năm nào cũng vậy đến cận Tết mới được chủ cho nghỉ. Ráng làm để có tiền trang trải cái Tết cho gia đình đang áp sát sau lưng.
Theo Danviet
Thuê điện xông thanh long, nông dân bị chặt chém
Ông Nguyễn Văn Thìn - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Long An), "thủ phủ" thanh long ở Nam bộ vừa cho biết, sắp tới huyện sẽ thực hiện khi xông thuê phải có thỏa thuận thống nhất giữa hai bên bằng hợp đồng cho thuê, trong đó tách riêng chi phí giá điện với các chi phí khác, như: chi phí khấu hao đầu tư đường dây, trạm điện, dây điện, bóng đèn . . .
Thu giá bán điện sau thuế theo đúng quy định của điện lực về giá điện để xông đèn thanh long là: 1.729,2 đồng/ kWh.
Theo ông Thình, huyện Châu Thành đã tiến hành tổ chức làm việc với các hộ có từ 2 trạm biến áp trở lên và 100% hộ này đã thống nhất các nội dung thực hiện như trên.
Để xông thanh long, nông dân phải thuê trạm điện với giá gấp 3, 4 lần giá điện quy định.
Tại huyện Châu Thành có 129 hộ có trạm biến áp bán điện cho các hộ nông dân xông thanh long. Trong đó, có hộ có đến 8 trạm biến áp điện. Các hộ này lâu nay cho các hộ trồng thanh long thuê điện để xông thanh long với giá gấp vài lần giá điện theo quy định của điện lực về giá điện để xông đèn thanh long là 1.729,2 đồng/ kWh.
Ông Huỳnh Thái Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Lục Long cho biết, giá điện thuê xông thanh long tăng cao gấp vài lần theo quy định là do chủ trạm biến áp cộng gộp giá điện vào các chi phí khác.
"Hiện, tôi đang thuê điện xông thanh long với giá gần 3.000 đồng/kWh", ông Thanh cho biết.
Kết quả khảo sát giá cho thuê trạm và thu tiền điện trên địa bàn huyện cho thấy, cho thuê trạm theo công đất từ 500.000 - 1.000.000 đồng/công; cho thuê trạm, dây dẫn, tiền điện từ 2.500 - 4.500đồng/kWh.
Việc diện tích trồng thanh long tăng mạnh trong thời gian qua khiến vùng thanh long huyện Châu Thành thiếu hụt điện.
Ông Thìn cho biết, giá cho thuê điện giữa chủ trạm với người trồng thanh long là giá thỏa thuận trên tinh thần đôi bên cùng có lợi vì giá này vẫn thấp hơn so với thuê máy đèn (máy dầu) để xông thanh long. Hơn nữa những chủ ruộng có diện tích từ 3.000 - 5.000m2 thì không đầu tư trạm vì chi phí quá cao (trên 100 triệu đồng/trạm).
Các trường hợp có nhiều trạm đa số được lắp đặt trước năm 2014. Lúc đó công suất đường dây chưa quá tải, các trường hợp 2 hoặc 3 trạm do có đất nhiều nơi khác nhau.
Đến năm 2014, diện tích trồng thanh long tăng đột biến nên nhu cầu sử dụng điện cũng tăng theo. Do đó, để giải quyết tình trạng cấp điện UBND huyện đã thành lập tổ nhu cầu lắp trạm biến áp phục vụ xông thanh long trên địa bàn huyện.
Do phải mua điện giá cao nên thu nhập của nông dân trồng thanh long bị sụt giảm.
Hiện, toàn huyện Châu Thành có hơn 8.000ha trồng thanh long. Theo Sở Công Thương tỉnh Long An, huyện Châu Thành đã lắp đặt 2.306 trạm biến áp để phục vụ điện xông đèn cho thanh long, với tổng công suất 167,6MVA, nhưng chưa đáp ứng đủ.
Trong năm 2017, huyện Châu Thành đã đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Tầm Vu và thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư thêm trạm biến áp 110kV Tầm Vu 2 để phục vụ cho nhu cầu điện sản xuất thanh long.
Theo Danviet
Lo Trung Quốc không "ăn" hàng, nông dân làm thanh long VietGAP Lo Trung Quốc "dựng hàng rào kỹ thuật" về kiểm định chất lượng, nông dân Long An ráo riết làm thanh long VietGAP. Khoảng 70% thanh long trồng ở Long An xuất sang Trung Quốc. Vụ thanh long thất bại mới đây do phần lớn không thể xuất đi Trung Quốc vì kém chất lượng đã làm thức tỉnh nhiều nông dân trồng...