Cấm cải tạo ô tô 16 chỗ thành xe Limousine chở khách từ ngày 1/9
Từ 1/9, những xe 16 chỗ cải tạo thành xe Limousine dưới 10 chỗ sẽ không đủ điều kiện để cấp phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải hành khách.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 47/2022/NĐ-CP. Theo đó, tại quy định về điều kiện đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách, Nghị định 47 đã bỏ quy định:
Không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 9 chỗ trở lên thành xe ôtô dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Thay vào đó, Nghị định mới quy định: Không sử dụng xe ôtô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ôtô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Video đang HOT
Không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 9 chỗ trở lên thành xe ôtô dưới 9 chỗ
Như vậy từ ngày 1/9/2022, các dòng xe trên 10 chỗ sẽ không được cải tạo thành xe dưới 10 chỗ để kinh doanh vận tải.
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 47/2022/NĐ-CP cũng nêu rõ, xe ôtô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ôtô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định 47 có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng.
Thực tế hiện nay, rất nhiều nhà xe đang sử dụng dòng xe Ford 16 chỗ cải tạo thành loại dưới 10 chỗ gọi là limousine để đưa, đón trả khách tận nơi.
Như vậy, sắp tới, các nhà xe chỉ được sử dụng xe limousine đã được cấp phù hiệu biển hiệu trước ngày 1/9/2022 để chở khách. Kể từ ngày 1/9/2022, dòng limousine sẽ không được cấp phù hiệu để kinh doanh vận tải hành khách.
Các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ bị bãi bỏ từ tháng 10/2022
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 11/2022/TT-BKHCN về việc bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng BKHCN ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Theo đó, Thông tư 11/2022/TT-BKHCN đã bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản quy phạm pháp luật sau:
Thứ nhất, Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Thứ hai, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Từ 1/10, chính thức bỏ các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô
Thứ ba, Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Như vậy, sau gần 20 năm, quy định liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa và mức độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu được Bộ này ban hành chính thức được bãi bỏ. Bởi các quy định nêu trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô. Trước đây nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" của Thủ tướng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu.
Liên quan đến nội dung này trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã kiến nghị đến Thủ tướng và các bộ ngành liên quan cho rằng các văn bản xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô đang gây chồng chéo và không phù hợp, đề nghị bãi bỏ để tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.
VAMI nhìn nhận, việc bỏ quy định cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN với thuế suất 0% từ năm 2018.
Phía Bộ Công thương cũng cho rằng, quy định về cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô và mức rời rạc của linh kiện nhập khẩu có nhiều điểm bất cập, cần sửa đổi.
Trong bối cảnh hội nhập, các hãng ô tô sẽ chỉ định các nhà máy tại mỗi quốc gia thực hiện nội địa hóa linh kiện khác nhau dựa trên thế mạnh của các nước, nhằm đảm bảo tỷ lệ nội khối đạt tối thiểu theo mức yêu cầu để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% khi xuất khẩu trong nội khối, theo từng quy định trong các Hiệp định thương mại. Do đó, các quy định liên quan tới phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đã không còn phù hợp.
Tương lai nào cho xe limousine hoán cải chở khách Sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, nhóm xe limousine hoán cải chở khách liệu đã sắp hết thời? Đầu thập niên 2010, những chiếc limousine hoán cải đầu tiên đã lăn bánh trên đường phố Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm, số lượng limousine hoán cải tăng nhanh đã phần nào minh chứng cho tính thực dụng...