Cầm bó rau nát của mẹ trên tay, cô con gái ném thẳng nó vào sọt rác mà không biết rằng…
Đang rung chân nghe nhạc trong quán cafe thì Mai nhận được cuộc gọi từ số lạ. Nghe xong, Mai lao nhanh đến bệnh viện thì bà đã được phủ khăn trắng, chuyển ra ngoài.
Nhìn cảnh bà tay xách nách mang lên thăm Mai, ai cũng chạnh lòng. (Ảnh minh họa)
- Mọi người đừng nói nữa, anh ấy sẽ sống mãi trong trái tim tôi, không một người đàn ông nào có thể thay thế được. Tôi sẽ dồn hết tâm huyết của mình cho cô con gái nhỏ này, chăm sóc, nuôi dạy nó thật tốt để anh lúc nào cũng có thể mỉm cười khi nhìn xuống mẹ con tôi.
Quyết định của bà khiến tất cả sửng sốt. Mai, cô con gái nhỏ cứ bám chặt lấy mẹ khi thấy ánh mắt của mọi người cứ chĩa về hai mẹ con mình. Mai khi ấy còn quá nhỏ để hiểu được những lời mẹ nói, Mai chỉ biết bố Mai đã mất, được hơn một năm rồi. Không có bố, Mai cũng thấy tủi thân lắm, những lúc nào cũng có mẹ ở bên cạnh động viên, an ủi, che chở cho Mai nên nỗi cô đơn, trống vắng kia cũng nguôi ngoai đi phần nào.
Về phía bà, mẹ của Mai, dù rằng chỉ làm nghề lượm ve chai nhưng chưa bao giờ để Mai phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Bà luôn cố gắng nhất để cho Mai một cuộc sống đầy đủ. Còn bản thân mình, 3 năm chưa có được một manh áo mới cũng không phải là chuyện gì to tát.
Càng lớn, Mai càng xinh đẹp, chỉ có điều quen được mẹ nuông chiều từ bé nên tính tình có phần đỏng đảnh. Mai chỉ lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, còn với đám bạn cùng trang lứa hoặc những đứa nhỏ tuổi hơn, Mai vô cùng kiêu ngạo và tỏ ý coi thường chúng. Bà biết chuyện, cũng đã nhắc nhở con gái nhưng Mai không nghe. Mai nói rằng:
- Con lễ phép là được rồi, còn chuyện kiêu hay không là chuyện của con, con giỏi hơn chúng nó, con có quyền.
Còn bản thân mình, 3 năm chưa có được một manh áo mới cũng không phải là chuyện gì to tát. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đáng lẽ ra bà phải giáo dục con cái khắt khe hơn, dạy nó biết quý trọng cả những điều đơn giản nhất thì bà lại thương con, sợ làm con tủi thân, làm con buồn nên chiều chuộng con. Để rồi…
Mai đỗ đại học, bà mừng lắm. Cuối cùng thì cái mơ ước lớn nhất của đời và ông cũng thành hiện thực. Chỉ có học thì mới thoát khổ, bà đã động viên Mai như vậy.
- Con biết rồi, mẹ không phải nói nhiều, chỉ cần hàng tháng mẹ gửi đủ tiền cho con là được.
Mai đi học, dù trường chỉ cách nhà 60 chục cây số nhưng đã 3 tháng rồi, kể từ ngày nhập học, Mai vẫn chưa về thăm bà. Mai nói Mai bận học, mới năm đầu, đâu có phải học nhiều như vậy. Thời gian của Mai bây giờ chỉ dành vào mấy việc đàn đúm bạn bè. Khoản tiền mẹ gửi lên, Mai toàn dùng vào để ăn uống, mua sắm, nhảy nhót chứ có học gì đâu. Rồi khi thiếu, Mai vay chỗ này, đập chỗ nọ, đúng ngày thì gọi điện về đòi tiền mẹ.
Còn bà, vì thương con, sợ con thiệt thòi nên bà chẳng dám trách móc, chỉ cố gắng đáp ứng đủ các yêu cầu của con. Ốm bà cũng không gọi Mai về. Tiền kiếm được, bà gửi hết cho Mai, còn mình thì thế nào cũng xong. Đáng lẽ ra, Mai phải biết trân trọng điều ấy thì Mai lại…
Mai gọi điện báo mình được khỏe, xin thêm bà tiền mua thuốc rồi kêu bà gửi tiền lên. Con ốm, lòng bà như có lửa đốt. Bà làm sao mà gửi tiền lên không được. Nhà có thứ gì đáng giá, bà bán đi để thêm tiền vào mua thuốc cho con. Rồi sợ con ăn uống bên ngoài không sạch lại ốm thêm, bà còn hái cả rau mình tự trồng, khăn gói lên thăm con. Nhìn cảnh bà tay xách nách mang lên thăm Mai, ai cũng chạnh lòng.
Mai không đón được nên bà phải tự về nhà Mai. Đường đi chuyển nhiều xe do bà chẳng biết đường nên rau dập hết cả. Bà gõ cửa mãi, Mai mới ra mở cửa. Nhìn thấy mẹ mồ hôi nhễ nhại, tay xách theo đống đồ, Mai khó chịu:
- Ai bảo mẹ lên làm gì. Con bảo mẹ cứ gửi tiền lên thôi mà. Mẹ đưa tiền đây rồi về đi vì con phải đi học bây giờ.
Bà khi ấy chỉ muốn rơi nước mắt vì con lạnh lùng với mình như vậy. Bà đi lên, con không hỏi bà được một câu, tủi thân làm sao. Đưa tiền cho con xong, dặn dò con giữ sức khỏe, bà quay ra đón xe về quê. Mai, chắc chẳng nhìn thấy giọt nước mắt rơi vội ấy đâu.
Nhìn đống đồ mẹ cầm lên có mấy bó rau nát, Mai cầm nó lên, lẩm bẩm:
- Chỉ tổ rác nhà!
Dứt lời thì Mai cũng ném thẳng nó vào sọt rác. Mai chẳng thể ngờ được rằng, trong những bó rau nát ấy, lại có thứ quý giá mà cả đời Mai kiếm cũng không thấy được.
Đang rung chân nghe nhạc trong quán cafe thì Mai nhận được cuộc gọi từ số lạ. Nghe xong, Mai lao nhanh đến bệnh viện thì bà đã được phủ khăn trắng, chuyển ra ngoài. Trên đường ra bến xe, bà đã gặp phải tại nạn và chẳng thể qua khỏi. Mai trợn trừng mắt, chẳng dám tin những gì mình đang được nhìn thấy là sự thật.
Mẹ chỉ trong một cái chớp mắt đã rời xa Mai. Giờ thì có gào khóc thảm thiết cũng nghĩa lý gì khi chính Mai là người có lỗi. Sự vô tâm, ích kỉ, sự kiêu ngạo quá đáng, coi thường những thứ mình đang có đã đẩy Mai mất đi thứ quý giá nhất cuộc đời mình. Những bó rau nát kia cũng như chính tấm lòng, tình cảm của mẹ dành cho Mai. Nếu như Mai không vứt những bó rau nát kia đi, Mai giữ nó lại, nấu một bữa cơm canh để cả hai mẹ con cùng ăn thì đã không có chuyện gì xảy ra. Đã quá muộn để Mai nhận ra tất cả rồi!
Theo blogtamsu
Món quà cưới của anh trai và lời nhắn gửi đẫm nước mắt từ mẹ chồng
Khi nhận một chỉ vàng từ tay anh trai, tôi đã không cầm được những giọt nước mắt xúc động. Cả đời anh đã hi sinh vì tôi quá nhiều, vàng bạc châu báu đâu thể sánh bằng tình yêu thương của anh với tôi.
Tôi đã khóc khi nhận quà cưới của anh trai (Ảnh minh họa).
Tôi vốn là đứa trẻ có tuổi thơ bất hạnh khi bố mẹ tôi qua đời sớm vì tai nạn, tôi lớn lên nhờ sự chăm sóc của anh trai. Dù cuộc sống khó khăn, vất vả, nhưng anh trai tôi vẫn nỗ lực để nuôi tôi ăn học đầy đủ.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 dù đỗ Đại học, nhưng tôi vẫn kiên quyết đòi theo anh vào Nam làm công nhân. Tuy nhiên, anh một mực bắt tôi học tiếp, anh nói: "Anh không muốn em giống anh, em phải học để đổi đời, anh cũng đã hứa với bố mẹ nuôi em ăn học tới khi em có một việc làm ổn định rồi".
Ngày đó, dù lương ba cọc, ba đồng nhưng hàng tháng, anh vẫn gửi tiền đều đặn cho tôi. Vốn thương anh, không muốn anh lo lắng nhiều, nên khi chỗ trọ ổn định, tôi đã đi làm thêm để có chút tiền trang trải học phí.
Và rồi tôi gặp Tuấn, một chàng trai Hà thành, Tuấn đem lòng yêu tôi, Tuấn cũng không giấu giếm gia cảnh khi nói, Tuấn là con nhà có điều kiện và anh mong sẽ bù đắp cho tôi phần nào tuổi thơ cay đắng.
Không chỉ Tuấn, mà bố mẹ Tuấn cũng đồng ý để chúng tôi yêu nhau. Chính điều đó khiến tôi xúc động vô cùng, trước đó tôi lo sợ họ sẽ phản đối, họ sẽ không chấp nhận mối quan hệ của chúng tôi.
Để tôi yên tâm, mỗi tuần mẹ Tuấn đều bảo anh đưa tôi đến ăn cơm một lần. Cứ thế, tôi từ một cô gái xa lạ, bỗng dưng trở thành một người thân quen trong gia đình anh. Hơn một năm sau đó, chúng tôi làm đám cưới, khi đó tôi cũng vừa ra trường đi làm tại một công ty tư nhân.
Ngày cưới, có anh trai tôi, chị dâu, cùng với mấy người họ hàng xa tới tham dự. Nhìn ai cũng vất vả mà tôi không cầm được nước mắt, bao năm không gặp, anh tôi gầy và già đi rất nhiều.
Khi trao quà cưới, nhà trai trao cho tôi nào là kiềng vàng, nhẫn vàng, hoa tai vàng... nhưng anh tôi chẳng có gì ngoài một chỉ vàng. Chính điều này, khiến cho một số quan khách tỏ vẻ ngạc nhiên, họ xì xào bàn tán. Có một bà cô bên gia đình anh còn cố tình nói to rằng: "Cưới em gái mà chỉ có mỗi chỉ vàng, bèo bọt thế sao?".
Mẹ chồng tôi thoáng chút buồn vì lời nói của vị quan khách kia nhưng rồi bà quay sang tôi mỉm cười. Sau đó, bà nói: "Tôi xin nói thêm về con dâu mình, con dâu tôi vốn có gia cảnh khá đặc biệt, nhưng chúng tôi trân trọng điều đó và đây là anh trai của cháu người mà chúng tôi phải nói lời cảm ơn rất nhiều".
Bà nói rồi cầm tay tôi: "Con dâu là món quà lớn nhất của gia đình chúng tôi".
Khi đó, tôi chỉ biết ôm anh mà khóc. Tôi nói trong nghẹn ngào: "Cảm ơn anh đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho em ăn học, em hứa sẽ sống tốt, sẽ hạnh phúc để anh yên tâm".
Dưới khán phòng, mọi người vỗ tay bởi những nhắn gửi đẫm nước mắt của mẹ chồng tôi. Và đó cũng chính là một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà tôi luôn ghi nhớ trong cuộc đời. Trong giây phút đó, tôi tự hứa sẽ sống tốt với mẹ chồng và gia đình chồng để không phụ tình yêu thương ấy.
Theo Eva
Những bữa cơm mẹ chồng nấu cho ăn ngày ở cữ và giọt nước mắt cay đắng Tôi vừa ôm con vừa ăn, nước mắt cứ chực trào ra. Mẹ chồng không thương con dâu đã đành một nhẽ nhưng chẳng lẽ bà không có chút xót thương nào với đứa cháu còn đỏ hỏn của mình sao? ảnh minh họa Bức thư gửi mẹ chồng cũ - người đã từng đánh con trai để bảo vệ đứa con dâu...