‘Cấm biếu quà Tết không cấm được tham nhũng’
Mới đây, Chỉ thị số 21 do Ủy viên bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ký ban hành nói về các vấn đề văn hóa trong dịp tết Quý Tỵ 2013, trong đó đề cập nhiều đến việc “nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên”.
Sau khi chỉ thị đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng việc làm này chưa thực sự khả quan và khó kiểm soát. Dưới góc nhìn văn hóa, GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng, đừng xem nặng vấn đề tặng quà cho sếp bởi đó có thể là một món quà nhỏ, chứ chưa hẳn là mục đích “nịnh bợ” hay biếu xén…
GS. Thịnh phân tích, tặng quà vào dịp tết đến xuân về là một nét văn hóa có từ lâu trong đời sống của người Việt. Việc tặng quà trong dịp này thường nhằm biểu lộ lòng thành để cảm ơn, tri ân những người giúp đỡ, dạy dỗ mình hoặc giữa những người thân có mối quan hệ trong làm ăn, buôn bán với nhau. Tuy nhiên cũng có việc tặng quà tết bị lạm dụng và biến tướng bởi nhiều người đi tặng quà trong dịp này chủ yếu mục đích vụ lợi; cơ hội để hối lộ chạy chức chạy quyền, kiếm chác dự án, nịnh bợ lãnh đạo… Cũng có không ít người nhận quà có tư tưởng không trong sáng và xem đây là dịp để thu chiến lợi phẩm cho bản thân, gia đình. Thậm chí bây giờ người tặng quà cũng chẳng cần phải đắn đo lựa chọn mua vật phẩm gì để tặng mà chỉ cần gói gọn trong chiếc phong bì. Và phong bì giờ đây là lựa chọn số một khi đi tết cho ai đó.
Xu hướng thương mại hóa trong việc tặng quà trong dịp tết đã khiến cho không ít lãnh đạo của các ngành, địa phương năm nào cũng phải ra những chỉ thị, văn bản nghiêm cấm việc cán bộ, nhân viên tặng quà và nhận quà trong dịp tết nhằm phòng ngừa hiện tượng hối lộ và tham nhũng. Song việc chấp hành tốt quy định này đến đâu thì còn là một dấu hỏi lớn. Điều này có thể cho thấy việc tặng quà trong dịp tết đang bị biến dạng, không còn là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt.
Video đang HOT
GS. Thịnh cho biết thêm, vấn đề cấm biếu quà sếp đã được đề cập rất nhiều, thậm chí có tính chất ngược lại nghĩa là năm nào gần tết cũng có quy định này. Quà có hai mặt, nó là phương tiện giao tiếp thể hiện tình cảm và thiết lập quan hệ xã hội. Quà cũng có thể là đút lót, hối lộ với mục đích mua bán, “bôi trơn”… Nếu như “quà” có bị tha hóa thành hối lộ thì cũng chỉ người biếu và người nhận biết, làm sao để phát hiện mà xử lý được. Vậy thì làm sao để phân tách được, và ai là người kiểm tra phân tách. Ngay như việc lãnh đạo xuống địa phương thăm hỏi cũng có hai mặt, rõ ràng ai cũng thấy cơ quan cấp trên về thăm địa phương là sự quan tâm. Cũng có trường hợp lãnh đạo này về để được người ta đón tiếp linh đình, để có quà mang về.
“Vấn đề là chính quyền ở ta quá cực đoan. Ví dụ như một vị lãnh đạo cấp bộ về một địa phương, người ta căng băng rôn, khẩu hiệu khắp nơi: “Mừng đồng chí… về địa phương công tác”. Điều đó là phô trương, lãng phí và không cần thiết”, GS. Thịnh bày tỏ.
Theo quan điểm của GS. Ngô Đức Thịnh, việc cấm biếu quà rồi sẽ chìm đi, không đi vào thực tế. Đó chỉ là hình thức, là khẩu hiệu hô hào, không phải cấm như thế là cấm được tham nhũng. Quan trọng là động cơ bên trong của người biếu quà và người nhận quà. Nếu như biếu quà nhau, chúc tết nhau để thể hiện tình cảm, sự quý mến trân trọng nhau thì nó rất ý nghĩa đấy chứ. Chúng ta hãy nhìn hai mặt của vấn đề, đừng lúc nào cũng nghĩ xấu cho nó.
Quà tặng luôn tồn tại hai mặt, tặng quà cho nhau trong mỗi dịp xuân về là một nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Thế nên chúng ta chú trọng vào “văn hóa tặng quà” chứ không phải là giá trị vật chất của món quà. Vậy để ngăn chặn quà là động cơ xấu thì mỗi cơ quan cần tuyên truyền, nhắc nhở nhau, thiết lập nên mối quan hệ trong đời sống con người. Các cơ quan chức năng cần thể hiện hết vai trò, trách nhiệm để chỉ thị đạt hiệu quả.
“Quà có muốn hay không muốn thì nó vẫn tồn tại. Cá nhân tôi nghĩ quà rất cần trong đời sống con người. Tại sao phương Tây có ngày Noel để mọi người tặng quà nhau. Bởi nó thể hiện tình cảm, sự quan tâm nhau. Hay hiểu đơn giản nó là sản phẩm của văn hóa thể hiện tình cảm của con người dành cho nhau trong dịp tết, đừng biến nó thành mục đích vụ lợi của cá nhân”, GS. Ngô Đức Thịnh bày tỏ.
Theo Người Đưa Tin
Quà quê được săn lùng biếu Tết sếp
Xu hướng tặng quà Tết bằng các sản phẩm truyền thống, dân dã đang được nhiều nhân viên văn phòng lựa chọn.
Hơn 1 tháng nữa mới tới Tết Âm lịch, thế nhưng chị Nguyễn Hải Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) đã gọi điện về quê ở Điện Biên, nhờ bố mẹ tìm mua gạo tẻ, gạo nếp để làm quà Tết.
Chị Hà kể, các sếp được biếu nhiều cao lương mỹ vị rồi, mình tìm tới những đồ ăn đậm chất quê vừa làm mát lòng 'sếp bà', vừa giữ sức khỏe cho 'sếp ông'.
Hình minh họa
Anh Trần Văn Thắng, hiện đang ở Hàm Tử Quan, Chương Dương, Hà Nội, làm việc trong một công ty về sản xuất thủy hải sản tiết lộ, Tết năm nay, quà tặng sếp của anh là đôi gà Đông Tảo.
'Mình có người quen nuôi gà Đông Tảo ở Văn Giang, Hưng Yên nên đã gọi điện nhờ nuôi hộ hai đôi gà Đông Tảo để giáp Tết lấy mang biếu sếp', anh Thắng hào hứng khoe.
Anh Nguyễn Tuấn Hiệu, cán bộ của một phường ở Hà Nội còn về tận trang trại nuôi lợn rừng ở Nho Quan, Ninh Bình đánh dấu con lợn ngon để một tháng nữa mang về Thủ đô biếu sếp.
Tặng quà dân dã, mang đậm nét truyền thống quê hương theo nhiều người để thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết và lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình trong những năm qua.
Đặt quà quê, những sản phẩm dân gian truyền thống... để biếu sếp, biếu người thân đang được nhiều người lựa chọn để đảm bảo một cái Tết an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo Tinngan
Tặng quà cán bộ hưu trí nhân dịp Tết Nguyên đán UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt mức tặng quà tới các đối tượng chính sách, người nghỉ hưu, người cao tuổi, hộ nghèo... nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013. Theo đó, TP sẽ tặng quà trị giá 500.000 đồng/suất gửi tới Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; Thương binh,...