Cạm bẫy chống trộm trong ngôi mộ 1.000 năm khiến các chuyên gia không ngờ
Cạm bẫy chết người trong ngôi mộ cổ khiến các chuyên gia bất ngờ. Rốt cuộc ngôi mộ này có gì bí ẩn?
Vào thời xưa, người dân thường coi trọng việc xây dựng mộ. Việc xây dựng lăng mộ, mộ thời phong kiến vốn không phải là việc dễ dàng. Bởi đó không chỉ đơn giản là việc tìm một nơi để xây mộ mà còn phải xem xét dựa theo phong thủy và Kinh Dịch.
Đặc biệt, chủ nhân của những ngôi mộ nào có thân phận càng cao quý thì đồ tùy táng bên trong càng đắt giá. Nắm bắt được thực tế này, trong xã hội thời xưa xuất hiện những kẻ trộm mộ liều lĩnh. Điều khiến nhiều người phẫn nộ là nhóm mộ tặc không những đào bới mộ cổ, lấy cắp những cổ vật quý giá, làm tổn hại tới người đã khuất mà còn phá hủy kết cấu, môi trường ở bên trong mộ.
Quá trình khai quật lăng mộ, ngôi mộ cổ không hề dễ dàng.
Cái giá phải trả của kẻ trộm mộ
Những lăng mộ, ngôi mộ cổ xa hoa đồng nghĩa với việc trở thành mục tiêu tấn công của nhiều kẻ trộm. Có thể không ít kẻ trộm thành công trong việc trộm mộ cổ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phải chịu kết cục bi thảm khi dám cả gan xâm phạm nơi an nghỉ của người xưa.
Những ngôi mộ cổ thường chôn theo nhiều châu báu, cổ vật, nhưng đồng thời sử dụng các biện pháp siêu chống trộm. Ngôi mộ cổ ở Tương Dương, thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) chính là một minh chứng.
Theo đó, vào năm 1981, khi đang đào móng xây nhà, những người công nhân ở đây đã đào trúng một tảng đá. Điểm khác biệt là màu sắc của tảng đá này rất khác so với bình thường. Hơn nữa, trên bề mặt tảng đá có nhiều ký tự thuộc loại văn tự cổ được chạm khắc. Do nghi ngờ có mộ cổ ở dưới lòng đất nên họ đã báo cho ban bảo vệ di tích văn hóa ở địa phương.
Các chuyên gia ngạc nhiên khi phát hiện nhiều bộ hài cốt trong mộ cổ.
Ngay sau khi nhận được tin báo, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã nhanh chóng đến hiện trường, nhưng họ thực sự kinh ngạc. Bởi trước khi khai quật, các nhân viên trong đoàn khảo cổ đã phát hiện có rất nhiều hố trộm mộ ở xung quanh. Do đó, họ đoán rằng ngôi mộ cổ này nhất định đã bị những kẻ trộm mộ “ghé thăm” nhiều lần.
Mặc dù vậy, công việc khai quật vẫn được tiến hành. Thế nhưng, những điều kỳ lạ lại xảy ra. Trước khi hầm mộ chính được mở ra, các chuyên gia phát hiện có tới hàng chục bộ hài cốt.
Ban đầu, phần lớn mọi người đều suy đoán liệu có phải là thi thể của những người tham gia chôn cất hay không. Nhưng ý kiến này đã nhanh chóng bị bác bỏ, bởi xét từ điều kiện tử vong và hoàn cảnh xung quanh. Những người này đều không phải chủ nhân ngôi mộ, càng không phải là những người tham gia chôn cất. Thay vào đó, đây là thi thể của những kẻ trộm mộ.
Video đang HOT
Việc tìm thấy 80 hài cốt của bọn trộm mộ trong ngôi mộ cổ khiến nhiều nhà khảo cổ bất ngờ.
Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ phát hiện có tổng cộng 80 hài cốt được tìm thấy xung quanh ngôi mộ. Những hài cốt này thuộc những triều đại khác nhau. Đáng chú ý là xung quanh các bộ hài cốt còn có một số dụng cụ đào mộ.
Các chuyên gia cho rằng, có vẻ như sau khi vào được ngôi mộ cổ, những kẻ trộm liều lĩnh đã không thể thoát ra ngoài nên bị mắc kẹt và mất mạng.
Đây cũng chính là lần đầu tiên các chuyên gia gặp phải tình huống như vậy. Do đó, họ muốn biết cơ chế hay cạm bẫy nào có thể giúp bảo vệ ngôi mộ cổ này tốt đến vậy?
Cạm bẫy đáng sợ trong ngôi mộ cổ
Trong ngôi mộ cổ này có bẫy chống trộm rất hiệu quả, khiến kẻ trộm không kịp trở tay.
Sau khi nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ học xác định rằng, đây là một ngôi mộ cổ từ thời Ngũ đại Thập quốc (907 – 979). Dựa trên việc tìm thấy một lượng lớn đồ tùy táng quý giá, ngôi mộ này có thể thuộc về nơi an nghỉ của một vương hầu.
Sự thật dần lộ ra sau khi các chuyên gia khai quật hầm mộ chính. Hóa ra nguyên tắc chống trộm của ngôi mộ cổ này rất đơn giản. Xung quanh hầm mộ chính có rất nhiều cát. Cụ thể, ở xung quanh tường và trên trần của ngôi mộ cổ không phải là đất thông thường, thay vào đó là cát mịn. Loại cát này rất khô và dễ trôi.
Nếu bọn trộm mộ muốn vào hầm mộ cần thông qua những cái hố do chúng đào sẵn. Tuy nhiên, đúng lúc này cơ chế chống trộm trong mộ cổ sẽ được kích hoạt. Cụ thể, cát sẽ chảy xuống liên tục và bịt kín lỗ hổng. Do đó, ngay cả khi những kẻ trộm mộ không bị chôn sống thì họ cũng sẽ chết vì thiếu oxy.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ này chính là kiểu “lưu sa mộ” (mộ cát chảy) điển hình. Cạm bẫy bên trong thoạt đầu đơn giản khi chỉ dùng cát mịn, nhưng cơ chế này kích hoạt thì có thể khiến những kẻ trộm mộ không còn đường thoát thân. Đây thực sự là một cái bẫy hiểm ác khiến mộ tặc không kịp trở tay.
Sau khi khai quật ngôi mộ cổ ở Hồ Bắc, nhiều người dân địa phương bàn tán vì việc tìm thấy 80 bộ hài cốt của những kẻ trộm mộ. Các chuyên gia tham gia cuộc khai quật mộ rất thán phục trí tuệ chống trộm của người xưa sau khi phát hiện ra cạm bẫy chết người này. Đó cũng là lý do ngôi mộ cổ này được coi là “đệ nhất hung mộ” ở Trung Quốc.
Quan tài nặng 3 tấn, mộ tặc 9 lần đột nhập đều phải về tay không
Trí tuệ của chủ nhân ngôi mộ khiến hậu nhân không khỏi khâm phục, vì để đề phòng mộ tặc đột nhập nên không chỉ sắp đặt cạm bẫy vô cùng cầu kỳ mà còn cất giấu bảo vật ở nơi không ngờ đến.
Tây An được mệnh danh là "thành phố cổ mộ" cũng là nơi đặt lăng mộ Tần Thủy Hoàng nổi tiếng. (Ảnh qua Sohu)
Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc từng là kinh đô của 13 vương triều huy hoàng trong lịch sử Trung Hoa, ghi dấu tên tuổi của nhiều vị hoàng đế, tướng sĩ tài ba.
Ngày nay, vô số kho báu vẫn còn đang bị chôn lấp dưới lòng đất nên khi thi công tòa nhà mới, những công trình sư ở Tây An luôn vô cùng cẩn trọng. Họ ý thức rằng mình luôn có khả năng đào được một lăng mộ bí ẩn ngàn năm tuổi.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, một đội xây dựng đang thi công khu công nghiệp mới tại Tây An thì vô tình đào được một phiến đá xanh. Nghi ngờ phiến đá là di vật chôn cất từ thời phong kiến, đội xây dựng lập tức trình báo sự việc với Sở Văn hóa địa phương.
Khi cơ quan địa phương này cử đội khảo cổ tới, các nhà khảo cổ đã nâng phiến đá xanh lên và bất ngờ thay, một lối vào một lăng mộ rộng lớn hiện lên trước mắt.
Chứng kiến cảnh tượng này, đội khảo cổ có mặt ở hiện trường đều vô cùng ngạc nhiên và thích thú, tuy nhiên, vui mừng chưa được bao lâu thì họ phát hiện ra 9 hố đào trộm xung quanh lăng mộ. Lăng mộ này đã bị mộ tặc đột nhập ít nhất 9 lần, nhiều khả năng giờ chỉ còn là hầm mộ trống không.
Đúng như dự đoán, đồ tùy táng bên ngoài lăng mộ đều đã bị mộ tặc cuỗm sạch, chỉ còn lại duy nhất cỗ quan tài nặng 3 tấn nằm trơ trọi. Có lẽ do những kẻ mộ tặc không thể mang theo trang thiết bị để vận chuyển cỗ quan tài kích thước lớn như vậy đành bỏ mặc nó nằm ở đây.
Cỗ quan tài là thứ duy nhất còn lại trong lăng mộ. (Ảnh qua Sohu)
Các chuyên gia đành tập trung toàn bộ cuộc khai quật vào cỗ quan tài này, đây là một chiếc quan tài khổng lồ có kích thước lớn hiếm có trong lịch sử.
Bên trong quan tài tìm thấy di cốt của chủ ngôi mộ, được cho là một vị quan tam phẩm từ thời Đường.
Đội khảo cổ quyết định đưa chiếc quan tài về đơn vị để tiếp tục công tác bảo quản và nghiên cứu. Một chiếc cần cẩu đã được huy động để di dời cỗ quan tài, nhưng ngạc nhiên thay, lúc này kho báu mới thật sự hiện ra.
Ngay bên dưới cỗ quan tài 3 tấn là một loạt nhưng pho tượng gốm đời Đường cực kỳ quý giá hay còn gọi là tượng Đường Tam Thể. Sau hơn 1.000 năm chôn cất, hơn 80 bức tượng vẫn được bảo quản ở điều kiện rất tốt.
Các chuyên gia đều bái phục trí tuệ của chủ nhân ngôi mộ, ông hiểu rất rõ những toan tính của mộ tặc nên không sắp đặt nhiều cạm bẫy cầu kỳ mà đem giấu bảo vật ngay bên dưới cỗ quan tài"không thể dịch chuyển".
Kho báu nằm dưới quan tài nặng 3 tấn
Tại sao trong tất cả vàng bạc châu ngọc được tùy táng trong một lăng mộ, chủ ngôi mộ lại đặc biệt quan tâm bảo vệ những bức tượng Đường Tam Thể? Vậy, điều gì khiến chúng đặc biệt đến vậy?
Đây là kho báu mà những kẻ trộm mộ không thể chạm tới. (Ảnh qua Sohu).
Đường Tam Thể (Ù76;三ô25;) là tên được đặt cho loại gốm sứ có phủ ba màu men được sản xuất dưới triều đại Đường, cách đây 1300 năm. Người ta gọi là "tam sắc" vì ba màu men thường được dùng là vàng, xanh lá cây và trắng.
Quy trình chế tác một bức tượng thời Đường phải trải qua phương pháp nung hai lần rất phức tạp. Khi hoàn thiện, men gốm có hiệu ứng đa sắc sống động và đầy ma lực, thế nhưng chúng ít khi được sử dụng trong đời sống do quá giòn, dễ vỡ và khả năng chống thấm kém.
Bức tượng thời Đường mô tả khung cảnh trên con đường tơ lụa. (Ảnh qua wikiwand.com)
Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy các đồ vật thuộc loại này thường được các quý tộc dùng vào việc tùy táng và trang trí, do đó những gì tìm thấy ngày nay rất giới hạn về số lượng và được đánh giá là báu vật quý hiếm, được đánh giá cao nhờ vào màu sắc rực rỡ, phản ánh chân thực phong cách và đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ.
Từ những hình tượng chiến binh tráng kiện, dũng mãnh; binh mã và lạc đà khỏe khoắn đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của vương quốc cường thịnh đầu nhà Đường. Tượng mỹ nữ với khuôn mặt và thân hình đầy đặn cũng thể hiện quan điểm về cái đẹp ở thời kỳ này.
Tượng mỹ nhân và chiến mã thời Đường. (Ảnh qua QQ)
Trong số các bức tượng trên, tượng những con lạc đà đã đạt được sự ngưỡng mộ cao nhất, miêu tả việc nó chuyên chở hàng hóa tơ lụa hoặc đang mang nhạc công trên lưng, như thể tái tạo lại hình ảnh sống thật của người dân vùng trung Á vào thời đó, dọc theo con đường tơ lụa với tiếng nhạc chuông leng keng của các con lạc đà.
Theo con đường tơ lụa, Đường Tam Thể cũng đã du nhập vào nhiều đất nước như Indonesia, Iraq, Ai Cập, Triều Tiên, Nhật Bản...Đường Tam Thể được vinh danh là tinh hoa nghệ thuật đời Đường. Thời điểm đó, những bức tượng không chỉ được người dân yêu mến mà còn thu hút cả sứ thần nước ngoài.
Gốm sứ ba màu thời Đường không chỉ thể hiện được vẻ đẹp dịu dàng và lớp men mịn đầy màu sắc, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cao và là báu vật văn hóa Trung Hoa.
Khai quật ngôi mộ vỏn vẹn 31m2 nhưng vàng ở đâu cũng có, chuyên gia: 'Chỉ 1 viên ngọc đã ngang giá hàng trăm biệt thự' Cho đến nay, ngôi mộ kỳ lạ với diện tích nhỏ bé nhưng bên trong chứa nhiều bảo vật trị giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng vẫn được các nhà khảo cổ học nhắc tới như một phát hiện sửng sốt nhất. Ngôi mộ kỳ lạ "lộ diện" sau tiếng nổ Các chuyên gia khảo cổ cho biết mặc dù diện...