Cầm 100 nghìn đi vòng quanh Đà Lạt, bạn dư sức ăn hết 5 món đặc sản nổi tiếng nhất
Thử làm chuyến hành trình trải nghiệm ẩm thực ngắn ngay trung tâm của xứ sở sương mù này vào một buổi chiều hè lành lạnh để thấy: chỉ với 100k bạn đã có thể no căng bụng khi thưởng thức 5 món đặc sản rất nổi tiếng của Đà Lạt.
Có thể nói, Đà Lạt là một trong những nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ ở nước ta và là điểm đến du lịch được đông đảo các bạn trẻ cũng như là nhiều gia đình yêu thích mỗi dịp hè về. Tuy nhiên, Đà Lạt đâu chỉ ưu điểm là không khí mát mẻ, trong lành mà nơi đây còn là một bức họa đồ về ẩm thực vô cùng đặc sắc với nhiều món ăn phong phú đa dạng và giá cả cũng rất phải chăng.
Không tin thì thử làm chuyến hành trình trải nghiệm ẩm thực ngắn ngay trung tâm của xứ sở sương mù này vào một buổi chiều hè lành lạnh để thấy: chỉ với 100k bạn đã có thể no căng bụng khi thưởng thức 5 món đặc sản rất nổi tiếng của Đà Lạt.
1. Bánh ướt lòng gà
Vốn là một món ăn rất nổi tiếng của Đà Lạt khi phá cách món bánh ướt nem chả truyền thống trở thành món bánh ướt ăn kèm với lòng gà nóng, thơm nức nở ghi đậm dấu ấn bản địa. Thử một ngày hè nhàn nhã tại Đà Lạt, khi đã quá ngán cơm, bún, cháo các kiểu thì một tô bánh ướt đầy ắp lòng gà nóng ấm gần ngập trong loại nước mắm chua ngọt được nêm nếm vừa miệng, ăn kèm rau mùi tươi xanh như vừa mới hái, cùng chút ớt cay the thé đầu lưỡi, kế bên lại có chén trà gừng nóng thơm phức thì chắc chắn, thực khách du lịch sẽ có một kỷ niệm khó quên tại xứ sở mơ màng khói sương này.
Bánh ướt lòng gà gần như được bán cả ngày tại nhiều hàng quán ở trung tâm thành phố, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến bánh ướt lòng gà Trang hay Long hay Hằng. Giá thành ở các quán này cũng không chênh lệch nhau là mấy, chỉ dao động trong khoảng 30k, nếu có ăn thêm thịt gà thì cộng thêm từ 10 – 15k.
Bánh ướt lòng gà Trang (13:00 – 20:00): 15F Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Tp. Đà Lạt.
Bánh ướt lòng gà Hằng (7:00 – 21:00): 68 Phan Đình Phùng, Phường 1, Tp. Đà Lạt.
Bánh ướt lòng gà Long (12:00 – 19:30): Hẻm 202, Phan Đình Phùng, Phường 2, Tp. Đà Lạt.
2. Bánh căn
Nguồn gốc là một món bánh của người Chăm và sau khi Việt hóa thêm một chút thì được ưa chuộng tại một số tỉnh Nam Trung Bộ – bánh căn, nghe có vẻ chẳng mấy liên quan gì đến Đà Lạt. Nhưng thú vị là món bánh này vốn dĩ là bánh nóng nên khi ăn trong thời tiết lạnh của Đà Lạt lại hợp vị vô cùng. Chưa kể Đà Lạt ngày nay, ngoài dân bản xứ chánh gốc muôn đời bám gốc bám rễ mà còn có rất nhiều lương dân tứ xứ, trong đó có cả người dân ở khu vực Nam Trung Bộ đến tìm kế sinh nhai, có lẽ vì thế bánh căn cũng đã theo chân họ mà được bày bán rộng rãi tại thành phố cao nguyên này.
Điểm thú vị của món bánh này chính là việc ăn nóng tại chỗ, kèm với một bán nước mắm ngòn ngọt có đầy ắp hành và hai viên xíu mại béo ngậy. Thực khách ăn chỉ việc bỏ chiếc bánh còn đang bốc khói vào trong bát nước chấm, xong cứ thế cho vào miệng và cứ thế cái bụng sẽ ấm dần lên, mặc kệ thời tiết Đà Lạt càng về chiều càng thêm lạnh lẽo.
Giá thành của một đĩa bánh căn chỉ dao động trong khoảng 25 – 30k/đĩa 6 cái.
Video đang HOT
Bánh căn Nhà Chung (14:00 – 21:00): 13 Nhà Chung, Phường 3, Tp. Đà Lạt.
Bánh căn xíu mại cây Bơ (6:00 – 11:00): 56 Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Tp. Đà Lạt.
Bánh căn 14 (13:00 – 22:00): 30 Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Tp. Đà Lạt.
Có lẽ, không ngoa khi nói Đà Lạt chính là “thủ phủ” của món bánh tráng nướng. Bởi bánh tráng nướng tại Đà Lạt được bày bán hầu như khắp các cung đường, trong bất kể thời gian nào trong ngày dù chiều tối mới là thời gian hoạt động chính của những hàng quán chuyên bán món ăn vặt đầy sáng tạo này. Ban đầu chỉ là chiếc bánh tráng nướng mỡ hành đơn giản, sau đó vì sở thích của người ăn cũng như sức sáng tạo của người bán mà món bánh tráng nướng trở nên phong phú về chủng loại, giá thành như bây giờ.
Chẳng hạn, chỉ cần thực khách thích thì bất kỳ thứ gì cũng có thể cho vào bánh tráng nướng nếu nơi phục vụ có đầy đủ nguyên liệu như bò khô, pa-tê, phô mai, thịt gà, xúc xích, và cả sốt maiyonaise… Chính vì vậy, nên việc gọi món bánh tráng nướng nóng giòn thơm phức trên bếp than hồng bật bùng ánh lửa tại Đà Lạt là “pizza phố núi” cũng không có gì quá tâng bốc.
Giá thành của bánh tráng nướng tại Đà Lạt như đã nói ở trên, phụ thuộc vào nguyên liệu cho vào là gì. Ví dụ như bánh tráng nướng bình thường chỉ có trứng và mỡ hành thì 10k, có thêm xúc xích hay phô mai thì lên đến 20k.
Bánh tráng nướng Dì Đinh (14:00 – 18:30): 26 Hoàng Diệu, Phường 5, Tp. Đà Lạt.
Bánh tráng nướng 112 (14:00 – 22:00): 112 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2, Tp. Đà Lạt.
Bành tráng nướng Bà Điên (16:00 – 21:00): 61 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2, Tp. Đà Lạt.
4. Sữa đậu nành, đậu xanh nóng
Vốn không có gì gọi là “độc quyền” của Đà Lạt bởi sữa đậu nành, đậu xanh được bày bán ở hầu hết tất cả các nơi trên khắp cả nước. Ấy vậy mà, khi sữa đậu nóng được khuấy thêm vào một chút sữa bò đặc, uống trong thời tiết giá rét Đà Lạt thì lại là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho bất kỳ ai thử trong lần đầu tiên.
Đặc biệt, sữa đậu ở Đà Lạt hầu như nguyên chất không pha thêm bột nên khi uống, cảm giác béo ngậy lập tức lấn át khoang miệng, đó là chưa kể nếu có thêm tí sữa bò thì “sức công phá” vị giác của loại thức uống tưởng như đơn giản này càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các điểm bán sữa nóng tại Đà Lạt còn bán thêm một số loại bánh mì hoặc bánh sừng trâu để thực khách có thể mua thêm ăn kèm với sữa.
Sữa đậu nóng ở Đà Lạt đa phần chỉ được bán vào ban đêm. Có hai loại được ưa chuộng nhất là sữa đậu nành và đậu xanh dù cho một số điểm bán còn bán thêm sữa đậu phộng, sữa bắp. Giá thành của một ly sữa be bé ấm bụng là thường là 7k, có thêm sữa bò là 10k.
Sữa đậu nành Hoa Sữa (17:30 – 0:00): 64 Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Tp. Đà Lạt.
Sữa đậu nành Dung Béo (9:00 – 22:00): 2/2 Nguyễn Văn Cừ, Phường 1, Tp. Đà Lạt.
5. Kem bơ
Trái ngược với ly sữa đậu nành nóng có khói ấm bốc lên nghi ngút bên trên, thì ăn kem bơ giữa thời tiết lạnh lẽo của Đà Lạt có lẽ chính là phương pháp “dĩ độc trị độc”. Kem bơ Đà Lạt vốn đã nổi tiếng từ nhiều năm nay, thậm chí có nhiều người còn nói chưa ăn kem bơ là chưa đến Đà Lạt. Vậy thì loại kem bơ này có gì đặc biệt mà khiến nhiều người mê đắm đến vậy? Câu trả lời hoàn toàn đơn giản hệt như thành phần để tạo nên một ly kem bơ, đó chính là vị béo của bơ tươi đặc sản Đà Lạt, hòa trong một viên kem dừa lành lạnh, mướt mềm.
(Ảnh instagram: Nhan.unicorn)
Ngoài hai nguyên liệu chính là kem và bơ còn có những phụ liệu khác như đậu phộng, mứt dừa khô hay là dừa nạo sợi để vào bên trên để tạo cảm giác lạ. Có khi còn là một chút thịt sầu riêng để tăng thêm hương vị. Hỗn hợp kem bơ chỉ đơn thuần có vậy mà ai ăn vào cũng phải ngất ngây say đắm. Giá thành của một ly kem bơ dao động trong khoảng 15k – 20k tùy vào điểm bán. Và nơi bán kem bơ nổi tiếng nhất Đà Lạt chính là quán Thanh Thảo.
(Ảnh instagram: Minngoc_tn)
Kem bơ Thanh Thảo (7:00 – 22:00): 76 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2, Tp. Đà Lạt.
Kem bơ Nari (9:00 – 22:00): 74C Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2, Tp. Đà Lạt.
Kem bơ Phụng (9:00 – 22:00): 97A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2, Tp. Đà Lạt.
Theo Helino
Dạo quanh đảo Bình Hưng thưởng thức đủ món ngon mới yên tâm ra về
Không chỉ là một hòn đảo có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đảo Bình Hưng còn hấp dẫn du khách với những món ăn ngon quên lối về.
Khi cái nóng mùa hè khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và muốn được giải tỏa mọi căng thẳng, muộn phiền thì hãy nghĩ ngay đến đảo Bình Hưng - một hòn đảo hoang sơ chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Vừa tận hưởng không khí mát mẻ, đại dương trong xanh, bãi cát dài trắng mịn, vừa thưởng thức thanh âm của biển cả vừa nhâm nhi các món đặc sản thì còn gì bằng.
Từ chuyến du lịch đảo Bình Hưng vừa qua, mình sẽ chia sẻ lại những món ăn ngon mà không ai muốn bỏ qua khi đến hòn đảo xinh đẹp này.
1. Tẩm pí lù
Tẩm pí lù là một trong những món ăn đặc sản truyền thống làm nên tên tuổi của đảo Bình Hưng cho đến tận ngày nay. Trước đây món này thường được người dân dùng trong các dịp lễ quan trọng hoặc để đãi khách quý đến thăm thể hiện sự trân trọng và quý mến. Món này thành phần chính là phi lê cá cờ/cá kiếm thành từng miếng vừa ăn, nhúng vào nồi dấm sôi ùng ục trông thật hấp dẫn. Đặc biệt nồi dấm được ướp kèm với nước cam tươi tạo nên hương vị đặc biệt không nơi nào có. Khi ăn bạn sẽ cuốn kèm bánh tráng truyền thống khá dày không giống với bánh tráng trắng bình thường ngoài chợ và rau xanh. Thành phần nước chấm cũng pha trộn nên cái lạ trong ẩm thực Bình Hưng, nước chấm được trộn từ đậu phộng giã nhuyễn, bánh in tán nhuyễn với các gia vị khác tạo nên độ sệt, mùi vị đặc trưng cho món ăn này.
2. Tôm hùm
Tôm hùm là đặc sản không thể không kể đến ở Bình Hưng. Tôm hùm được nuôi trên các bè ngay tại đảo nên đảm bảo chất lượng ngon ngọt, sạch sẽ và hợp vệ sinh. Những con tôm hùm tươi nhất được người dân bắt sống và chế biến tại chỗ cho du khách thưởng thức. Tôm hùm được chế biến đủ thể loại từ hấp cho đến nướng phô mai. Mùi vị tôm hùm ở Bình Hưng rất tươi, ngọt thịt và giá cũng khá rẻ tầm 900.000 - 1.200.000/kg.
3. Bánh căn
Bánh căn ở Bình Hưng rất độc đáo với 4 loại nhân khác nhau là tôm, mực, cá và trứng ăn kèm với xoài bằm chua ngọt khá lạ miệng. Chỉ cần ngửi mùi bánh được người bán đổ vào khuôn cũng đã khiến bao tử bạn réo lên từng hồi. Thêm chút mỡ hành ở phía trên là có một dĩa bánh căn hải sản ngon lành cho bạn thưởng thức với giá rất bình dân. Bánh giòn rụm và nhân hải sản rất tươi, mình vừa ăn vừa cảm nhận được hương vị biển cả trong miếng bánh.
4. Bánh canh chả cá
Thêm một món ăn đặc sản của xứ biển miền Trung mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây. Bánh canh được làm từ bột gạo thủ công nên sợi bánh canh khá to màu trắng đục, nước dùng được nấu từ chả cá tươi nên có vị cá đặc trưng. Chả cá được chế biến công phu, không bỏ nhiều bột như chả cá ở siêu thị chúng ta hay mua. Ngoài ra các bạn còn có thể chả cá làm sẵn để về nhà làm quà biếu cũng hay. Chả cá có hai loại là chả cá chiên và chả cá hấp, mỗi loại đều có hương vị khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người.
5. Bánh tráng nướng mắm ruốc
Đối với các bạn có sở thích ăn vặt chắc không còn xa lạ với món bánh tráng này đúng không? Bánh được nướng trên bếp lửa than khói tỏa nghi ngút lan tỏa mùi bánh đa thơm lừng. Thành phần nhân gồm có mắm ruốc đặc sản của đảo trộn chung với nước mắm cá phết đều mặt bánh tráng. Đây là món ăn vặt được bán phổ biến trên đảo, bạn có thể dễ dàng tìm mua quanh khu vực họp chợ. Chỉ cần thử một miếng bánh tráng nướng ở đây đảm bảo bạn sẽ bị "nghiện" hương vị của nó.
6. Nước rong biển ướp lạnh
Món giải khát ăn chơi nổi tiếng tại đảo Bình Hưng chính là thứ nước màu trong suốt, có những miếng rong biển bên trong. Ban đầu mình nhìn cứ nghĩ là nước nha đam hay được bày bán ngoài vỉa hè nhưng thực chất đó chính là rong biển tươi được đóng chai phục vụ du khách. Tiết trời nóng nực trưa hè mà làm một chai nước rong biển mát lạnh thì còn gì tuyệt vời bằng. Nước có vị thanh mát tận cuống họng, hớp từng ngụm rất sảng khoái và dẹp tan cơn khát ngay lập tức. Vị không quá ngọt, không hề tanh, miếng rong biển nhai rất thích.
Chỉ mới nghe qua thôi đã thấy "réo bụng" rồi nhỉ, những món ăn nơi này được chính tay cư dân bản địa nấu theo các phương pháp gia truyền của dân miền biển nên mùi vị không giống bất cứ đâu, thậm chí những nước chấm gia vị cũng làm nên hương vị đặc biệt khiến du khách không thể nào quên. Thế nên hãy nghe mình, đừng chỉ chăm chăm ngắm biển đẹp mà còn tranh thủ cơ hội để thưởng thức những món ăn ngon quên sầu khi đến đảo Bình Hưng nhé.
Phương Thảo
Theo emdep.vn
[Chế biến] - Gỏi lòng gà bắp cải đơn giản nhưng ngon miệng Nguyên liệu đơn giản, chế biến nhanh gọn nhưng món gỏi lòng gà bắp cải lại mang đến hương vị ngon, lạ miệng. Gỏi (nộm) là món ăn thích hợp để chống ngán với bữa cơm có nhiều món dầu mỡ. Để gỏi giòn và không bị ra nước, bạn nên chuẩn bị hết tất cả các nguyên liệu, khi nào chuẩn bị...