Cầm 1 USD mua được gì ở mỗi quốc gia trên thế giới, câu trả lời sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên
Ai mà ngờ được rằng, chỉ với 1 USD lại có thể mua được những thứ vô cùng thú vị.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có thu nhập bình quân và mức sống khác nhau. Do vậy, với một số tiền nhất định, ở mỗi nơi sẽ mua được những đồ vật hoặc dịch vụ khác nhau. Vậy bạn có bao giờ tò mò rằng, nếu có 1 USD (khoảng 23.000 đồng) trong tay, bạn có thể mua được gì tại các nước trên thế giới không?
1. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Một tách trà
Nếu bạn đến Istanbul, trà Thổ Nhĩ Kỳ truyền thống là thứ mà bạn chắc chắn phải thử qua. Đây là thức uống nóng được tiêu thụ nhiều nhất ở đất nước này và bạn có thể tìm thấy rất nhiều phiên bản của loại trà này chỉ với giá 1 USD.
2. Malaysia: Dịch vụ giặt là
Để tiết kiệm không gian trong hành lý khi đi du lịch, một mẹo hay là bạn nên mang theo ít quần áo hơn và tìm một dịch vụ giặt là gần điểm đến của bạn. Ở Kuala Lumpur, thủ phủ của đất nước Malaysia, bạn có thể giặt tới 0,5 kg quần áo chỉ với giá 1 USD.
3. Turkmenistan: Vé xem phim
Giá vé trung bình cho các bộ phim chiếu lần đầu ở Turkmenistan là khoảng 1 USD. Tuy nhiên, mức lương trung bình hàng tháng tại đất nước này chỉ là khoảng 79 USD (tương đương 1,8 triệu đồng), mức lương khá thấp so với các quốc gia khác.
4. Hàn Quốc: Dịch vụ karaoke
Karaoke là một loại hình giải trí vô cùng phổ biến tại Hàn Quốc. Vì vậy, bên cạnh những nơi chuyên cung cấp dịch vụ này, tại Hàn Quốc cũng có nhiều máy karaore tự động, nơi bạn có thể thả đồng xu vào máy và chọn hát bài hát yêu thích của mình. Với giá 1 USD, bạn có thể hát khoảng 2 bài hát.
5. Venezuela: 5 lít xăng
Venezuela được biết đến là nơi có giá xăng rẻ nhất thế giới với 20 cent/lít. Vì vậy, để đổ 5 lít xăng tại đấy nước này, bạn chỉ mất khoảng 1 USD, một mức giá rẻ đến kinh ngạc đối với người dân các nước khác.
Video đang HOT
6. Vienna, Italy: Một chai rượu vang
Là một vùng thuộc đất nước Italy, không có quá nhiều thứ mà bạn có thể mua với giá 1 USD tại Vienna. Tuy nhiên, một chai rượu vang Ý giá rẻ, một chiếc bánh sừng bò tại đây lại chỉ có giá 1 USD. Thậm chí, nếu bạn đến Bảo tàng Nghệ thuật Ứng dụng vào ngày thứ 7, bạn còn có thể được cầm chai rượu vang Ý về nhà với giá 0 đồng khi đây là món quà khi tham gia sự kiện mà bảo tàng này tổ chức.
7. Bồ Đào Nha: Một tách cà phê
Là một đất nước giàu truyền thông, ngay từ thế kỷ 18, cà phê đã gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Bồ Đào Nha. Khi đến với đất nước này, nếu bạn bắt gặp một quán cà phê, đừng ngần ngại ghé vào và thử thức uống nóng hổi này với giả cực kỳ rẻ này nhé.
8. Croatia: Cây kem ốc quế
Croatia là nơi sản xuất món kem ngon nhất thế giới của công ty Ledo và rất đáng để thử, ngay cả khi bạn đến đó vào mùa đông. Bạn có thể tìm thấy các cửa hàng nhỏ bán một muỗng kem ngon lành với giá 6 kunas (tương đương 1 USD).
9. New York, Mỹ: Một miếng pizza
Thành phố New York là tụ điểm của nhiều tinh hoa trên toàn thế giới với dân cư đa dạng. Tại đây, những chiếc bánh pizza phổ biến đến mức bạn có thể mua một miếng bánh với giá chỉ 1 USD tại một số khu vực sầm uất nhất của thành phố như Quảng trường Thời đại, Midtown và St. Mark’s Place.
10. Lithuania: Vé tàu
Ngay từ khi bước xuống máy bay ở Lithuania, bạn có thể thấy cuộc sống và vui chơi ở quốc gia Đông Âu này là khá dễ chịu. Ví dụ, giá vé đi tàu từ Sân bay Vilnius đến Trung tâm Thành phố Vilnius chỉ là 89 cent (khoảng 20.000 đồng). Một mức giá rẻ đến không tưởng.
Nguồn: BrightSide
Chuyển từ Mỹ sang Thái Lan, người đàn ông 'một bước thành thượng lưu'
Sinh ra ở Mỹ nhưng Jesse Schoberg quyết định chọn cuộc sống lâu dài ở Thái Lan và chưa có kế hoạch hồi hương.
Jesse Schoberg đã mơ về một ngày được "trốn" khỏi thị trấn Elkhorn, tiểu bang Wisconsin, Mỹ từ khi còn là một cậu thiếu niên. Anh kể với CNBC: "Nó là thị trấn nhỏ vùng Trung Tây điển hình: Nhỏ nhắn, yên ắng và chẳng có mấy cảm giác phiêu lưu. Tôi luôn biết rằng tôi muốn ra khỏi đó và đi khám phá thế giới".
Doanh nhân 41 tuổi hiện đã sinh sống ở nước ngoài được 14 năm tại hơn 40 quốc gia, và anh vẫn chưa hề có ý định quay lại Mỹ. Vốn là người ưa phiêu lưu, Schoberg không chịu "trói chân" vào con đường truyền thống là đi học đại học rồi dính với một công việc văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Thay vào đó, năm 19 tuổi, anh chuyển đến thành phố Madison ở tiểu bang Wisconsin để rèn giũa kỹ năng lập trình, giúp các doanh nghiệp thiết kế và phát triển web.
Đến năm 27 tuổi, Schoberg bắt đầu cảm thấy bồn chồn. Anh định chuyển sang các thành phố mới và đã tính mua nhà ở Denver hay Austin, nhưng tâm trí anh cứ liên tục hướng về Thành phố Panama - thủ đô của đất nước cùng tên, nơi anh có chuyến đi du lịch "tuyệt nhất đời".
Vì lẽ đó, anh quyết định lên đường thẳng tiến đến Panama và sống ở đó 6 năm, từ 2008 đến 2014 và bắt đầu trở thành một "dân du mục kỹ thuật số" toàn thời gian. Đó là ước mơ anh đã ấp ủ từ một chuyến nghỉ dưỡng ở Curaao.
Một điều đặc biệt là, giữa các chuyến đi không ngừng nghỉ của mình, anh luôn coi Bangkok là nhà. Tháng 12/2021, anh quyết định chuyển đến sống hẳn ở Thái Lan trong căn hộ 1 phòng ngủ cùng hôn thê Janine của mình.
"Chất lượng sống ở Thái Lan so với Mỹ tốt hơn nhiều ở 90% các mặt và lại còn vô tư hơn chứ. Sống 'sang chảnh' ở đây cũng dễ hơn nhiều" - anh chia sẻ.
"Xiêu lòng" với đất nước Đông Nam Á
Schoberg đã xây dựng một sự nghiệp đáng gờm với tư cách là một doanh nhân và nhà phát triển web, kiếm được mức lương 6 con số mỗi năm - nhưng thành công của anh không xảy ra trong một sớm một chiều.
Jesse Schoberg trong một bức ảnh trên đường phố Bangkok.
Khi lần đầu tiên chuyển đến Panama, Schoberg đã mang theo công ty thiết kế và phát triển web mà anh thành lập ở Hoa Kỳ - cùng với danh sách khách hàng cũ.
Ngày nay, công ty có đội ngũ nhân viên từ xa gồm 12 nhân viên, với Schoberg đứng đầu là Giám đốc điều hành.
Việc tự kinh doanh đã mang lại cho Schoberg một lịch trình linh hoạt hơn và anh sử dụng thời gian rảnh rỗi để đi du lịch: Sau khi đến thăm một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ, bao gồm Colombia và Costa Rica, anh quyết định đến châu Á, sống trong thời gian ngắn ở Đài Loan , Nhật Bản và Philippines (nơi anh ấy gặp vị hôn thê của mình.
Vào năm 2015, Schoberg dừng chân ở Thái Lan - và ngay lập tức anh biết rằng mình đã tìm thấy ngôi nhà mới của mình. "Khi tôi đến Bangkok lần đầu tiên, nó có cảm giác quen thuộc như Thành phố Panama... Tuy nhiên nó có nguồn năng lượng từ đường phố và người dân thật đáng kinh ngạc" - anh nói. "Tôi biết ngay rằng Bangkok sẽ là Thành phố Panama 2.0 của tôi".
Schoberg và vị hôn thê của mình đã phân chia thời gian của họ giữa Thành phố Mexico và Bangkok khi anh chờ Visa Elite Thái Lan của mình, một loại visa gia hạn 5 năm có giá khoảng 18.000 USD (421 triệu đồng) và cho phép ra vào Thái Lan không giới hạn, cũng như các đặc quyền xuất nhập cảnh.
"Sống sướng hơn ở Mỹ"
Kể từ khi chuyển đến Bangkok, Schoberg đã có thể chi tiêu nhiều hơn cho việc đi du lịch, ăn uống và các sở thích khác cũng như gia tăng khoản tiết kiệm của mình. "Mặc dù tôi có thể trang trải cuộc sống khá tốt ở Hoa Kỳ, nhưng cuộc sống ở đây tốt hơn rất nhiều so với ở đó", anh nói. "Mức độ dịch vụ mà bạn nhận được ở đây - rạp chiếu phim đẹp hơn, xe hơi sang - hoàn toàn thổi bay những gì bạn nhận được ở Hoa Kỳ".
Là một doanh nhân và CEO, Schoberg kiếm được khoảng 230.000 USD (gần 5,4 tỷ đồng) mỗi năm. Chi phí lớn nhất của anh là tiền thuê nhà và tiền điện nước, cộng lại khoảng 2.710 USD (63 triệu đồng) mỗi tháng. Schoberg và hôn thê sống trong căn hộ một phòng ngủ trong tòa nhà có phòng tập thể dục riêng, hồ bơi, không gian làm việc chung, nhà hàng, và dịch vụ dọn dẹp hàng ngày.
Anh cho rằng tương quan dịch vụ/chi phí ở Thái tốt hơn nhiều so với quê nhà.
Jesse Schoberg cũng say mê ẩm thực quốc gia Đông Nam Á.
Anh và Janine chi khoảng 1.900 USD (44,5 triệu đồng) mỗi tháng cho việc mua đồ mang đi và ăn ngoài, thường đặt đồ ăn từ các nhà hàng địa phương trên một ứng dụng nổi tiếng. Các bữa ăn thường xuyên của Schoberg là vài món ăn địa phương của Thái như khao soi hay pad krapow và mỗi bữa chỉ tốn vài USD (vài chục nghìn đồng).
Theo anh, ẩm thực là một "điểm cộng lớn" cho cuộc sống ở Thái Lan và là một trong những lý do chính khiến anh chọn đến Bangkok. Schoberg nói: "Bangkok có một nền ẩm thực tuyệt vời, bạn có gần như mọi loại thức ăn trên thế giới ở đây. Ngay gần căn hộ của tôi, có một cửa hàng bánh sandwich của Bỉ và một cửa hàng thịt nướng Hàn Quốc".
Ngoài tiền ăn và tiền nhà ở, chi phí tốn kém nhất của cặp đôi là khoản chi tiêu "tùy ý" giới hạn ở khoảng 2670 USD (62 triệu đồng). Tổng chi tiêu của họ là gần 8.000 USD/tháng (khoảng 180 triệu đồng).
Một điều khiến anh thêm yêu quốc gia Đông Nam Á là lối sống và tính cách người dân thoải mái, dễ chịu hơn ở Mỹ.
Đó là chưa kể, vẻ hiện đại pha lẫn truyền thống, dân dã của thủ đô Thái Lan khiến anh mê đắm.
Tương lai, anh dự định sẽ tiếp tục khám phá thế giới, có căn nhà ở nhiều châu lục khác nhau và vẫn chưa có ý định hồi hương về Mỹ.
10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022: New York, London cũng phải xếp sau một thành phố châu Á Không phải châu Âu hoa lệ, khu vực châu Á lại là nơi sở hữu nhiều thành phố có mức sống đắt đỏ nhất trong danh sách này. Bạn đã bao giờ nhìn vào hóa đơn tiền điện của mình và cảm thấy giật mình vì mức chi tiêu của mình chưa? Mặc dù việc sống ở thành phố tốn kém không ít...