Call Of Duty Ghosts vs Battlefield 4: Cuộc chiến không khoan nhượng
Cuộc đối đầu giữa Call Of Duty và Battlefield đã diễn ra từ rất lâu rồi. So sánh phần chơiMultiplayer của hai thương hiệu này là rất khó bởi nó đại diện cho các phong cách chơi khác nhau.
Call Of Duty Ghosts với map hẹp, tốc độ cao, nhấn mạnh nhiều vào kĩ năng cá nhân còn Battlefield đề cao phối hợp đồng đội, khí tài quân sự đa dạng và đúng như cái tên của nó, đây thật sự là một chiến trường rộng lớn, cho phép mỗi người chơi có một vai trò riêng. Vì thế, trong chương trình bình loạn ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến sự so sánh của phần chơi chiến dịch, yếu tố có vẻ gần gũi nhất với game thủ Việt của hai thương hiệu này. Cụ thể là Campaign của Call Of Duty Ghosts và Battlefield 4.
CỐT TRUYỆN
Với Call Of Duty Ghosts, nhiệm vụ của IW là khá khó khăn khi họ phải xây dựng lại các tuyến nhân vật từ đầu, tạo ra một kẻ phản diện đáng nhớ, những NPC gắn kết với người chơi. Họ còn tiếp tục đưa Hoa Kỳ đến với cuộc chiến một mất một còn với thế lực mới, Federation, liên minh các nước Nam Mỹ. Vì là phiên bản đầu tiên nên tôi có cảm giác rằng mọi thứ hơi quá nhanh. Tôi chưa cảm nhận được mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên của Ghosts giống như Task Force 141. Tuy nhiên, những cá tính khác nhau trong đội đã được xây dựng khá tốt, từ Hesh, Merrick và nhất là Keegan, người mà theo tôi sẽ thế chỗ cho Simon Ghost Rilley. Riêng Elias, cái chết của ông ta chưa thật sự gây được nhiều ấn tượng với tôi bởi thời lượng chơi quá ngắn. Về nhân vật phản diện, Rorke mới chỉ là một kẻ vai u thịt bắp mà thôi, chứ chưa thể đạt đến tầm của Markarov. Tôi đoán rằng một thử thách còn lớn hơn đang chờ đơn vị Ghosts ở phía trước khi họ tấn công trực diện vào liên minh Nam Mỹ.
Chuyển sang Battlefield 4, sau thất bại của phần 3 thì DICE đã khôn ngoan quay trở lại công thức của series Bad Company, khi tập trung xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong một đội nhỏ. Phần nào họ thành công ngay từ Mission đầu tiên với ấn tượng về sự hy sinh của đội trưởng William Dunn, rồi tính cách khá đặc biệt của Irish và Pac trong đội. Nói về các trường đoạn cinematic, Battlefield 4 có bước tiến đáng kể so với người tiền nhiệm. Dù không có quy mô hoành tráng như Call Of Duty Ghosts nhưng chúng rất thật, rất khốc liệt và làm người chơi hồi hộp không kém. Tuy nhiên, Battlefield 4 thất bại nhiều nhất trong việc xây dựng nhân vật nữ, điệp viên người Trung Quốc Hannah. Tôi đã rất rất kỳ vọng vào một sự đột phá trong nhân vật nữa củagame bắn súng nhưng không, mọi thứ trôi đi quá nhanh. Ngoài ra, DICE bỏ lỡ rất nhiều cơ hội khi không khai thác triệt để mối liên kết giữa hai phiên bản. Dima và Agent W lẽ ra phải là PRICE hoặc Soap của Modern Warfare nhưng kết quả thật thất vọng. Battlefield 4 chưa thể cho người chơi một kẻ phản diện thực sự nào, mối quan hệ giữa dân tị nạn và lính thủy đánh bộ trên tàu Valkyrie lẽ ra có thể làm nên những phút giây thú vị, nhưng hầu hết chúng ta chỉ cảm nhận nó thông qua đoạn cutsene của Irish. Nói chung, phần thắng rõ ràng đã nghiêng về Call Of Duty Ghosts trong cốt truyện.
ĐỒ HỌA
Video đang HOT
Đồ họa là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong hai game bắn súng này. Và chắc là tôi cũng không cần phải nói nhiều nữa, Battlefield 4 là người giành phần thắng rõ ràng. Suy cho cùng, Call Of Duty Ghosts vẫn chưa phải là một game nextgen hoàn toàn bởi vẫn bó buộc với điều kiện 60 FPS trên cả PS3 và Xbox 360. Quan trọng hơn, Ghosts vẫn dùng engine đồ họa cũ từ thời Call of Duty 4. Tuy nhiên, sự cải tiến vẫn có thể được tìm thấy trong biểu cảm khuôn mặt nhân vật, hiệu ứng ánh sáng, độ phân giải texture trên PC, nước v.v… Tất cả thể hiện rõ nhất trong hai level rừng Amazonvà End of the Line. Còn Battlefield, cách DICE sử dụng hiệu ứng ánh sáng luôn làm tôi ấn tượng. Họ ngay lập tức phô diễn mô hình nhân vật cực kỳ chi tiết từ những khoảnh khắc đầu tiên. Chúng ta không thể không kể đến tương tác vật lý, phá hủy môi trường, yếu tố được làm nổi bật hơn rất nhiều trong phần chơi Campaign lần này. Battlefield chắc chắn sẽ luôn dẫn đầu trong cuộc đua đồ họa.
GAMEPLAY
Gameplay của một phần chơi đơn bắn súng tuyến tính như Call Of Duty Ghosts và Battlefieldchắc cũng không có quá nhiều thứ để nói. Call of Duty lần này đem đến nhiều sự đa dạng hơn ngoài phong cách run and gun thông thường. Các trường đoạn hành động lén lút vẫn làm người ta khá hồi hộp, nhưng mất đi sức nặng vì lặp lại quá nhiều từ Modern Warfare. Bù lại, Ghosts cho phép người chơi điều khiển khí tài quân sự, và đặc biệt, Infinity Ward vượt qua chính mình trong level điều khiển AC 130 huyền thoại trong Call Of Duty 4 bằng trường đoạn ODIN. Còn Battlefield 4, chiến trường của phần chơi Campaign đã được mở rộng ra đáng kể với sự bổ sung của hai tính năng Engage và Tactical Visor. Bạn có thể tập trung hỏa lực của đồng đội vào các mục tiêu nhất định. Vượt qua một số level đúng là dễ dàng hơn, đặc biệt là ở độ khó cao nếu sử dụng triệt để hai tính năng này. Ngoài ra, điều khiển khí tài quân sự luôn là một điểm manh của Battlefield, cảm giác súng đạn rất thật. Nếu xét riêng về gameplay, theo tôi, Battlefield có phần nhỉnh hơn.
ÂM THANH
Về âm thanh, Battlefield có những hiệu ứng cháy nổ, tiếng súng đạn trong không gian chân thật nhất tôi từng trải nghiệm. Bạn có thể cảm nhận rất rõ điều đó khi cuộc đấu súng chuyển từ ngoài trời vào trong nhà. Tuy nhiên, Call Of Duty lại sở hữu các bản nhạc nền rất hay, cộng thêm nhiều hiệu ứng học hỏi từ các bộ phim bom tấn Hollywood. Một lần nữa, hai phong cách khác nhau nên ở mặt này, Battlefield và Call Of Duty Ghosts ngang bằng.
Như vậy là trong cuộc đối đầu lần này, Battlefield 4 có phần nhỉnh hơn Call Of Duty Ghosts nếu xem xét một cách khách quan qua các khía cạnh ở trên, tuy nhiên, khoảng cách là rất nhỏ và quan điểm của mỗi người là khách nhau. Tôi xin nhắc lại, đây chỉ là quan điểm của các biên tập viên tạiGame4v mà thôi. Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn trong phần comment bên dưới.
Theo VNE
Battlefield 4 công bố bản mở rộng tiếp theo
DLC Naval Strike của Battlefield 4 sẽ tập trung vào thủy chiến.
Trải qua một thời gian dài khắc phục sự cố kể từ khi phát hành vào tháng 10 năm ngoái, đến nay Battlefield 4 đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định và chiếm được cảm tình của nhiều fan hâm mộ. Sau hai bản mở rộng China Rising và Second Assault ra mắt trong thời gian vừa qua, mới đây hãng phát triển DICE đã tiếp tục công bố phần thứ ba trong tổng số 5 DLC mà người chơi Battlefield 4 sẽ nhận được, đó là Naval Strike.
Nếu như China Rising mang đến những bản đồ bằng phẳng với số lượng phương tiện lớn, Second Assault cho người chơi hồi tưởng lại những kỉ niệm với Battlefield 3 thông qua các màn chơi cũ được làm lại trên nền Frostbite 3 thì Naval Assault như tên gọi lại tập trung vào yếu tố thủy chiến. DLC này bao gồm 4 map mới đó là: Lost Islands, Wave Breaker, Nansha Strike, Operation Mortar, tất cả đều có bối cảnh trên biển khơi.
Để kích thích thêm sự hào hứng của người chơi khi tham gia vào những trận chiến trên biển, tất nhiên Naval Strike cũng giới thiệu thêm 2 phương tiện và 5 loại vũ khí mới, một trong số đó là loại thuyền sử dụng đệm khí như chúng ta có thể thấy trong tấm screenshot dưới đây.
Bên cạnh đó, DICE cũng hứa hẹn mang lại một chế độ chơi mới nhưng thực chất là dựa trên "Titan Mode" đã từng xuất hiện trong Battlefield 2142, nay đổi tên thành Carrier Assault. Thay vì chiến đấu để chiếm giữ các vị trí trọng yếu như trong Conquest, 64 người chơi sẽ cố gắng hạ gục chiến hạm của phe đối phương bằng cách giành quyền kiểm soát hệ thống phóng tên lửa. Họ có thể sử dụng nó để tiêu diệt Titan một cách từ từ hoặc phá bỏ lớp lá chắn trước, sau đó đột nhập và phá hủy lò phản ứng bên trong.
Về cơ bản chế độ Titan của Battlefield 2142 là vậy còn liệu Carrier Assault trong Battlefield 4 có thay đổi gì hay không thì hiện tại chúng ta chưa thể biết được, ngoại trừ việc các chiến hạm không gian nay sẽ được thế chỗ bởi hàng không mẫu hạm.
Battlefield 4 Naval Strike dự tính sẽ được phát hành vào cuối tháng 3 này và như thường lệ có giá 15 USD cũng như ưu tiên ra mắt trước 2 tuần đối với những ai sở hữu Premium Membership.
Theo VNE
Trải nghiệm game đỉnh War Thunder sắp đến Việt Nam Điểm cộng lớn mà War Thunder có được chính là nhờ vào hệ thống đồ họa. Nói không ngoa, tính đến thời điểm hiện tại War Thunder là một trong những tựa game không chiến đẹp nhất trên thị trường game online. Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, vào hồi giữa tháng 8, thông tin về việc tựa game bắn súng...