Call of Duty bị kiện vì lý do… trời ơi đất hỡi
Activision chuẩn bị phải ra hầu tòa từ một đơn kiện nhắm vào tựa game Call of Duty: Black Ops 2.
Kiện tụng là một vấn đề thường xuyên xảy ra ở các quốc gia phát triển như Hoa Kì. Chỉ cần có tiền và thời gian, người ta có thể lôi nhau ra tòa với những lý do mà nghe qua tưởng chừng như rất vô lý. Trong làng game Rockstar chắc chắn là hãng đã quá quen với việc phải đóng vai bên bị đột xuất và thường xuyên, nhưng trong câu chuyện ngày hôm nay, nạn nhân không phải họ mà là Activision.
Manuel Noriega – cựu độc tài từng cai trị đất nước Panama nằm ở vùng Trung Mỹ từ năm 1983 tới 1989 mới đây vừa đâm đơn kiện Activision với lý do sử dụng hình ảnh của mình mà chưa được phép trong tựa game Call of Duty: Black Ops 2 phát hành năm 2012.
Rắc rối xuất phát từ nhiệm vụ thứ 7 trong Call of Duty: Black Ops 2 mang tên “Suffer with Me”.
Video đang HOT
Khác với trường hợp của Lindsay Lohan, Treyarch đã sử dụng tên thật của Noriega để đặt cho nhân vật phản diện ở nhiệm vụ “Suffer with Me”, nơi hắn được mô tả như một kẻ độc ác mang những tội danh giết người, bắt cóc. Noriega ngoài đời thực cho rằng việc này đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của mình.
Nhân vật Manuel Noriega trong Black Ops 2.
Điều đáng chú ý là trong đơn kiện mà vị cựu độc tài 80 tuổi này trình lên tòa án Los Angeles, ngoài cáo buộc liên quan tới vấn đề xúc phạm danh dự Noriega còn đòi Activision phải bồi thường về mặt tài chính vì cho rằng nếu không nhờ ảnh hưởng của mình, Call of Duty: Black Ops 2 đã không thể thu được lợi nhuận lớn như vậy. Đọc tới đây, chắc hẳn nhiều người sẽ nhanh chóng liên hệ với trường hợp của Lindsay Lohan và nhận ra rằng, cả hai nhân vật này nhiều khả năng chỉ muốn kiếm chút tiền dưỡng già mà thôi.
Trong Black Ops 2, Noriega thường được gọi bằng những cái tên đầy khinh miệt.
Sau khi quân đội Mỹ can thiệp vào Panama và tước quyền lực khỏi tay Noriega, nhân vật này đã bị bắt giam hai lần vào năm 1992 và 2007. Kể từ 2011, Noriega được thả khỏi nhà tù và quản lý theo hình thức giam lỏng bởi chính quyền Panama. Có lẽ việc tin tức trong tù không được cập nhật cho lắm, đặc biệt là những gì liên quan tới lĩnh vực trò chơi điện tử đã khiến cho một tựa game từ 2 năm trước đến nay mới bị lôi ra kiện.
Theo VNE
Game MOBA sẽ làm "sống" lại ngành thi đấu điện tử toàn cầu
Theo số liệu báo cáo của giới nghiên cứu nước ngoài cho thấy, trong 4 năm qua, ngành thi đấu điện tử nhận được sự quan tâm rất cao, số lượng người xem càng lúc càng đông, giải thưởng do đó cũng không ngừng tăng lên.
Tính đến thời điểm cuối năm 2013, trên thế giới có tổng cộng 71.500.000 lượt người xem thi đấu điện tử, tổng giải thưởng cho các trận đấu lên đến 25.000.000 USD, tăng 350% trong vòng 4 năm.
DOTA2 có giải thưởng cực kỳ cao
Cũng theo số liệu cụ thể nêu trong báo cáo thì thể loại game được thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ như vậy chính là thể loại game MOBA. Trong những trận đấu điện tử năm 2013, trận đấu có giải thưởng lớn nhất là trận đại chiến TI3 ( DOTA2), thứ nhì là trận chung kết thế giới S3 ( LOL), xếp thứ 3 là trận đấu giành giải quán quân game Call of Duty: Black Ops 2. Trong 3 game có số tiền thưởng cao nhất thì đã có 2 game thuộc thể loại MOBA, điều này cho thấy game MOBA đang làm sống lại ngành điện tử toàn cầu.
Trên thực tế, game MOBA không biết từ lúc nào đã hoàn thành sứ mệnh thay đổi nền điện tử toàn cầu. 5 năm trước đây, nếu như chúng ta nhắc đến game, thì ấn tượng đầu tiên đó chính là những tựa game RTS, FPS như Starcraft, War3, CS. Nhưng thời điểm hiện tại, khi nhắc đến game thì ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ đến những thể loại game MOBA. Dòng game đề cao tính đồng đội và mang lại những cảm giác thú vị cho người chơi.
Trong tương lai, hy vọng ngành điện tử toàn cầu sẽ có những "bứt phá" mới mẻ, tạo ra nhiều giải đấu hoành tráng lẫn quy mô để phục vụ cộng đồng.
Theo VNE
Những bóng hồng bạc mệnh Call of Duty Giống như định mệnh đã sắp sẵn, phần lớn kết cục cuối cùng của họ luôn là cái chết. Phụ nữ có mặt trong Call of Duty? Với nhiều người đó là chuyện khá kì lạ không khác gì CoD: Ghosts chơi được trên card Intel vì với một nơi chiến trường lúc nào cũng rực lửa như vậy, đó không phải là...