California lo 60.000 người vô gia cư có thể mắc COVID-19
Thống đốc bang California, Mỹ ngày 18-3 cho biết mô hình của các chuyên gia dự báo khoảng 60.000 trong số 108.000 người vô gia cư trong tiểu bang này có thể mắc bệnh COVID-19 trong vòng 8 tuần sắp tới.
Người đàn ông trong ảnh là Eric, ông cho biết mình là một cựu binh sống không nhà 20 năm qua ở Mỹ đang di chuyển đến Los Angeles. Ảnh chụp tại California ngày 2-3/REUTERS
Theo số liệu của trường Đại học Johns Hopkins, hiện Mỹ có 7.698 ca dương tính với virus corona chủng mới. Con số thực tế có thể lớn hơn.
Thống kê năm 2019 cho thấy, số người vô gia cư tại Mỹ tiếp tục tăng so với năm 2018. California nằm trong số các bang có nhiều người vô gia cư nhất nước Mỹ.
Tổng số người vô gia cư của nước Mỹ năm 2019 là hơn 568.000 người, cao hơn con số 553.000 của năm 2018.
New York, Hawaii, California, Oregon và Washington là các bang có tỉ lệ người vô gia cư cao.
Video đang HOT
Số người vô gia cư tại California tăng 16,4% trong năm 2019 dù quyền bang đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng này.
Theo Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ (HUD), tình trạng vô gia cư tại California đã tới ngưỡng trở thành một cuộc khủng hoảng đòi hỏi chính quyền địa phương và liên bang phải phối hợp khẩn cấp để giải quyết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông qua gói hỗ trợ trị giá 104 tỉ USD nhằm hỗ trợ người dân đối phó với những tác động của dịch COVID-19.
Theo đó, gói hỗ trợ sẽ chi bảo hiểm thất nghiệp, cho người lao động được nghỉ phép hưởng lương trong tình huống khẩn cấp và được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 miễn phí. Ngoài ra, người lao động vẫn được chi trả tối đa 10 ngày nghỉ ốm.
Đây là gói hỗ trợ thứ hai được Quốc hội Mỹ thông qua trong trong bối cảnh những lo ngại về sự bùng phát dịch COVID-19 tại Mỹ ngày càng lớn, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái.
HỒNG VÂN ( tuoitre.vn)
Tòa án đặc biệt 'giải cứu' người vô gia cư
Nhận vé phạt 300 USD, John Doe tự hỏi cảnh sát nghĩ gì khi lập biên bản xử phạt người đi ăn xin vỉa hè như mình.
John cầm giấy hẹn nộp phạt trong tay mà không biết sẽ tới tòa án bằng cách nào vì nơi đó cách xa hàng chục dặm. Không có phương tiện đi lại, tiền bạc, nơi ở, hay việc làm ổn định, John không có cách nào để trả số tiền phạt. Anh ta chọn cách thờ ơ với giấy hẹn và ít lâu sau bị bắt giữ vì không trình diện theo triệu tập của tòa.
Với người vô gia cư như John Doe, chỉ một vé phạt về hành vi ít nghiêm trọng (như chiếm dụng vỉa hẻ, say xỉn và tiểu tiện nơi công cộng, cúp vé xe bus,...) cũng đủ khiến cuộc sống rơi vào vòng luẩn quẩn pháp lý, không thể thoát ra. Một khi có tiền sự bị bắt giữ, người vô gia cư sẽ gặp khó khăn rất lớn trong tìm việc làm và nơi ở, từ đó càng khó thoát khỏi cuộc sống "màn trời chiếu đất".
Để giải quyết tận gốc vấn đề thay vì chỉ xử lý phần ngọn, một số địa phương ở Mỹ đã thành lập chương trình tòa án dành cho người vô gia cư để xóa sạch án tích cho những người thật sự muốn làm lại cuộc đời, giúp họ vượt qua rào cản pháp lý trên hành trình hướng tới mục tiêu tự nuôi sống bản thân.
Mỗi tháng, tòa dành cho người vô gia cư mở một lần để giải quyết công việc. Khi tòa làm việc, luật sư bào chữa giới thiệu và trình bày sự tiến bộ của bị cáo vô gia cư trong thời gian vừa qua. Sau đó, thẩm phán sẽ xóa tiền án tiền sự về vi phạm ít nghiêm trọng cho bị cáo, giúp họ có "khởi đầu mới". Thay vì án tù hoặc phạt tiền, thẩm phán áp dụng bản án thay thế như yêu cầu bị cáo tham gia chương trình cai nghiện, xóa mù chữ và kiến thức máy tính, tìm kiếm, đào tạo việc làm, và tham gia công việc tình nguyện.
Để bị cáo thuận tiện đi lại, phòng xét xử của dạng tòa án chuyên biệt này thường được đặt tại cơ sở bảo trợ người vô gia cư trong địa phương. Mỗi phiên xử có đủ sự góp mặt của thẩm phán địa phương, đại diện phòng công tố, thư ký tòa, luật sư bào chữa, cảnh sát hỗ trợ tư pháp,... như phiên tòa truyền thống. Tuy nhiên, cách tổ chức sắp đặt trong phòng xét xử khiến không khí bớt phần nghiêm trọng, giúp bị cáo không có tâm lý sợ hãi, e ngại.
Cách tổ chức sắp xếp của phòng xét xử giảm bớt không khí nghiêm trọng. Ảnh: Nelvin C. Cepeda.
Do tòa dạng này có nguồn lực hạn chế, để được đứng trước tòa án đặc biệt này, người vô gia cư cần thỏa mãn điều kiện nhất định như phải được tổ chức phi lợi nhuận đứng ra bảo đảm, hoặc không phạm tội nghiêm trọng trong 10 năm trở lại. Thường khi được đứng trước tòa, bị cáo đã tham gia chương trình tái hòa nhập cộng đồng của tổ chức phi lợi nhuận được một thời gian. Mỗi bị cáo chỉ được tòa án dành cho người vô gia cư xóa án tích một lần.
Thông qua tòa án dành cho người vô gia cư, sự tôn nghiêm của tòa án vẫn được bảo đảm. Các bị cáo đồng thời được cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khó khăn riêng. Theo NCSC, tòa dành cho người vô gia cư có tác động tích cực tới bị cáo vì chương trình này trực tiếp xử lý nhu cầu cơ bản của họ, thay vì chỉ "dán băng gạc" để giải quyết tình thế tạm thời.
Tòa án dành cho người vô gia cư được thành lập đầu tiên tại thành phố San Diego, bang California vào năm 1989 rồi sau đó được tổ chức tại một số khu vực khác trong nước Mỹ. Hiện, 10 bang ở Mỹ có chương trình tòa án cho người vô gia cư, bao gồm South Carolina, California, Texas, Arizona, New Mexico, Missouri, Utah, Washington, Colorado, và Michigan.
Cựu luật sư công Steve Binder, người giúp xây dựng tòa án dành cho người vô gia cư đầu tiên, cho biết sáng kiến này đã giúp đỡ hàng nghìn người vô gia cư trong những năm qua, với số lượng cáo trạng bị hủy lên tới hàng chục nghìn.
Theo Steve, hầu hết những bị cáo đều giữ được bản thân sạch tiền án tiền sự sau khi dự tòa án dành cho người vô gia cư. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tái phạm của những bị cáo này ở mức 18%.
Quốc Đạt (Theo NCSC, San Diego Union Tribune)
Theo vnexpress.net
Dân Mỹ đua nhau mua súng phòng thân giữa mùa dịch Covid-19 Doanh số bán súng đang tăng mạnh ở nhiều tiểu bang Mỹ, đặc biệt là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như California, New York và Washington, theo SCMP. Bên trong một tiệm súng ở Idaho. Ảnh: AP Ngoài các khu vực trên, một số khu vực khác ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng đã ghi nhận...