California điều động dê chống cháy rừng giữa nắng nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ
Các bầy dê trở thành “vũ khí” đặc biệt để chống cháy rừng ở bang California, Mỹ giữa lúc khu vực Bắc Mỹ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục.
Đàn dê đang trở thành một “vũ khí” để California chống cháy rừng (Ảnh: AFP).
AFP đưa tin, các đàn dê đang trở thành “vũ khí” ngày càng phổ biến trong cuộc chiến chống cháy rừng ở bang California.
Vào một buổi sáng tháng 7 nóng nực gần đây, một đàn 80 con dê đã được “điều động” đến một khu đất đồi ở thành phố Glendale, ngoại ô hạt Los Angeles. Các con vật này có nhiệm vụ ăn trong suốt nhiều ngày liền để loại bỏ các đám cỏ khô, vốn có thể dễ dàng bén lửa nếu cháy rừng xảy ra, gây nguy hại tới các khu vực nhà cửa lân cận.
Do biến đổi khí hậu và tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ, các quan chức bang này lo ngại rằng viễn cảnh cháy rừng quy mô lớn sẽ xảy ra thường xuyên. Vì vậy, mọi sự đóng góp đều được ghi nhận.
“Chúng tôi bắt đầu nghe mọi người bàn tán về dê, từ các thành viên trong cộng đồng tới các đội cứu hỏa lân cận. Càng tìm hiểu về dê, chúng tôi càng nhận ra rằng loài vật này có thể mang lại giải pháp hiệu quả và bảo vệ môi trường tốt thế nào”, người đứng đầu cơ quan cứu hỏa Glendale Jeffrey Ragusa cho hay.
Ngoài việc “dọn dẹp” đám cỏ khô có thể kích hoạt cháy rừng, việc dê ăn bớt cây cối cũng tạo ra lối đi thuận lợi để lực lượng cứu hỏa có thể di chuyển và hoạt động khi cháy rừng xảy ra.
Video đang HOT
Khu vực Bắc Mxy đang hứng chịu thời tiết nắng nóng kỷ lục (Ảnh: AFP).
Việc sử dụng dê chỉ là một cách trong nỗ lực chống lại mối đe dọa cháy rừng. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của con vật này có giá trị khi chúng hỗ trợ công việc cho những người phải dọn dẹp các thảm thực vật để làm vùng đệm chống cháy rừng trong thời tiết nóng oi bức và tại địa hình nguy hiểm.
“Luôn luôn xảy ra mối đe dọa con người bị chấn thương (khi dọn cỏ), nhưng tôi chưa thấy con dê bị trượt chân bao giờ”, ông Ragusa nói.
Sage Environmental, đơn vị cung cấp đàn dê cho hạt Glendale, hiện có 400 con. Họ sẽ theo dõi các con dê làm việc và điều hướng khi cần thiết. Bà Cope tiết lộ rằng, chi phí thuê những con dê này tương đương với tiền mà chính quyền sẽ trả cho con người làm nhiệm vụ dọn cỏ khô tương tự.
alifornia năm ngoái ghi nhận đợt cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của bang, với hơn 1,6 triệu héc-ta bị thiêu rụi.
Nắng nóng nguy hiểm chết người ở Bắc Mỹ
Thung lũng chết ở California ghi nhận nhiệt độ 56 độ C (Ảnh: Reuters).
Nắng nóng khắc nghiệt đang đẩy một phần nước Mỹ và Canada rơi vào nguy cơ có thể xảy ra cháy rừng nghiêm trọng. Tính tới ngày 11/7, khu vực miền tây nước Mỹ đã trải qua nhiều ngày sống trong sóng nhiệt kỷ lục. Tại Thung lũng Chết ở California, nhiệt độ đã tăng lên mức 56 độ C, biến nơi đây trở thành một trong những khu vực nóng nhất hành tinh.
Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) phát đi cảnh báo nắng nóng trên khắp khu vực và khuyến cáo người dân rằng nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Nhiệt độ nóng cực đoan mở rộng từ khu vực tây bắc Thái Bình Dương, đang gây áp lực lên hệ thống lưới điện và rủi ro châm ngòi cho các vụ cháy rừng quy mô lớn.
Hiện trường tan hoang sau một vụ cháy rừng ở Canada (Ảnh: Reuters).
Tại Canada, cháy rừng tiếp tục lan rộng, thêm 50 vụ bùng phát trong 2 ngày qua. Chính phủ nước này phải công bố biện pháp khẩn cấp để phòng cháy rừng.
Sóng nhiệt kỷ lục ở Bắc Mỹ thời gian qua được cho đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tháng trước là tháng 6 nóng nhất mà khu vực Bắc Mỹ từng ghi nhận. Giới chuyên gia cảnh báo, hoạt động của con người đang đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và gây nguy hiểm nghiêm trọng.
Hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây nước Mỹ làm cạn kiệt nhiều hồ chứa nước
Bang California, miền Tây Mỹ, nơi thường xuyên xảy ra những trận cháy rừng lớn, đang chứng kiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng, khiến nhiều hồ nước tại khu vực này có nguy cơ cạn dần.
Hồ Oroville ở miền Bắc California đang cạn kiệt với tốc độ đáng lo ngại trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng. Ảnh: AFP/TTXVN
Hồ Oroville ở miền Bắc California, nơi có đập nước cao nhất ở Mỹ, cung cấp nước cho 25% số cây trồng của quốc gia này, đảm bảo nước cho vùng đập bên dưới để cá hồi có thể di cư về đẻ trứng cũng như cung cấp nước để duy trì nền kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch ở một hạt của bang. Nhưng giờ đây, hồ đập nước hùng vĩ này - một trụ cột trong hệ thống dẫn nước và hồ chứa ở miền Tây khô cằn của nước Mỹ - đang cạn kiệt với tốc độ đáng lo ngại trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng.
Những ngày cuối tháng 5, hàng chục nhà thuyền đã bị mắc kẹt ở hồ Oroville vì nước tại đây không đủ giúp chúng nổi lên. Mực nước trong hồ xuống thấp làm lộ ra hàng cây đen mọc theo bờ dốc trong hồ chứa. Hồ Folsom ở gần đó cũng trong tình trạng thiếu nước tương tự.
Không chỉ hồ Oroville, các nhà nghiên cứu cho biết hơn 1.500 hồ chứa của bang California đều đang ghi nhận mực nước thấp hơn 50% so với trung bình ở thời điểm này trong năm. Dự báo mực nước sẽ xuống mức thấp kỷ lục vào cuối mùa hè này
Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là tác động của tình trạng hồ chứa thiếu nước đối với hệ sinh thái và việc sản xuất điện. Thông thường, cá hồi cần nước lạnh từ đáy hồ để đẻ trứng trong khi Vịnh San Francisco cần nước ngọt từ các hồ chứa để loại bỏ nước mặn gây hại cho cá nước ngọt. Trong lĩnh vực trồng trọt, nông dân cần nước để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng. Trong khi đó, các nhà máy thủy điện cần nước để cung cấp điện cho người dân.
Theo tính toán, nếu hồ Oroville xuống dưới 195 m - kịch bản có nguy cơ xảy ra vào tháng 8 - giới chức bang California sẽ buộc đóng cửa một nhà máy thủy điện lớn. Điều này sẽ khiến mạng lưới điện bị quá tải do nhu cầu sử dụng tăng trong thời gian cao điểm của mùa hè.
Cháy rừng giảm số lượng nhưng tăng về quy mô Dù năm 2020 chứng kiến những thảm họa cháy rừng lịch sử ở Australia và bang California (Mỹ), số lượng các vụ cháy rừng xảy ra năm nay ít hơn mức trung bình so với các năm trước. Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Jamul, California, Mỹ, ngày 6/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus...