California có thể trưng cầu ‘Calexit’ về việc tách khỏi Mỹ
Một cuộc trưng cầu dân ý về việc California trở thành quốc gia độc lập có thể diễn ra vào năm 2018 nếu chiến dịch ủng hộ bang này tách khỏi Mỹ thu được nửa triệu chữ ký.
Chiến dịch đấu tranh cho bang California trở thành quốc gia độc lập đang ngày càng lan rộng. Ngay sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, nhiều người dân đã đồng loạt đăng lên Twitter dòng trạng thái với các hashtag #Calexit hay #Califrexit, ngụ ý muốn một cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi nước Mỹ như phong trào Brexit đòi tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) mới đây.
Đi đầu trong phong trào này là một nhóm vận động mang tên “Yes California Independence Campaign” (tạm dịch: Chiến dịch ủng hộ độc lập cho California, gọi tắt là Yes California).
Yes California vừa có bước đi chính thức đầu tiên hôm 21/11 khi trình đề xuất lên Văn phòng Biện lý Tiểu bang yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn bang vào năm 2018.
Việc California tách khỏi Mỹ cần được tiến hành thông qua một tiến trình pháp lý phức tạp và đòi hỏi mất nhiều năm.
Sau khi nộp đề xuất, Yes California cần thu thập ít nhất nửa triệu chữ ký thì cuộc trưng cầu dân ý trên toàn bang mới được tổ chức.
Người dân California biểu tình hòa bình phản đối Trump sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11. Ảnh: Reuters.
Vào đầu năm nay, Yes California đã phát hành một cuốn sách dài 33 trang tuyên bố về sứ mệnh của mình và con đường đưa California tách khỏi nước Mỹ, cũng như kế hoạch phát triển California sau khi “chia tay”.
Theo một số nguồn tin tiết lộ, người đứng sau tài trợ cho chiến dịch này là Shervin Pishevar, nhà đầu tư chủ chốt của Uber. Trong khi đó, Louis Marinelli, thủ lĩnh chiến dịch cho rằng nước Mỹ đang có nhiều điều mâu thuẫn với các giá trị mà California theo đuổi.
Video đang HOT
“Chúng tôi không cố gắng tạo ra một cuộc ly khai như năm 1869. Cái chúng tôi muốn là một quốc gia độc lập trong một liên bang Mỹ, giống như Scotland vẫn là một quốc gia thuộc Vương quốc Anh. Chúng tôi muốn California sẽ không phải là một bang nữa”, Marinelli nói.
Yes California cũng cho biết họ chưa xác định loại hình chính phủ mới là gì, do quốc hội hay tổng thống đứng đầu, và “người dân California sẽ chọn loại hình chính phủ mà mình muốn thông qua các cuộc bầu cử”.
Nhóm này cho hay California “là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, có quy mô kinh tế lớn hơn Pháp và dân số lớn hơn Ba Lan. Xét trên từng khía cạnh, California có lợi thế so sánh và cạnh tranh so với các quốc gia khác, chứ không chỉ với từng bang trong nước Mỹ”.
California cũng là bang ủng hộ đảng Dân chủ và bà Hillary Clinton đã chiến thắng ở bang này trong ngày bầu cử 8/11. Tuy nhiên, việc ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành thắng lợi chung cuộc khiến nhiều người dân nơi đây bất mãn.
(Theo Zing News)
Cố tình né tránh báo chí, Donald Trump đang tạo dựng một chính quyền ít tiếp cận với truyền thông và công chúng nhất trong lịch sử
Tối ngày 15/11, tỷ phú mới đắc cử tổng thống Donald Trump đã trốn cánh báo chí Mỹ để đi ăn tại một nhà hàng, tạo nên một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử truyền thông.
Theo đó, giới truyền thông thường sẽ theo sát những người mới đắc cử tổng thống trong hầu như tất cả các sự kiện để đưa thông tin. Tuy nhiên, đội ngũ cố vấn của ông Trump ngày 15/11 đã cho biết vị tỷ phú này sẽ ở trong tòa tháp Trump Tower tại New York mà không có lịch trình gì thêm nhưng trên thực tế, ông Trump đã đến ăn tối tại nhà hàng nổi tiếng 21 Club tại Manhattan và bị thực khách chụp ảnh được.
Phát ngôn viên Hope Hicks thừa nhận tỷ phú Trump đã đi ăn tối cùng gia đình và bà không được thông báo về kế hoạch đột xuất trên.
Đặc biệt, bà Hick cho rằng nguyên nhân của vụ việc trên là do đội ngũ hỗ trợ của ông Trump chưa hề thành lập một nhóm chuyên trách giải quyết những thông tin về tình hình hoạt động của tổng thống mới đắc cử để cung cấp cho các hãng truyền thông lớn, đặc biệt là về những hoạt động đột xuất.
Tỷ phú Donald Trump giữa vòng vây báo chí
Chưa từng có tiền lệ
Thông thường, những sự kiện riêng tư như đi ăn tối với gia đình có thể không có mặt báo chí nhưng ít nhất đội ngũ của Trump nên thông báo với giới truyền thông.
Mặc dù sự việc trên chỉ là một sự cố nhỏ nhưng điều này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp cũng như thái độ không thân thiện của đội ngũ cố vấn Trump với giới truyền thông sau khi báo chí Mỹ từng ủng hộ bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Thêm vào đó, tổ chức WHCA chuyên phụ trách truyền thông cho Nhà Trắng nhận định báo chí và dư luận cần được biết người đứng đầu nước Mỹ đang ở đâu và tình hình ra sao phòng cho các trường hợp khẩn cấp.
Cựu tổng thống Ronald Reagan từng được đưa tin thoát chết trong vụ ám sát năm 1981 nhờ đội ngũ truyền thông nhanh nhạy, trong khi tin Cựu tổng thống John F Kenedy bị ám sát năm 1963 được đăng tải nhanh chóng trên các báo để rộng rãi người dân được biết.
Ảnh tỷ phú Donald Trump ăn tại nhà hàng 21 Club bị thực khách chụp được
Vụ việc trên là dấu hiệu mới nhất của đội ngũ Trump trong việc hạn chế sự truy cập từ cánh báo chí, qua đó làm dấy lên lo ngại rằng liệu ông Trump có đi ngược lại truyền thông khi từ chối cho phóng viên lên chuyên cơ tổng thống Air Force 1 hay không. Động thái này cũng cho thấy đội ngũ của tổng thống Mỹ thứ 45 thuộc dạng ít tiếp cận với công chúng và báo chí nhất.
Kể từ khi thắng cử, tỷ phú Donald Trump vẫn chưa tổ chức cuộc họp báo nào và cũng chưa trả lời câu hỏi nào từ cánh báo chí suốt từ mùa hè đến nay.
Trước đó, đội ngũ của ông Trump đã từ chối thành lập ngay 1 đội ngũ chuyên phụ trách truyền thông về tình hình hoạt động của tổng thống, một động thái mà WHCA cho là không thể chấp nhận được cũng như đi ngược lại với mọi tiền lệ trước đây.
Ghét truyền thông?
Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016, tỷ phú Trump và những người ủng hộ ông thường xuyên bị truyền thông nhạo báng. Thậm chí, vị tổng thống mới đắc cử này còn từng dọa sẽ kiện các phương tiện truyền thông bôi nhọ ông cũng như cấm họ tiếp cận với những chiến dịch tranh cử của mình.
Trước đó, các phóng viên không được phép đi cùng ông Trump trên cùng một chuyến bay đến các địa điểm tổ chức vận động tranh cử và một số lần họ còn không được thông báo xem ông Trump đã rời khỏi sự kiện hay chưa.
Thậm chí tỷ phú Trump còn chế giễu cánh báo chí khi bản thân đến muộn trong một vài sự kiện.
Tỷ phú Trump khá vui vẻ cùng gia đình, bỏ quên mất nhiệm vụ thông tin cho báo chí
Vào tuần trước, đội ngũ của ông Trump cũng đã giới hạn số lượng báo chí có thể tham dự trong đợt viếng thăm đầu tiên của ông tới Nhà Trắng sau khi đắc cử. Ngay cả khi ông Trump có cuộc họp mặt với Tổng thống Barack Obama, cánh báo chí cũng bị giữ khoảng cách và bị từ chối trả lời câu hỏi.
Mặc dù vậy, bà Hick cam kết đội ngũ của ông Trump sẽ thành lập 1 nhóm chuyên trách về truyền thông trong các hoạt động của tổng thống và sẽ cộng tác toàn diện với báo chí trong tương lai. Phát ngôn viên Hick cũng nói rằng giới truyền thông sẽ được truy cập toàn diện về các thông tin của tỷ phú Trump như các thời tổng thống trước đây.
Theo Thời Đại
Đằng sau cánh cửa Nghị viện là một cuộc chiến khác của Donald Trump Những lời cam kết đề án chính sách mà ông đưa ra trong khi tranh cử đang là con dao hai lưỡi. Nếu ông từ bỏ, sẽ bị cho là bội tín, nếu thực hiện sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất: đó là tiền. Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã hứa sẽ cắt giảm thuế trong khi...