Cali Phạm: Từ cú vấp ngã trượt đại học, nhờ 1 câu nói của bố mà đạp xe vòng quanh Hà Nội để học cắt tóc và chia sẻ về 1 điều không bao giờ nói dối khách hàng
Cùng trò chuyện với anh chàng hair stylist ngày hôm nay để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách chăm sóc tóc nhé!
Chào Cali Phạm, bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân với độc giả Afamily được không?
Mọi người thường gọi mình là Cali Phạm, mình sinh năm 1987, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Sở dĩ mình thích được gọi bằng tên này là bởi hồi mới mở tiệm, không biết chọn tên gì cho hay và tây tây, vốn là người thích gì đó mang ý nghĩa thiên về gia đình nên lấy tên mình là vợ ghép lại và thêm họ Phạm là thành Cali Phạm. Mình đam mê với nghề tóc, hiện tại đang sở hữu 1 Salon nhỏ và cũng nhận dạy nghề cho những bạn trẻ có cùng đam mê như mình.
Bạn có thể kể về quá trình lập nghiệp của mình được không? Trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19, Salon có bị ảnh hưởng nhiều không và bạn đã làm thế nào để khắc phục cũng như duy trì sự ổn định của tiệm?
Năm 2006 mình thi trượt đại học. 19 tuổi – ở cái tuổi mới chập chững vào đời và cũng bắt đầu phải lo cho tương lai, mình cũng như bao bạn trẻ khác ở thời điểm đó đứng giữa sự lựa chọn của việc chọn nghề nghiệp. Lúc đó mình không có đủ sự chín chắn và kinh nghiệm để hiểu thế nào là nghề, thế nào là kiếm sống và thế nào là đam mê. Bản thân mình rơi vào trạng thái khá chênh vênh khi không tìm ra được định hướng cho bản thân, và người đã động viên cũng như “hướng nghiệp” cho mình lúc đó là bố. Bố có nói 1 câu “Thôi con đi học cắt tóc đi, về mở cắt tóc nam cũng được” , và nhờ câu nói đó mà mình có được ngày hôm nay.
Vốn không nghĩ mình sẽ theo nghề làm tóc, nên ban đầu bản thân mình gặp nhiều khó khăn lắm, thời điểm đó không có nhiều nơi đào tạo chuyên nghiệp, mà nếu có thì cũng rất đắt, bản thân mình cũng không đủ khả năng để đầu tư. Khoảng thời gian đó mình làm thân với chiếc xe đạp thôi, đạp xe vòng quanh Hà Nội để chọn được nơi phù hợp để học nghề. May sao mình cũng được nhận vào vào làm thợ phụ cho 1 tiệm Salon, thời điểm đó anh/chị chủ Salon và cũng là người thầy đầu tiên của mình đã giúp đỡ mình rất nhiều. Làm một thời gian mình cảm thấy ngày càng hứng thú, và từ sự hứng thú ấy mà trở thành đam mê lúc nào chẳng hay. Vì vậy mình quyết định sẽ học và theo nghề làm tóc (hair stylist) một cách nghiêm túc.
Mình bắt đầu mở tiệm Calipham từ năm 2011, tính đến hiện tại đã được 9 năm, và giờ mới thấy thấm thía câu “Nghề chọn người”. Mình cũng cảm thấy khá may mắn khi chọn được công việc mình đam mê, mặc dù xuất phát điểm khó khăn nhưng thực sự mình nhận được rất nhiều thứ khi chọn nghề này, từ gia đình, cuộc sống thay đổi hoàn toàn, bên cạnh đó mình còn có được những trải nghiệm, hạnh phúc và được đắm chìm trong những đam mê của bản thân.
Về vấn đề dịch Covid-19, năm nay đúng là một năm rất buồn cho toàn cầu. Do ảnh hưởng dịch nên tiệm cũng nghỉ mất hơn 1 tháng và mình phải hủy 3 lớp dạy học. Trong thời gian nghỉ dịch, mình cũng không nghỉ hẳn mà còn những hoạt động duy trì như bán hàng online để hỗ trợ khách hàng về cách chăm sóc tóc tại nhà. Sau khi đã bớt giãn cách và được nhà nước cho phép hoạt động lại thì lượng khách ổn định dần, thậm chí còn tăng lên gấp rưỡi, có thể bản thân mình khá may mắn khi không mất nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng, bên cạnh đó lượng khách hàng cũ cũng tới đều đặn nữa.
Là người tiếp xúc và từng làm tóc cho nhiều sao nổi tiếng, bạn có cảm thấy áp lực khi làm không? Có khi nào sau khi làm tóc xong mà họ lại không ưng không?
Tất nhiên là có rồi vì mọi người biết đấy, là người của công chúng, họ luôn luôn xuất hiện trước nhiều người, báo chí cũng như truyền thông. Công việc của họ luôn đòi hỏi hình ảnh thật đẹp và hoàn hảo, nên khi tạo kiểu tóc cho các bạn ấy, mình luôn có một cảm giác hơi khác (nói tới đây khách đùng giận vì phân biệt này kia nhé). Nhưng đó chỉ là những lần đầu tiên thôi, sau vài lần làm việc, khi đã hiểu được sở thích của nhau, hiểu được chất tóc, ưu và nhược điểm tóc của họ, và nhất là đã thân quen nhau hơn thì lại thật sự thoải mái như những người bạn. Thật ra câu chuyện làm xong không ưng và chỉnh sửa lại là chuyện hết sức bình thường, bởi có thứ gì trên đời này hoàn hảo đâu.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm tóc, bạn đáng giá thế nào về xu hướng làm tóc của các chị em bây giờ?
Video đang HOT
Mình thấy các chị em bây giờ “chịu chơi” hơn trước nhiều. Nhiều chị em không thích những màu nhuộm cơ bản nữa mà chấp nhận hơn và chịu hy sinh hơn với những màu nhuộm thời trang. Cá nhân mình thấy xu hướng làm tóc của các chị em Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của nước ngoài như Hàn, Nhật hay một số nước Châu Âu, Châu Mỹ.
Sở dĩ mình nói các chị em “chấp nhận hơn, hy sinh hơn” là bởi vì ngày trước, việc làm hóa chất để tẩy tóc hay đầu tư thời gian để làm đẹp cho một mái tóc là gần như không có. Hiện tại các chị em có thể chịu bỏ ra 6 -10 tiếng để làm một mái tóc theo xu hướng và sở thích cá nhân với một số tiền không nhỏ. Chấp nhận bỏ thời gian và hy sinh mái tóc “nguyên thủy” của mình để đổi lấy 1 tác phẩm nghệ thuật thì mình nghĩ điều đó hoàn toàn xứng đáng. Các cụ có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” , vậy nên một mái tóc được đầu tư không chỉ mang lại sự tự tin, xinh đẹp, độ chất nhất định mà còn tạo dựng được hình ảnh tốt trong mắt mọi người.
Không chỉ quanh quẩn màu nhuộm nâu hay đỏ, xu hướng hiện nay các chị em thường thích những màu nhuộm thời trang hơn, đồng nghĩa với việc phải “tẩy tóc” thì mới lên được màu. Là một chuyên gia về tóc, bạn có những lời khuyên nào cho các chị em có ý định nhuộm những màu tóc thời trang? Với những khách hàng đã từng nhuộm tóc hoặc tẩy tóc, bạn có vài gợi ý về sản phẩm nào dành cho những mái tóc đã dùng nhiều hóa chất?
Tiep xuc với toc tay nhieu nam nay và cũng là người có nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ nhất chất tóc, cấu tạo sợi tóc và nguyên lý cũng như hoạt động của thuốc trên từng chất tóc. Mình cũng xin được nói thật đó là: Sau khi tẩy tóc thì chắc chắn tóc bạn sẽ không còn được như trước nữa. Thật sự rất tiếc, nhưng muốn đẹp thì bạn phải chịu chấp nhận và hy sinh, tuy nhiên không phải là không có hướng giải quyết cho vấn đề này.
Khi tu van cho khach hàng, minh van luon co suy nghi la khuyen khach hang hay thu tay toc mot lan trong đoi, vi minh biet su ao dieu cua mai toc tay, tat nhien phai ket hop với chut makeup và thoi trang nhe.
Với nhung ban đa nhuom tay tóc thi minh co mot goi y cho cac ban ve dong san pham cham soc như: L’Oréal – thương hiệu này co đu dong cham soc cho tung chat toc va tung vấn đề về tóc mà bạn gặp phải. Hay như dòng sản phẩm của Kerastase cũng thuộc L’Oréal nhưng là dòng chăm sóc cao cấp hơn. Ngoài ra mình cũng đánh giá cao dòng sản phẩm của thương hiệu Kertilda Hàn Quốc.
Mình có một vài lời khuyên với các bạn đã tẩy tóc như sau:
Hãy hình dung tóc của các bạn được bảo vệ bởi những lớp xếp lên nhau như vẩy con cá vậy, nó có tác dụng bảo vệ tóc và làm mượt, bóng tóc. Khi bạn làm hóa chất mạnh như: Nâng tông, tẩy tóc, uốn bị quá tay …. thì một số hoặc nhiều các lớp vẩy sẽ bị bung đi mất và sẽ làm cho tóc không mềm mượt như trước đó. Việc hấp tóc cũng chỉ mang tính chất tạm thời mà thôi, bởi bằng cách đưa sản phẩm hấp vào dù bằng tay hay máy hấp thì sản phẩm hấp cũng chỉ có thể bám tạm thời vào lớp ngoài (khu vực mà biểu bì bị mất) trong tầm 2 – 3 tuần tùy số lần gội của các bạn. Vậy nên việc hấp tóc định kỳ 2 – 3 tuần/lần là rất cần thiết với tóc khô xơ mức bình thường. Với tóc đã quá hư tổn thì lần gội nào cũng nên hấp tóc, bạn đừng nghĩ hấp tóc sẽ mất nhiều thời gian, bởi hiện nay các hãng cũng đã cho ra mắt nhiều sản phẩm hấp chỉ khoảng 5 phút, cực kỳ nhanh gọn.
Có rất nhiều chị em thắc mắc về cụm từ “nâng tông tóc” hay “nhuộm màu khói không cần tẩy”, anh có thể giải thích được không?
Nang tong toc la mot ky thuat trong mot bai nhuom, kỹ thuật này sẽ lấy đi các ánh sắc màu tự nhiên có trong tóc và làm cho tóc chuyển từ màu nâu đen ánh xanh sang cam vàng. Vấn đề nhuom màu khoi khong can tay thi tuy vao goc nhin ve màu khoi the nao đe xác định được đung va sai .
Neu nhin theo goc đo màu nau khoi, tuc la nau la anh sac chinh khoi la anh sac phu, thi bạn chi can nang tong sau đo đua cong thuc màu can nhuom vao la se ra nâu khói nhưng không quá sáng.
Con neu hieu ve goc đo màu khoi xanh, khoi ghi, khoi dang pastel ma người tho đo noi khong can tay thi đo la ho sử dung mot so cau chu nhe hon đe đanh lac huong khach hang (vi ho biet khách hàng rat so tay toc hoặc nhung ai không co su hy sinh cho màu thoi trang ). Ho se su dung mot dang kem tay hoặc thuoc tay rồi lam cho khach va chac chan mai toc đo van hu hai tuong đuong với viec tay toc mà khách hàng không hề biết.
Đoi voi ca nhan minh thi đo la lua khach hang vậy nên mình sẽ không bao giờ dùng những từ ngữ để nói giảm nói tránh như vậy. Vi khi la mot nguoi tho toc chuyen nghiep, ban se hieu cac tone khoi đo đuoc sinh ra dua tren nhung yeu to nao .
Đã làm tóc cho rất nhiều khách hàng, bạn thấy sai lầm phổ biến khi chăm sóc tóc của hầu hết các chị em phụ nữ là gì và bạn có thể chỉ ra một vài cách khắc phục?
Theo cá nhân mình, một số các chị em vẫn thường hay mắc một số lỗi phổ biến như sau:
- Chưa tìm đúng cho mình một hair stylist chuyên nghiệp. Thế nào là chuyên nghiệp: Là phải thật sự hiểu sâu về nghề, có tâm với nghề và làm việc có nguyên tắc rõ ràng.
- Chưa thực sư hiểu về mái tóc, nhiều chị em còn không biết chất tóc của mình là chất tóc gì để chọn được sản phẩm phù hợp. Thông thường mọi người chỉ nghe truyền miệng nhau về các sản phẩm, mà thực tế có sản phẩm hợp với người này nhưng lại không hợp với người khác.
Cảm ơn bạn vì những chia sẻ khá thú vị, chúc Cali Phạm ngày càng thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình.
Phạm Đình Tiến: Người góp công đưa bánh mì Việt ra thế giới
Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, món ăn đầu tiên ai cũng nghĩ đến đó là phở. Và giờ đây bên cạnh món phở, bản đồ ẩm thực Việt còn ghi dấu thêm món bánh mì Việt.
Những người thợ làm bánh như Phạm Đình Tiến đã góp phần phát triển và đưa bánh mì Việt tới nhiều quốc gia hơn nữa trên khắp thế giới.
Giảng viên của Trường Quản lý Nhà hàng Khách sạn Việt Úc, Phạm Đình Tiến
Một ngày của 20 năm về trước, chàng trai trẻ Phạm Đình Tiến quyết định rời quê hương Bà Rịa - Vũng Tàu lên thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Thi trượt đại học, Tiến phải phụ hồ, bốc vác ngoài cảng, vá xe ngoài công viên Lê Văn Tám... Vận may đến với chàng trai trẻ khi một người bạn mới quen nhận thấy cậu rất chăm chỉ và thật thà nên đã giới thiệu cậu vào làm trong tiệm bánh Đức Phát.
"Tôi bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Việc làm bánh vô cùng cực nhọc, nhưng dù sao cũng tốt hơn rất nhiều những việc tôi đã làm trước đó. Tôi cố gắng làm việc, để dành tiền thi tiếp đại học. Rớt liền 2 năm liên tiếp, tôi mới suy nghĩ lại: tại sao mình không học làm bánh chuyên nghiệp, một cái nghề đã cho mình những trưởng thành đầu đời. Và thế là tôi quyết định thi vào trường Cao đẳng Công nghệ Thực phẩm rồi đam mê nghề từ đó," Phạm Đình Tiến tâm sự.
Mọi người thường nghĩ nghề làm bánh rất nhẹ nhàng, luôn được bao phủ bởi mùi thơm của bơ, sữa hay hương vị ngọt ngào của những mẻ bánh mới ra lò. Nhưng nghề làm bánh không chỉ có vị ngọt, mà nó cũng có cả những vất vả, gian truân. Hãy thử tưởng tượng cả một ngày phải đứng để đánh bột, làm bánh, canh lò, áp lực luôn đè nặng thì các bạn sẽ hiểu được một phần vất vả của nghề.
Phạm Đình Tiến mong muốn đưa bánh mì Việt vươn xa ra thế giới
"Những ngày mới vào nghề, tôi bị áp lực kinh khủng, thường xuyên căng thẳng, lo lắng vì những sản phẩm của mình. Tôi hiểu ra rằng muốn trụ lại với nghề, ngoài sự đam mê mình phải luôn phấn đấu học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Dần dần tôi tập được tính kiên nhẫn và sự bình tĩnh để có thể xử lý mọi chuyện," Tiến nói.
"Nhưng đam mê của chúng ta phải đủ mạnh để hành động và biến ước mơ thành hiện thực, bởi thành công sẽ chẳng bao giờ tự tìm đến với chúng ta,"
Càng gắn bó với nghề, Tiến càng nhận ra: đây không chỉ là một công việc giúp mình duy trì cuộc sống hàng ngày, mà đó còn là niềm vui, niềm đam mê, mang lại ý nghĩa trong cuộc sống.
"Mỗi chiếc bánh làm ra được thực khách công nhận ngon miệng làm tôi rất hạnh phúc. Điều đó giúp tôi có động lực học tập, sáng tạo không ngừng,"
Một trong những sản phẩm hút khách của Tiến
Những nỗ lực đó giúp Tiến có một chỗ đứng trong nhiều khách sạn 5 sao và đạt nhiều thành tích quan trọng: năm 2010 thành viên chính thức của hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn; năm 2016, đạt chứng chỉ nghề của trường Culinary Solutions, Úc. Đặc biệt, trong năm đó chàng trai người Việt cũng dành huy chương đồng trong cuộc thi làm bánh tại trường Culinary Solutions.
Hiện tại, anh đang là giảng viên của Trường Quản lý Nhà hàng Khách sạn Việt Úc, vừa đi set up các tiệm bánh, cà phê trong và ngoài nước. Rất nhiều học viên của anh là Việt kiều, sau khi học xong và đủ đam mê, họ đã nhờ thầy hướng dẫn thêm về nghề và phát triển kinh doanh.
"Mục tiêu mà tôi hướng đến là đào tạo và phát triển thêm nhiều tài năng cho nền công nghiệp bánh của chúng ta và hy vong trong một tương lai ko xa, nghề bánh của chúng ta sẽ vươn tầm thế giới." Tiến tâm sự.
Tiến đã dành nhiều công sức nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới
Gần đây nhất, Tiến đã set up và đào tạo cho các nhân viên của nhà hàng Sai Gon SAT 3D (nhà hàng Việt và bánh mì Việt) tại thành phố Joho Baju, Malaysia hay tiệm bánh mì Việt tại Vangvieng, Lào.
Để tạo ra những sản phẩm riêng cho mình Tiến tìm hiểu rất kỹ các nguyên liệu làm bánh, sau đó thay đổi công thức cho hợp khẩu vị với người Việt. Anh đã cho ra đời các loại bánh mì bắp, bánh mì cà chua và sắp tới sẽ sáng tạo các loại bánh theo chủ để 7 sắc cầu vồng với các nguyên liệu thiên nhiên, tốt cho sức khoẻ.
Tiến cũng đã có những nghiên cứu sâu trong việc sử dụng đường ăn kiêng vào làm bánh cũng như hướng theo các loại bánh Nhật hay Đài Loan do có độ ngọt và béo ít hơn các loại bánh Châu Âu nên phù hợp với xu hướng bảo vệ sức khoẻ và khẩu vị của người Việt.
"Mỗi khi nhìn thấy thành phẩm của mình được mọi người đón nhận, các học viên thành công thì tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Với tôi, ẩm thực khiến cho tâm hồn chúng ta bay bổng, và thực sự là như vậy,"
Kế hoạch sắp tới Tiến sẽ mở một công ty sản xuất chuyên sản xuất sỉ và lẻ các loại bánh cũng như mở một kênh youtube về dạy làm bánh cho riêng mình.
Chúc cho "người nghệ sỹ ẩm thực" Phạm Đình Tiến có thêm nhiều sản phẩm ngon, bổ dưỡng, có thêm nhiều nhà hàng bánh mì Việt được mọc lên trên khắp thế giới.
8X Bắc Giang đi xuất khẩu lao động gặp được định mệnh, cưới về thành bà chủ Hiện nay, chị Ánh đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc bên ông xã Malaysia và 3 con. Sau khi thi trượt đại học 2 năm, chị Ánh (SN 1987, Bắc Giang) đã quyết định đi Malaysia xuất khẩu lao động với mong muốn trải nghiệm cuộc sống mới và giúp đỡ gia đình vơi bớt gánh nặng kinh tế. Vậy mà nào...