Cái tội của đàn bà không thoát được “miệng đời”
Khi anh vừa dắt tay chị đứng lên, lời giới thiệu chưa dứt thì từ phía cử tọa một người phụ nữ xô dạt bàn ghế chạy lên. Vợ anh! Chị là khách của “đối tác”, là một trong những người được mời dự bữa tiệc tối nay. Anh chết sững. Chị cuống cuồng. Đối tác im lặng.
Chị buồn buồn nói, cái tội của đàn bà là không thoát ra được “ miệng đời”, dù cái miệng đó chỉ có sự thóc mách làm người ta tan nhà nát cửa, nghiêng ngửa truân chuyên, chứ chưa bao giờ nói lời hay ý đẹp cho cuộc sống.
Chị như bao người phụ nữ khác, cũng bị “chết chìm” vì dư luận, để khi vớ được một chiếc phao chịu cho mượn tên mình ở cột “người cha” trong khai sinh của đứa bé trong bụng chị, cuộc đời chị mới xem như đã “sang trang”. Mà là… sang trang đau khổ hơn khi có được một mái ấm, dù chỉ riêng chị biết, đó chỉ là mái… hiên.
Công việc của anh ở ngoài nhiều hơn ở nhà, nên khi anh “đỡ đầu” cho đứa bé con chị, vợ anh không hề biết. Vợ anh thuộc tuýp phụ nữ đơn giản: tối chồng phải ngủ nhà, lương nộp đầy đủ, giỗ chạp, lễ lạt hai bên nội ngoại đều phải có mặt. Thế là đủ chuẩn “chồng ngoan”. Còn ban ngày anh ăn đâu, ở đâu, có đau ốm đột xuất gì không… vợ anh đều không quan tâm. Chị trở thành người quan tâm “giùm” điều đó. Anh đi làm, chị đi làm nhưng bổn phận “vợ” khi “chồng” ưa ăn ruốc sả, ớt sa tế, canh cua mẻ, cá kho tộ… “ngon như mẹ nấu”, chị đều phải lo vì một nửa yêu thương, một nửa hàm ơn, thêm một nửa nghĩa tình.
Anh bảo chị không được giao du với ai ngoài vài người đồng nghiệp ở công ty, chị vâng lời ngay. Ngoài đường nhiều cạm bẫy, tốt nhất ngoài đi làm, đi chợ thì về “nhà” với anh ngay. Dù “nhà” chỉ 16m2 nhưng hơn chục năm xa những bữa cơm của mẹ, từ lúc có chị, anh mới được ấp ủ trong mái ấm gia đình. Chị còn lý do nào hơn mà không vâng lời, dù biết rằng mái ấm đó chỉ “ấm” ban ngày, ban đêm nó là… mái hiên của anh, để khi tiễn anh rồi, chị lại ước “nhà” co lại đủ chiếc giường cho hai mẹ con thôi, 16m2 trống trải lắm.
Video đang HOT
Tám năm nữa bay vèo như tên bắn. Đứa con của vợ chồng anh đã vào đại học. Anh vẫn giấu kín cái “mái hiên” mà vợ anh không hề hay biết. Cùng thời điểm đó, anh nằn nì bảo chị sinh cho anh một đứa con để vui cửa vui nhà. Chị lần khân rồi gật đầu, với điều kiện phải đổi căn phòng trọ này thành nhà riêng của “vợ chồng mình”. Anh nhấc bổng chị tỏ vẻ vui mừng, ô kê… ô kê… Ký hợp đồng tối nay, hoa hồng dư sức mua cho em căn nhà có cả khoảnh vườn ngập hoa như em muốn. Nhưng, tối nay em phải ăn mặc cho thật đẹp, thật ra vẻ “phu nhân phó giám đốc” chứ không còn là thư ký như ngày nào nữa! Còn anh, không bao lâu nữa anh sẽ ly hôn, cái “mụ phù thủy” ấy chỉ yêu túi tiền của anh chứ không yêu thương gì anh hết! Chị ngập tràn trong hạnh phúc. Đời chị qua bao sóng gió, nay thực sự có mái ấm rồi.
Thế nhưng… khi anh vừa dắt tay chị đứng lên, lời giới thiệu chưa dứt thì từ phía cử tọa một người phụ nữ xô dạt bàn ghế chạy lên. Vợ anh! Chị là khách của “đối tác”, là một trong những người được mời dự bữa tiệc tối nay. Anh chết sững. Chị cuống cuồng. Đối tác im lặng.
Mấy hôm sau anh mất hút trong công ty. Chị tính đến việc chuyển chỗ làm sau khi đã chuyển nhà trọ. Anh gửi tin xin chị bình tĩnh, rồi mọi việc sẽ ổn thỏa. Anh muốn mãi có những ngày bình yên hạnh phúc bên những bữa cơm canh chua mẻ, cá kho tộ, chị rửa chén, anh giặt đồ… như bao tháng năm qua.
Chị cười như mếu. Anh ơi! Cái tội của đàn bà là không thoát được “miệng đời”. Tám năm qua đã đủ lắm rồi. Em yêu anh trăm lần, cảm ơn anh ngàn lần nhưng… người ta có còn cần hóng mát ở mái hiên khi căn nhà trên tầng cao vẫn thông thoáng gió?
Theo VNE
Cô gái làm nức lòng người dân
Những sáng kiến của Hà Thị Ánh Tuyết (đang làm việc tại Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Nam) luôn gắn liền với những lợi ích của người nông dân.
Niềm đam mê nghiên cứu khoa học của Hà Thị Ánh Tuyết luôn gắn liền với lợi ích của nhà nông - Ảnh: Hoàng Sơn
Thành công lớn nhất của dự án "Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" do Hà Thị Ánh Tuyết chủ nhiệm là giúp người nông dân có thể tự làm phân bón. Với lợi thế có thể tận dụng những phế phẩm nông nghiệp tưởng phải bỏ đi, công thức làm loại phân này đã làm nức lòng nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng để phổ cập quy trình sản xuất, Tuyết đã âm thầm thiết kế thêm một nội dung nằm ngoài dự án, đó là hướng dẫn trực tiếp cho nông dân tự làm phân bón vi sinh ở quy mô hộ gia đình.
Để có thể tìm ra chế phẩm sản xuất phân bón vi sinh, chị thường xuyên ngửi mùi hôi và không ít lần trực tiếp "vọc" các loại phân động vật như heo, bò, gà, vịt... Trong 2 năm kiên trì như thế, các thành viên dự án đã thiết kế và đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho 2 sản phẩm gồm: chế phẩm vi sinh vật chức năng FBP và phân hữu cơ vi sinh chức năng FMF (được Cục Sở hữu trí tuệ cấp quyết định đăng ký nhãn hiệu độc quyền ngày 6.3.2012). Sau khi sản xuất được phân vi sinh, nhóm nghiên cứu đã đem khảo nghiệm hiệu lực trên 3 mô hình: ớt ở Điện Bàn, ngô ở Duy Xuyên và tiêu ở Tiên Phước.
Cách sản xuất phân hữu cơ vi sinh Theo Ánh Tuyết, để ủ 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, người dân cần gom trước các loại phân lợn, bò, gà, rơm rạ, lá cây... Tiếp đó, người làm phân bỏ thêm 3 kg chế phẩm phân hữu cơ vi sinh FBP, đồng thời bổ sung thêm các loại phân khoáng, chất mồi để tạo môi trường dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động, phân giải. Để đống phân tơi xốp, phải đảo trộn nhiều lần trong khoảng thời gian từ 20 - 25 ngày. Sau khi phân đã hoai mục, người dân chỉ cần bỏ thêm chế phẩm vi sinh vật đậm đặc là có thể đem bón cho cây trồng.
Thí nghiệm trên 1 ha cây trồng (1 mô hình), chị Tuyết đã cho bố trí một nửa diện tích bón phân theo kỹ thuật của địa phương, nửa diện tích còn lại bón phân kết hợp với phân vi sinh. Kết quả cho thấy, kiểu bón phân truyền thống tốn 100 kg phân khoáng, còn nếu bón theo thí nghiệm với phân hữu cơ vi sinh, người dân chỉ bỏ thêm 70 kg phân khoáng. Như vậy, trên diện tích nhất định đã giảm được 30% phân khoáng. "Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo, tăng cường lượng lớn vi sinh vật cho đất, ngược lại, nếu bón nhiều phân khoáng sẽ gây các tác động xấu đến môi trường đất. Giảm được 30% phân khoáng không chỉ tiết giảm một lượng kinh phí lớn trên quy mô toàn tỉnh mà còn giúp đất canh tác phục hồi tốt hơn", Tuyết phân tích.
Cũng trong quá trình thực hiện tiểu phần này, Tuyết phát hiện ra rằng, người nông dân cũng có thể tự làm phân bón hữu cơ mà không mất nhiều thời gian và kinh phí. Tuyết tâm sự: "Việc sản xuất chế phẩm tại phòng thí nghiệm thì người dân không thể thực hiện nhưng sản xuất phân theo quy mô nhỏ lẻ thì họ hoàn toàn có thể tự làm được. Do đó, dự án phát sinh thêm nhiệm vụ: kết hợp các hội thảo đánh giá hiệu lực của loại phân này để hướng dẫn người dân cách sản xuất".
Tuyết luôn suy nghĩ, công việc chuyên môn của mình là gắn liền với ngành nông nghiệp nên những dự án của mình hướng đến người nông dân thì không có gì lạ. Dù không muốn nói nhiều về mình nhưng ai cũng hiểu, Tuyết luôn dành tình cảm đặc biệt cho những người nông dân. Hơn thế nữa, những dự án của Tuyết đang theo đuổi đều gắn liền với lợi ích thiết thực của người nông dân.
Đầu năm 2013, Tuyết tiếp tục chủ trì thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh "Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể một số sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Nam". Đây là đề tài thực hiện việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý và phát triển cho 4 sản phẩm nhãn hiệu tập thể, gồm: Tiên Phước cho sản phẩm tiêu, Cửa Khe cho sản phẩm nước mắm, Đại Bình cho sản phẩm bưởi và Bàu Tròn cho sản phẩm rau.
Tuyết được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của vào tháng 9 vừa qua.
Theo TNO
Mỹ có bổn phận giúp Nhật đối phó Trung Quốc, bảo vệ Senkaku Mỹ-Nhật tăng cường hoạt động trinh sát khu vực, giữa lúc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đe dọa hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên. Thủ tướng Shinzo Abe (giữa) tiếp các bộ trưởng quốc phòng-ngoại giao Mỹ-Nhật Chuck Hagel, John Kerry, Fumio Kishida và Itsunori Onodera tham dự cuộc họp 2 2 ở Tokyo ngày 3/10/2013 Theo tường thuật...