Cải tổ IMF: Mới đúng hướng, chưa đủ mức
Sau 5 năm trì hoãn, quốc hội Mỹ đã phê chuẩn những sửa đổi trong điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) và không còn cản trở IMF tiến hành cuộc cải tổ thể chế mà lẽ ra phải hoàn tất từ lâu rồi.
Trụ sở IMF tại thủ đô Washington, Mỹ – Ảnh: AFP
Nhu cầu cải tổ là định hướng đúng đắn, thức thời của IMF để tiếp tục tồn tại với vai trò và ảnh hưởng từ trước đến nay. Nhu cầu thay đổi đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với IMF. Tuy nhiên, mãi tới cách đây 5 năm, tổ chức này mới có được bước đi đầu tiên với quyết định điều chỉnh cơ cấu sức nặng lá phiếu giữa các thành viên và tăng vốn đóng góp cho ngân quỹ chung.
Nhưng do quốc hội Mỹ không phê chuẩn và nước này chiếm 16,7% trọng lực lá phiếu nên cuộc cải cách dở dang cho tới bây giờ.
Với bước cải tổ này, sức nặng lá phiếu của các nước đang phát triển nói chung trong IMF được tăng thêm tổng cộng 6%. Mỹ chỉ giảm có 0,2% trong khi các thành viên EU mất nhiều hơn. Trung Quốc cùng Nga và Ấn Độ giờ nằm trong 10 thành viên lớn nhất của IMF. Ngoài ra, vốn của tổ chức được tăng gấp đôi lên 659 tỉ USD, có nghĩa các thành viên phải đóng góp tài chính gấp đôi.
Video đang HOT
Nhìn về quá khứ thì bước đi mới có ý nghĩa lịch sử đối với IMF nhưng hướng tới tương lai thì chỉ vậy thôi chưa thể đủ. Cơ cấu quyền lực trong tổ chức vẫn bất cập và chưa phù hợp với tương quan sức mạnh kinh tế – tài chính giữa các thành viên. IMF đang suy giảm vai trò và ảnh hưởng nên nếu không cải tổ quyết liệt và triệt để hơn thì không thể chặn được đà suy giảm này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Chủ tịch IMF khẳng định Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng
Đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, tuy đang khiến các thị trường tài chính toàn cầu chao đảo song là rất bình thường.
Đó là phát biểu của Chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ. Bà cho rằng, sự chuyển mình của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ mô hình phát triển dựa vào đầu tư nhà nước sang nhu cầu tiêu dùng sẽ không gây ra hiện tượng hạ cánh cứng. Thay vào đó, đây là một sự chuyển đổi lớn, đưa nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn gập ghềnh hơn, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ ở mức 6,9%, mức thấp nhất được ghi nhận trong vòng 25 năm qua.
Người đứng đầu IMF cho rằng đây là cách rất bình thường để một nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững và chất lượng hơn và thế giới cần làm quen với điều đó.
Nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở trạng thái tồi tệ
Bên cạnh đó, bà Lagarde cũng cho rằng các thị trường tài chính toàn cầu cần một sự rõ ràng hơn về cách thức mà giới chức Trung Quốc đang quản lý đồng nhân dân tệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa đồng nhân dân tệ và đồng USD, trong bối cảnh những diễn biến lên thất thường của đồng nội tệ Trung Quốc, đi kèm với đà lao dốc mạnh mẽ của giá dầu, đã gây ra nhiều biến động thị trường trong những ngày đầu năm 2016.
Phát biểu của Chủ tịch IMF có thể coi là một lời trấn an khi trước đó có nhiều nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng. Hôm 21/1, tỷ phú George Soros cho rằng "một cú hạ cánh cứng" đối với kinh tế Trung Quốc là điều khó có thể tránh khỏi. Thậm chí Soros nói ông đang quan sát sự kiện này chứ không phải đang dự đoán về nó.
Theo Soros, mặc dù Trung Quốc có những nguồn lực để có thể kiểm soát tốt tình hình, sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal cũng dẫn lời các chuyên gia nhận định, nếu không thay đổi, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thời kỳ tăng trưởng thấp, năng suất lao động bị ghìm giữ, và tài sản của các hộ gia đình trì trệ - những yếu tố tạo thành "bẫy thu nhập trung bình".
Thậm chí, một số chuyên gia còn không loại trừ khả năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đột ngột giảm sút mạnh, dẫn tới một cuộc "hạ cánh cứng" khiến mức nợ tăng vọt, niềm tin người tiêu dùng lao dốc, đồng nhân dân tệ sụt giá chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy cao, và tăng trưởng suy sụp.
Theo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này đạt 6,8% trong 3 tháng cuối năm 2015, và 6,9% trong cả năm. Đây là con số thấp nhất trong vòng 25 năm, thấp hơn so với dự báo trước đó và là hồi chuông cảnh báo đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở trạng thái tồi tệ và tăng trưởng chậm hơn nhiều so với những gì Bắc Kinh đã công bố.
Phát biểu với kênh truyền hình CNBC (Mỹ), chuyên gia kinh tế Marc Faber nhận định: " Một nền kinh tế rất phức tạp với một số ngành kinh tế đang mở rộng, trong khi một số ngành khác bị thu hẹp. Tôi cho rằng nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng tối đa ở mức 4%/năm, thậm chí là thấp hơn".
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Màn kịch vụng Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos năm nay, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã tuyên bố sẽ tái ứng cử vào cương vị này. Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde - Ảnh: AFPgoc Cơ hội tái cử của bà Lagarde hiện khá sáng sủa bởi có...