Cải tiến bộ áo quần bảo hộ
Cải tiến bộ áo quần bảo hộ là ý tưởng của tiến sĩ Trương Thanh Tùng, giảng viên trẻ (31 tuổi) mới từ Mỹ trở về công tác tại Viện Nghiên cứu tiên tiến Phenikaa (PIAS), Trường đại học Phenikaa (Hà Nội).
Phiên bản demo ý tưởng của tiến sĩ Trương Thanh Tùng – Ảnh: NVCC
Tình cờ đọc một bài báo kể về nỗi khổ của nhân viên y tế tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải mặc đồ bảo hộ “trùm kín người” trong suốt ca trực 12 tiếng, anh Tùng bị ám ảnh khi nghĩ đến việc các điều dưỡng phải nhịn ăn, nhịn uống, thậm chí nhịn đi vệ sinh vì quy trình mặc, cởi bỏ đồ bảo hộ mất đến 30 phút và hạn chế tối đa việc cởi bỏ trang phục để tránh nguy cơ lây nhiễm.
“Nhiều khi các nhân viên y tế phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn tiểu bởi cởi bộ đồ bảo hộ liền thân mất rất nhiều thời gian. Do đó, nếu có giải pháp để không cần cởi đồ bảo hộ mà vẫn có thể giải quyết nhu cầu cá nhân là vô cùng cần thiết”, anh Tùng chia sẻ.
Video đang HOT
Anh Tùng và các đồng nghiệp may thêm 2 túi chứa nước và ống dẫn vào mặt trong của bộ quần áo bảo hộ với dây truyền nước có van một chiều để hút nước lên miệng. “Van này sẽ ngăn nước đã vào miệng lại chảy xuống túi làm mất vệ sinh và giảm chất lượng nước. Trong thực tế có thể sử dụng 2 túi nhỏ, đặt 2 bên phía trong áo bảo hộ để vừa cân đối vừa cấp được cả nước lẫn vitamin, chất điện giải… Người dùng có thể uống từng thứ theo nhánh chia tùy ý”, anh Tùng giải thích.
Đặc biệt, để thuận tiện trong việc đi vệ sinh, anh Tùng và các cộng sự đưa ý tưởng làm chiếc “váy quây” có viền cao su ôm lấy cơ thể và 3 đến 5 lớp vải bảo hộ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, một lớp váy sẽ được bóc ra. Sau khi đi vệ sinh, phần ngoài cùng được loại bỏ, phần sạch được kéo lên, trong khi bên trong cùng vẫn là đồ bảo hộ.
Anh Tùng bộc bạch: “Chỉ cần vài cải tiến nhỏ có thể giải quyết 2 vấn đề cốt lõi cho người sử dụng, đó là dễ dàng bổ sung nước và khoáng chất cho nhân viên y tế; tiện dụng cho nhu cầu vệ sinh mà không cần thay cả bộ đồ. Từ ý tưởng này, chúng tôi còn dự kiến sử dụng một loại dung dịch kháng khuẩn để phun vào bề mặt giữa các lớp bảo hộ để loại bỏ vi rút, vi khuẩn, tăng cường khả năng bảo vệ”.
Theo anh Tùng, đã có một số doanh nghiệp ngỏ ý sẵn sàng tài trợ dây truyền, túi đựng vitamin, nước điện giải… Khó khăn nhất hiện nay là do yêu cầu cách ly xã hội nên các nhà khoa học chưa liên hệ được với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị bảo hộ tham gia phát triển ý tưởng.
Thu Hằng
Tiếp viên mặc bảo hộ thế nào để tránh dịch trên chuyến bay từ châu Âu về VN?
Sáng 16-3, có 4 chuyến bay từ châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức do Vietnam Airlines khai thác đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Các tiếp viên mặc bộ đồ như... bác sĩ để phục vụ hành khách và tránh dịch.
Các tiếp viên mặc bộ đồ như... bác sĩ để phục vụ hành khách và tránh dịch - Ảnh: VNA
Đại diện Vietnam Airlines cho biết các chuyến bay này vận chuyển tổng cộng gần 180 hành khách với 100% là công dân Việt Nam. Tất cả chuyến bay đều được thực hiện theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho hành khách, người lao động và hạn chế nguy cơ lây lan dịch tới cộng đồng.
Trước khi lên máy bay, toàn bộ hành khách đều được Vietnam Airlines đo thân nhiệt và phỏng vấn để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe thực hiện chuyến bay. Hành khách được đảm bảo luôn đeo khẩu trang và được chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xuyên trong suốt thời gian bay. Sau khi hạ cánh, hành khách được đưa đi cách ly tập trung trong vòng 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.
Để tăng cường phòng dịch, toàn bộ phi hành đoàn trên các chuyến bay này đều được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay, được trang bị đồ y tế đặc chủng ngay từ khi ở Việt Nam, gồm quần áo bảo hộ, găng tay, kính chắn, khẩu trang, khăn y tế tẩm cồn và dung dịch sát khuẩn.
Các tiếp viên mặc trang phục bảo hộ phục vụ hành khách trong suốt 12-13 giờ bay - Ảnh: VNA
Các tàu bay sau khi hạ cánh cũng được khử trùng toàn bộ khu vực của phi hành đoàn, khoang hành khách và hầm hàng hóa.
Hiện Vietnam Airlines đang duy trì tối thiểu các chuyến bay giữa Việt Nam và các nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức để phục vụ nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, với điều kiện hành khách phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu liên quan đến sức khỏe cũng như xuất, nhập cảnh.
Theo tuoitre.vn
TPHCM: Bệnh viện đầu tiên dùng máy quét đo thân nhiệt ở khoảng cách 5m Máy quét nhiệt độ tự động có thể đo được ở khoảng cách 5m được đặt ở các cổng ra vào của bệnh viện Thống Nhất. Bệnh viện đầu tiên tại TP.HCM có máy đo thân nhiệt tự động khoảng cách 5m Thay vì sử dụng nhiệt kế điện tử đo thủ công, bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) sử dụng máy quét nhiệt...