Cải thiện hạ tầng thúc đẩy thương mại vùng biên
Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động thương mại biên giới gặp nhiều trở ngại nhưng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới vẫn đạt nhiều kết quả khả quan.
Điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh biên giới và nâng cao đời sống dân cư cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế khu vực biên giới còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là việc ùn ứ hàng hóa vẫn xảy ra ngoài nguyên nhân nước bạn tăng cường kiểm dịch cũng có yếu tố hạ tầng đòi hỏi cần có kế hoạch bài bản để đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế cũng như phát triển trong thời gian tới.
Các xe chở hàng chờ đến lượt xuất qua biên giới tại cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn. Ảnh tư liệu: Thái Thuần/TTXVN
Tiềm năng phát triển lớn
Việt Nam có đường biên giới đất liền dài hơn 4 nghìn km tiếp giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia với 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ, 21 lối mở và nhiều đường qua lại đang có hoạt động thương mại, đầu tư hiệu quả, nhất là tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Ông Phạm Tuấn Long, Trưởng phòng thương mại quốc tế- Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Thời gian qua, thương mại biên giới đã tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh và liên kết cùng các tỉnh, thành phố để dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động, có thế và lực cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ vậy, hạ tầng cơ sở dịch vụ vùng biên giới cũng liên tục được nâng cấp, mở rộng; các khu kinh tế cửa khẩu của các tỉnh đang dần trở thành trung tâm kinh tế – thương mại vùng biên. Hơn nữa, nhiều địa phương đang trở thành cửa ngõ quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và các nước chung biên giới.
Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động từ dịch COVID-19 nhưng kinh tế các tỉnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương. Nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước. Đặc biệt, năm 2020 có tới 15/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Video đang HOT
Đáng lưu ý, trong năm 2021, con số này lên mốc 20/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nhiều tỉnh tăng trưởng với tốc độ 2 con số. Đây thực sự là tín hiệu lạc quan trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng trưởng chậm lại.
Ngoài ra, 2/3 số tỉnh có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Mặt khác, các tỉnh và chính quyền khu vực luôn duy trì cơ chế giao lưu, làm việc định kỳ và tạo điều kiện thuận lợi thông quan phòng dịch, đảm bảo thương mại qua biên giới không bị gián đoạn.
Đến nay cả nước đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Cùng với đó, các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động với tổng diện tích gần 8.800 ha; tương ứng chiếm 36,6% số lượng và 39,4% diện tích các cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa-Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng cho hay: Hai năm trở lại đây dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại biên giới nhưng tính chung cả giai đoạn 2016 – 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc khu kinh tế vẫn đạt trên 17,5 tỷ USD, tăng 6 tỷ USD so với giai đoạn 2011 – 2015. Ngoài ra, thu thuế từ hoạt động xuất, nhập khẩu và phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế xấp xỉ 19.000 tỷ đồng.
Còn theo ông Nguyễn Kiên Cường, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng, thời gian qua, xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn ra tương đối ổn định.
Tính đến giữa tháng 9/2021, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Cao Bằng đạt trên 405 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2020; đạt 83% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đến ngày 31/12/2021 hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.
Gỡ nút thắt hạ tầng
Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thương mại nhưng theo ông Phạm Tuấn Long, kim ngạch thương mại biên giới năm 2020 mới đạt 30 tỷ USD, chỉ chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch thương mại của cả nước nói chung và 21,5% trong tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào và Campuchia nói riêng.
ADVERTISING
X
Sở dĩ vậy bởi Việt Nam cũng như các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia vẫn phải tập trung áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như kiểm soát nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, kiểm dịch, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi đó, năng lực thông quan tại các cửa khẩu biên giới hiện nay vẫn chưa khôi phục hoàn toàn, chưa đáp ứng được lưu lượng hàng hóa thông quan đang tăng cao nên có thời điểm phát sinh tình trạng ùn ứ, ách tắc cục bộ tại một số cửa khẩu biên giới.
Đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng: So với mặt bằng chung của tỉnh biên giới nói riêng và của cả nước nói chung, thương mại vùng biên vẫn còn hạn chế.
Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, chưa áp dụng tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ. Sản xuất công nghiệp chưa tạo ra sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh yếu.
Ngoài việc hạ tầng công nghiệp, thương mại khu vực biên giới nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm năng phát triển. Đặc biệt, có nơi chưa tương xứng với quy mô, tốc độ đầu tư của nước bạn.
Hiện tại, hạ tầng thương mại hiện đại rất thiếu như trung tâm logistics, đồng thời hạ tầng thương mại biên giới như kho hàng, chợ, trung tâm thương mại phân bố không đều và không đủ năng lực phục vụ lúc cao điểm.
Các chuyên gia thương mại cho rằng, tới đây, các địa phương cần có một chương trình triển khai bài bản hơn nhằm khảo sát, đánh giá, xây dựng dữ liệu về hạ tầng thương mại trên tuyến biên giới.
Điều này sẽ làm cơ sở cho các bộ, ngành chức năng, địa phương nghiên cứu đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xã hội hóa và tạo thuận lợi, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng cũng như huy động nguồn lực xã hội và khai thác quỹ đất, lợi thế kinh doanh thương mại tại vùng biên giới.
Tạm dừng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Cốc Nam
Theo ông Hoàng Khánh Duy, Phó Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, ngày 26/8, Ban Quản lý nhận được Thư công tác của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thông báo về việc tạm dừng hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Cốc Nam, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Cửa khẩu Cốc Nam. Ảnh: Quang Duy/TTXVN
Cụ thể, thời gian thực hiện từ 17 giờ ngày 26/8 với lý do lượng hàng thông quan qua cửa khẩu ít. Tình hình phòng chống dịch bệnh giữa hai bên Trung Quốc và Việt Nam ngày càng được nghiêm ngặt nên cần tạm dừng hoạt động để cùng làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh giữa hai bên, bảo đảm sức khỏe tính mạng quần chúng nhân dân khu vực biên giới an toàn.
Sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý cửa khẩu phối hợp với các lực lượng chức năng thông báo đến các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu được biết để chủ động nguồn hàng đưa về cửa khẩu, tránh phát sinh thời gian và chi phí. Đối với các doanh nghiệp, thương nhân, chủ hàng đã đưa hàng về cửa khẩu trao đổi với chủ hàng phía Trung Quốc di chuyển hàng hóa sang các cửa khẩu khác để làm thủ tục.
Chi cục trưởng Hải quan Cửa khẩu Cốc Nam Trần Văn Hùng cho biết, bình thường năng lực thông quan của Cửa khẩu Cốc Nam vào khoảng 200 - 300 xe mỗi ngày. Hiện việc phòng, chống dịch COVID -19 tại cửa khẩu luôn được triển khai đảm bảo, không có nhân viên hoặc lái xe bị dương tính với COVID - 19.
Theo quy định hai bên, đối với hàng xuất khẩu, khi xe hàng lên đến bến bãi, chỉ việc chờ xe tải nhỏ phía Trung Quốc sang bốc xếp hàng lên là chuyển qua biên giới. Do vậy, các xe hàng nông sản xuất khẩu có thể xuất hàng xong trong ngày. Đối với hàng nhập khẩu cũng rất thuận tiện bởi các chủ hàng hai bên đã quen biết, làm ăn lâu năm và kho hàng phía bên bạn cũng rất thuận tiện cho việc nhập hàng hóa.
Tuy vậy, thời gian gần đây, phía Trung Quốc luôn siết chặt quản lý, hạn chế thông quan hàng hóa với các biện pháp như các loại hàng nông sản khi đến cửa khẩu đều phải chuyển từ xe đông lạnh sang xe không đông lạnh, chờ hàng nóng lên mới cho chuyển sang xe tải nhỏ vận chuyển qua biên giới. Việc này đã làm tăng chi phí lên khoảng 3 triệu một xe và tốn rất nhiều thời gian. Do vậy, năng lực thông quan trong những ngày gần đây chỉ được khoảng 50 - 60 xe hàng nông sản.
Đến nay, khi phía Trung Quốc thông báo dừng hẳn hoạt động xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Cốc Nam, đại diện nhiều doanh nghiệp, chủ hàng đã đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn có những biện pháp tháo gỡ khó khăn để hàng hóa tiếp tục được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.
Hàng hóa vẫn tiếp tục thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh Ngày 17/8, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chính thức thông tin về việc cửa khẩu Tân Thanh ngưng hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 16/8. Cán bộ biên phòng Tân Thanh điều tiết xe xuất khẩu nông sản (ảnh tư liệu). Theo Phó Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng -...