Cải thiện chứng mất tập trung ở người trẻ
Thống kê cho thấy có khoảng 20 – 30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của chứng mất tập trung
Chứng mất tập trung có các biểu hiện rõ ràng như: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc. Một cuộc khảo sát của tạp chí Hypertension (Mỹ) cho thấy, chứng mất tập trung thường xuất hiện trong chúng ta ở độ tuổi từ 18 – 46.
Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung, đôi lúc cảm thấy đầu óc trống rỗng, lơ mơ và tư duy dần kém đi. Họ gặp khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường, căng thẳng trong suy nghĩ và thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt.
Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc của người bệnh ngày càng trì trệ, làm giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài không cải thiện dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ… Thống kê cho thấy mỗi năm có 10% đến 15% bệnh nhân mất tập trung, suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ tiến triển thành bệnh Alzheimer.
Gốc tự do tấn công làm các hoạt động não kém,mạch máu bị tổn thương gây ra chứng mất tập trung.
Yếu tố nào gây ra?
Video đang HOT
Bộ não như một người thư ký giúp chúng ta sắp xếp công việc, nhưng khi não bị tổn thương, mọi hoạt động não yếu đi sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ tập trung, tư duy. Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu làm cho não hoạt động kém và gây rối loạn cho các mạch máu não.
Gốc tự do tấn công làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây rối loạn và thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy yếu chức năng của não. Mặt khác, mạch máu bị gốc tự do tấn công, làm hẹp lòng mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên đến não. Khi não bị thiếu máu, các hoạt động của não cũng sẽ bị suy giảm.
Đặc biệt, với nhịp sống gấp gáp, môi trường ô nhiễm và cường độ làm việc nhiều áp lực như hiện nay, người trẻ dễ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm… Đó là những yếu tố sản sinh nhiều gốc tự do, dẫn đến nguy cơ chứng mất tập trung ngày càng nhiều.
Ngoài ra các yếu tố như tuổi tác, di truyền, rối loạn tuyến giáp, thay đổi hóc-môn, lạm dụng rượu và thuốc… cũng ít nhiều tác động đến chứng mất tập trung.
Cải thiện sự tập trung, phòng nhiều bệnh nguy hiểm
Chứng mất tập trung nếu để lâu dần cũng giống như là một “sát thủ” âm thầm tấn công người trẻ vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu suất làm việc, lâu dần dẫn đến các bệnh như Alzheimer, sa sút trí tuệ… Vì vậy cần phải ngăn chặn sớm, loại bỏ các yếu tố gây ra mất tập trung như thuốc lá, stress và thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao… Chế độ ăn hợp lý, bổ sung rau củ quả để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể cũng rất là quan trọng.
Để ứng phó với chứng mất tập trung, nhiệm vụ quan trọng là phải tiêu diệt gốc tự do – “kẻ thù” của bộ não. Chất Anthocyanin, Pterostilbene… trong blueberry gần đây được các nhà khoa học khẳng định chính là trợ thủ đắc lực giúp chúng ta “chiến đấu” với chúng. Các hoạt chất này vượt qua được hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do, tăng truyền dẫn thần kinh, hạn chế sự tổn thương và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, chúng có khả năng giảm tối thiểu nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, ngăn chặn tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi.
Theo VNE
Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ!
Đang trong giờ làm việc, anh N.Q.B ( 25 tuổi, Đồng Nai) bỗng lên cơn đau thắt ngực và ho ra đàm máu. Sau khi được cấp cứu tại địa phương, anh được chuyển ngay lên bệnh viện tuyến trên vì bệnh suy tim có nguyên nhân từ cao huyết áp.
Trường hợp khác là chị T.T.N.M (29 tuổi), phó phòng của một công ty bất động sản ở TP HCM. Một năm trở lại đây, chị M thường xuyên bị buồn nôn, người mệt mỏi, da vàng tái, thân sưng phù và xuất huyết đường tiêu hóa. Thậm chí, có lần chị bất tỉnh ngay trên bàn làm việc. Đi khám, chị được chẩn đoán bị suy thận mạn tính do huyết áp cao đi kèm với rối loạn mỡ máu gây nên. Hiện chị phải lọc máu thường xuyên để kéo dài sự sống (!).
Rối loạn mỡ máu làm tăng các biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.
Triệu chứng mờ nhạt, dễ nh ầm lẫn
Theo các bác sĩ, bệnh lý cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ các biến chứng của cao huyết áp như tai biến mạch máu não, suy thận, nhồi máu cơ tim... cũng tăng nhanh với mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50% trong 24 giờ đầu tiên nếu bệnh nhân không được xử lý cấp cứu kịp thời. Tại Mỹ, hơn 58 triệu người từ 6 tuổi trở lên bị cao huyết áp, tức là cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh này. Riêng ở Việt Nam, thống kê gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp từ tuổi trưởng thành trở lên tăng hơn 25% mỗi năm và người trẻ bị cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình.
Chính vì vậy, phải kiểm tra huyết áp thường xuyên và nghĩ ngay đến cao huyết áp khi có những triệu chứng sau: Đau đầu vùng sau gáy, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mất ngủ, gặp vấn đề về tầm nhìn...
Mỡ máu "gặp loạn", huyết áp dễ tăng cao
Các chuyên gia tim mạch cho biết, rối loạn mỡ máu hiện được xem như yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Chính lối sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn mặn, giàu chất béo, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia, thức khuya, thuốc lá và stress... khiến cho các thành phần mỡ máu dễ gặp loạn.
Đáng nói hơn, 80% lượng cholesterol được tổng hợp bằng con đường nội sinh nên dù không ăn nhiều chất mỡ, cơ thể cũng liên tục sản xuất cholesterol. Vì thế, khi cơ thể suy yếu, các receptor tế bào (là những cánh cổng có chức năng tiếp nhận LDL-cholesterol từ trong máu vào các mô và cơ quan) bị giảm cả về số lượng lẫn chức năng hoạt động. Điều này khiến cholesterol khó được hấp thu vào tế bào dẫn đến dư thừa trong máu, làm hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch.
Cần điều trị rối loạn mỡ máu song song với cao huyết áp
Dù rất nguy hiểm nhưng hiện nay, bệnh cao huyết áp chưa được quan tâm đúng mức ở người trẻ. Tại Việt Nam, có đến hơn 70% bệnh nhân không được kiểm soát tốt và việc điều trị bằng thuốc hạ áp lại thường làm tăng rối loạn các thành phần mỡ máu. Rối loạn mỡ máu và cao huyết áp vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau. Đặc biệt, khi cơ thể cùng tồn tại cao huyết áp và rối loạn mỡ máu, mức độ "công phá" của chúng trở nên nặng nề gấp nhiều lần so với chỉ bị một bệnh đơn thuần. Do đó, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu song song với điều trị cao huyết áp.
Ngay cả việc điều trị rối loạn mỡ máu cũng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các thuốc trực tiếp hạn chế sự hấp thu hay ức chế tổng hợp cholesterol v.v... nên không thể sử dụng lâu dài vì gây ra nhiều tác dụng phụ như: suy tế bào gan, viêm cơ, tiêu chảy, đau đầu...
Khuynh hướng dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên có khả năng điều hòa cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu nhằm giữ lượng cholesterol ở mức cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, khuynh hướng này mang tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng.
Theo VNE
Đột quỵ ở người trẻ Không phải vì bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc 30 mà miễn nhiễm với đột quỵ, bởi thực tế căn bệnh này không chừa một ai. Những cơn đau bất thường có thể là cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề trầm trọng - Ảnh: Shutterstock Thực tế, cứ 5 nạn nhân của đột quỵ thì có 1 người dưới 45...