Cái Tết trong trại giam của anh em Dương Chí Dũng
Đón Tết trong trại giam, liệu 2 anh em Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng có cảm thấy xót xa và ân hận về những sai lầm của mình?
2 anh em Dương Chí Dũng sẽ đón Tết trong trại giam
Với án tử hình dành cho Dương Chí Dũng và 18 năm tù đối với Dương Tự Trọng, đây là cái kết đáng buồn cho gia đình họ Dương danh gia vọng tộc nhất nhì đất Cảng.
Được biết, vì lí do sức khỏe của ông Dương Khắc Thụ, người thân trong gia đình vẫn giấu ông chuyện Dũng, Trọng phải ra hầu tòa và lĩnh án. Một đại tá công an khét tiếng một thời hẳn không thể ngờ lại có lúc chính những đứa con của mình rơi vào vòng lao lý. Đáng buồn hơn cả, là chuyện một người am hiểu về luật pháp như ông Trọng, vì chữ Tình với anh trai mà cũng trở thành tội phạm, lĩnh án 18 năm tù.
Mẹ Dương Chí Dũng, cụ Trần Thị Hương, ở cái tuổi 83 gần đất xa trời, chứng kiến hai người con trai của mình lần lượt ra trước vành móng ngựa hẳn chẳng còn gì đau xót hơn. Với lá đơn “Đơn xin cứu xét” gửi đến TAND TP.HN, người mẹ này mong cơ quan pháp luật xác định thêm các tình tiết để làm rõ hành vi tham ô của con trai dù vụ án có phải chậm lại mấy tháng.
Những ngày giáp Tết, trong khi các gia đình khác chuẩn bị sum vầy, đoàn viên, thì nỗi đau bao trùm lên gia đình họ Dương nổi tiếng một thời. Căn nhà của vợ chồng Dương Chí Dũng trên con phố Nguyên Hồng vẫn đóng cửa im ỉm. Người dân sống xung quanh cũng cho biết, từ khi ông Dũng bị bắt, ngôi nhà lúc nào cũng trong tình trạng rèm buông kín mít cả 4 tầng và cửa thì khóa. Thỉnh thoảng thấy vợ chồng cô con gái lớn đi ô tô đến. Còn bà Mai Phương và hai cô con gái, hi hữu lắm hàng xóm mới nhìn thấy. Thậm chí đôi lúc thấy trong nhà có ánh đèn nhưng bấm chuông cũng không có ai ra mở cửa.
Căn nhà của Dương Chí Dũng ở phố Nguyên Hồng lúc nào cũng trong tình trạng cửa đóng then cài
Căn nhà ở Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, nơi gia vợ chồng cụ Dương Khắc Thụ và vợ con Dương Tự Trọng đang sống nhuốm màu thương đau. Khi cái Tết này sẽ vắng bóng 2 người con Dũng – Trọng về đoàn tụ.
Căn nhà của cô Hoàng Kim Nhung, “bạn gái” ông Trọng vốn đã cửa đóng then cài và ít giao tiếp với hàng xóm từ trước, thì những ngày này, lại càng thấy lặng lẽ hơn. Người dân ở Phường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) sống gần nhà cô Nhung cho biết, chẳng thấy có ai tìm đến hay ra vào ngôi nhà, có lẽ sau vụ ông Trọng, cô ấy đã chuyển đi nơi khác.
Tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng ngày 7 – 8/1 vừa qua, trước bản án 18 năm tù dành cho bị cáo Trọng, vợ của bị cáo đã không cầm được nước mắt khi chạy theo ông Trọng đang bị các chiến sĩ cảnh sát áp tải ra đến tận xe thùng. Giọt nước mắt cay đắng của người phụ nữ có chồng là kẻ phạm tội khiến cho những người có mặt khi ấy không khỏi xót xa.
Video đang HOT
Ngôi nhà mà bố mẹ Dương Chí Dũng đang sống
Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, hai người đàn ông trụ cột trong gia đình họ Dương giờ đây đều đang phải sống trong trại giam. Và với bản án tử hình dành cho Dũng, 18 năm tù dành cho Trọng, liệu có còn cơ hội cho 2 bị cáo sửa sai? Có còn được một lần phụng dưỡng chăm sóc bố mẹ già? Cái kết nghiệt ngã cho gia đình danh gia vọng tộc nhất nhì đất Cảng.
Trong phiên tòa xét xử chiều ngày 7/1, khi được cho nói lời sau cùng, Dương Tự Trọng bày tỏ tình cảm của mình dành cho anh trai Dương Chí Dũng và mong HĐXX cho anh trai được nhận khoan hồng. Cũng trong phiên xét xử này, Dương Chí Dũng đã làm những người có mặt ở phòng xử ngỡ ngàng trước câu nói “Em tôi, tôi rất thương. Tôi có thể làm tất cả vì em mình”. Những lời nói cuối cùng này, có phải là sự ăn năn muộn màng của hai anh em họ Dương? Giá mà cựu PGĐ Công an Hải Phòng giữ được một “cái đầu lạnh” và bản lĩnh như khi đối mặt với kẻ thù, đủ bình tĩnh khuyên anh mình ra đầu thú, thì có lẽ vẫn còn một người đàn ông làm chỗ dựa cho cha mẹ già và các em.
Chợt nhớ đến những bài thơ mà em gái Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng đã làm gửi cho các anh mình bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến với lời nhắn nhủ “Giá mà chịu tội được thay các anh mình, tôi cũng làm ngay”. Còn gì đau đớn hơn khi em gái Băng Tâm phải lần lượt nhìn các anh mình vào tù, đón nhận những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật cho hành vi sai phạm đã gây ra.
Và trong những ngày nay, ở trong trại giam, Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng có thấy xót xa?
Theo Xahoi
Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt
Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bắn vào tàu của ngư dân Việt
Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.
Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.
Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.
Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.
Đuổi bắt ngày càng gắt gao
Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung .
Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.
Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp.
Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền.
Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. "5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới" - ngư dân Thạch kể.
Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263.
Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.
Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.
Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề.
Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.
Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản.
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu.
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra.
Theo soha
Vụ đốt 6 người: Gia đình đau đớn, chính quyền thờ ơ? 6 người trong một gia đình 3 thế thệ bị đốt. Ba nạn nhân đã tử vọng, 1 người bị bắt giam và hai người đàn bà đang nằm trên giường bệnh. Cả xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng một tuần qua vẫn chưa hết bàng hoàng bởi thảm án đau lòng. Một tang gia hiếm gặp Chúng tôi tìm đến...