Cải tạo ngôi nhà cổ, cô gái biến đất hoang thành khu vườn ngập sắc hoa tựa cổ tích
Ngôi nhà trên núi của cô nàng có nickname Amosha khiến bao người mơ tưởng về một cuộc sống bình yên không có khói bụi thành phố.
Trong những bức hình do cô gái trẻ có nickname Amosha đăng tải, cô nàng xuất hiện đẹp như một nàng tiên với chiếc khăn che mặt và bước đi giữa rừng hoa.
Sáng sớm, cô thức dậy trong ánh nắng ban mai và tiếng chim hót. Sau khi ăn xong, cô nàng thưởng hoa trong vườn, hái hoa và chỉnh trang lại phòng. So với sự xô bồ ở thành phố, cuộc sống trên núi của cô thảnh thơi hơn rất nhiều.
Ban đầu, chốn thần tiên đẹp như bức tranh sơn dầu của cô thực chất là một ngôi nhà cổ dột nát và khu đất hoang lộn xộn. Vì vậy, để có một nơi trú ẩn thơ mộng thế này, cô đã phải phá bỏ những tấm gỗ hỏng, một mình sơn lại nhà, khai khẩn đất hoang, nhổ cỏ, trồng hoa.
Cô nàng tự tay cải tạo ngôi nhà cổ
Khu đất hoang biến thành khu vườn thơ mộng
Cô nhìn giống như một nàng tiên bước đi giữa rừng hoa
Động lực để cô nàng bỏ phố về quê xuất phát từ câu chuyện về bà Tasha – người phụ nữ sống một mình với hai chú chó trong căn nhà gỗ và khu vườn đẹp như mơ. Cô tâm sự: “Tạo ra một khu vườn cổ tích và hoà mình với thiên nhiên là giấc mơ mà mình ấp ủ bấy lâu.”
Vì thế, Amosha đã không về quê cho đến khi tiết kiệm đủ một số tiền để xây ngôi nhà mơ ước của mình. Cuộc sống thanh bình nơi thôn quê của cô khá thoải mái vì trong nhà có internet, cách đó không xa là chợ và xóm làng.
Cuộc sống đầy thơ mộng sau khi bỏ phố về quê
Video đang HOT
Trong nhà có một phòng trà vì cô thường pha trà ngắm cảnh lúc rảnh rỗi. Căn bếp được sửa sang lại luôn ngập tràn ánh nắng. Phòng ngủ với ánh đèn vàng tạo cảm giác ấm áp.
Khu đất hoang ban đầu giờ đã trở thành khu vườn nhỏ đầy hoa. Mỗi ngày, vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi nhìn mây bay trên trời, hoa nở trong vườn, cô lại cảm thấy những khó nhọc trước đây thật đáng giá. Cuộc sống của cô hiện tại có thể diễn tả trong 3 từ: tự do, thoải mái và phóng khoáng. Mỗi thước hình do cô ghi lại đều đẹp và thơ như bước ra từ truyện cổ.
Căn bếp của một cô nàng thích nấu ăn
Phòng trà của căn nhà
Amosha cực kỳ yêu thích hoa cỏ
Cô thường chế biến hoa quả thu hoạch được trong vườn
Người đàn ông thuê căn nhà hoang và bỏ ra 3,3 tỉ đồng để cải tạo vì lý do ai cũng giật mình
Nhiều người khi ngắm nhìn ngôi nhà này đều thắc mắc, tại sao người đàn ông trẻ này quyết "chịu chi" số tiền vô cùng lớn, tới 3,3 tỉ đồng để cải tạo căn nhà mà mình đi thuê.
Vào năm 1991, anh Lin Cong Hai lúc đó 12 tuổi đã cùng mẹ đến đảo Gu Lang Yu thuộc Hạ Môn, Trung Quốc để sinh sống. Tình cờ anh nhìn thấy ngôi nhà của một doanh nhân giàu có hàng đầu Trung Quốc tên là Li Qing Quan, ông được mệnh danh là "vua gỗ".
Ngay từ lần đầu ngắm nhìn, anh Lin đã yêu thích ngôi nhà. Được biết, căn nhà này có lịch sử hơn 100 năm. Sau nhiều năm làm việc và dành dụm tiền, anh Lin quyết định chi 10 triệu nhân dân tệ (tương đương với 3,3 tỉ đồng tiền Việt) để sửa chữa, cải tạo.
Trong quá trình sữa chữa, anh Lin dần khám phá ra nhiều điều thú vị đằng sau ngôi nhà. Sàn của các phòng được làm từ tấm gỗ tếch, hai cầu thang được xây dựng và sử dụng trong 100 năm. Bên cạnh đó là những chiếc lọ bằng thủy tinh với thiết kế tinh xảo được vận chuyển từ Nam Dương đến đây. Trong vườn cũng được trồng nhiều loại trái cây kỳ lạ tạo nên những bữa sáng tuyệt vời hàng ngày cho chủ nhân.
Cổng vào căn nhà với kiến trúc và màu sắc ấn tượng.
Căn nhà cổ với kiến trúc độc đáo.
Ngôi nhà rộng rãi.
Chủ nhà đang thảo luận với kiến trúc sư về các giải pháp cải tạo.
Hiên nhà nhìn ra khoảng vườn xanh tươi.
Các phòng ngủ được thiết kế đơn giản.
Căn biệt thự này được anh Lin thuê dài hạn. Anh đã cải tạo và sửa chữa 14 phòng khách. Tuy vẻ đẹp đặc biệt của ngôi nhà khiến nhiều người mong muốn được vào tham quan nhưng anh Lin không muốn bị quấy rầy, làm phiền. Theo quan điểm của anh, chỉ những người sống trong nhà mới có thể bảo vệ tốt nhất cho ngôi nhà.
Anh Lin là người gốc Hui An ở Tuyền Châu, Phúc Kiến. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh đã đến Hạ Môn cùng mẹ sinh sống khi mới 12 tuổi. Năm nay anh đã bước sang tuổi 41 và đã sống ở Gu Lang Yu được gần 30 năm.
Chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống, điều anh cảm thấy nhớ nhất là những ngày đầu theo mẹ đặt chân đến đây. Cả nhà 4 người sống trong căn nhà thuê chỉ có một chiếc giường đôi. Mãi đến năm 2007, khi điều kiện gia đình khá hơn một chút, cả gia đình mới dọn về căn nhà mới rộng 200m2.
Những góc vô cùng ấn tượng của ngôi nhà.
Năm 2017, khi anh Lin có đủ tiềm lực tài chính, anh quyết định thuê lại ngôi nhà đối diện với nhà của mình và bỏ ra tiền để sửa chữa. Vào thời hoàng kim, ông Li có tới 100 biệt thự trên đảo. Căn nhà anh Lin thuê và cải tạo thuộc ngôi nhà dành cho thế hệ thứ hai.
Không gian bên trong đã dột nát, cỏ dại mọc um tùm, gian nhà phía Bắc đã sập. Anh lại là người vốn yêu thích những căn nhà cổ. Đó là lý do anh quyết định thuê và cái tạo để bảo vệ căn nhà ấy.
Không gian lung linh vào buổi tối.
Ngôi nhà có lịch sử gần 100 năm và có diện tích khoảng 1000m2. Lối vào là cổng được thiết kế kiểu Trung Hoa. Bên trong là hành lang chạy dọc từ phía trước nối liền với phía sau. Ở bên phải tòa nhà chính là tòa phụ.
Việc sửa chữa ngôi nhà mất khá nhiều thời gian và cũng gặp nhiều khó khăn để khôi phục vẻ đẹp hàng thế kỷ. Trong quá trình sửa chữa ngôi nhà, anh Lin còn mời bạn mình là nhà thiết kế Fang Ling Jia cùng chủ nhà là một người bạn của anh mua lại căn nhà của doanh nhân. Họ cùng nhau bàn bạc để tìm kiếm giải pháp giữ lại những gì cổ kính, phục dựng những gì đã hỏng.
Kiến trúc ngôi nhà được giữ nguyên.
Những phần bị hỏng, xuống cấp được sửa lại.
Ngôi nhà được hoàn thiện với màu sắc ấm cúng. Từng đường nét kiến trúc khiến mọi người cảm nhận được rất rõ vẻ đẹp có từ xa xưa. Chủ nhân mới của căn biệt thự hoàn toàn hài lòng với các giải pháp cải tạo của anh Lin.
Nhà cổ gỗ lim chứa toàn "báu vật" độc nhất của dòng họ nức tiếng Hà Thành Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, cho đến nay nhà thờ dòng họ Nguyễn Viết, làng Sơn Đồng, Hoài Đức (Hà Nội) vẫn được con cháu giữ gìn gần như nguyên vẹn. "Biệt phủ" rộng 3.000 m2 của dòng họ khoa bảng nức tiếng Hà Thành Làng nghề Sơn Đồng, huyện Hoài Đức là một trong số ít làng nghề ở...