Cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có
Ngày 12/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5133/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến đến năm 2050, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.
Theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030 là cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể như sau: Về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40%. Về kết cấu hạ tầng, nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Hà Nội – Vinh, Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế; duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Video đang HOT
TP.HCM: Kênh Nước Đen từng làm bao người ám ảnh đã hồi sinh
Kênh Nước Đen từng làm bao người dân TP.HCM phải ám ảnh giờ đã hồi sinh sau 2 năm cải tạo.
Kênh Nước Đen chảy qua khu vực phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) đến khu vực cầu Tham Lương (quận 12), từ nhiều năm qua là "điểm đen" về ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe của người dân, cũng như mỹ quan đô thị TP.HCM.
Sau gần 2 năm nâng cấp, cải tạo, dòng kênh đã hồi sinh với diện mạo mới, góp phần giúp thay đổi bộ mặt, cảnh quan và môi trường dọc hai bên bờ kênh.
Dự án tuy chỉ vừa cơ bản hoàn thành, nhưng sự thay đổi rõ rệt của con kênh đã khiến người dân vô cùng phấn khởi.
Dự án nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (đoạn từ cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương) khởi công quý I/2020 với tổng vốn đầu tư 629 tỷ đồng.
Sau khi cải tạo, lòng kênh được nạo vét, hai bên bờ được kè lại chắc chắn, lắp lan can cao hơn 1,5m và làm vỉa hè rộng gần 1m cho người đi bộ.
Lòng đường hai bờ kênh thông thoáng hơn sau khi mở rộng, thảm nhựa cho 2 làn xe chạy, lắp hệ thống chiếu sáng, trồng cây xanh, lát vỉa hè...
Những cây cầu bắc qua kênh được cải tạo khang trang, rộng rãi hơn.
Bà Nguyễn Thị Kiều (ngụ quận Bình Tân) phấn khởi nói: "Nhà tôi cạnh kênh, trước kia hai bờ nhiều đoạn là đường đất thôi, lan can chưa có, nước đen ngòm ngập trong rác thải, hôi thối. Giờ kênh thông thoáng, sạch sẽ hơn trước rất nhiều".
Kênh Nước Đen hiện không còn rác, cảnh quan 2 bên bờ được tôn tạo sạch đẹp đã góp phần xanh tươi cho cảnh quan TP.HCM.
Ngành đường sắt áp dụng quy định mới về đổi, trả vé tàu Ngành đường sắt vừa cho biết sẽ áp dụng quy định mới về đổi, trả vé tàu. Quy định này sẽ áp dụng từ nay đến 27/4 và từ 4/5 đến hết 31/5/2022. Người dân mua vé tàu tại ga Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thành Đạt/TTXVN Theo đó, đối với vé mua là cá nhân phải đổi trước giờ tàu chạy 24...