“Cải tạo” chồng lười
Chuyện chồng phó thác việc nhà cho vợ không phải là hiếm. Nhưng làm sao để cải tạo chồng lười là một câu hỏi lớn.
“Em đi vắng chưa đầy hai ngày mà bố con anh để bát đũa, xoong nồi, quần áo chất đống trong nhà tắm, bốc mùi lên. Tháng sau em đi công tác 1 tuần chắc mọi thứ ngập ra tận ngõ…”.
“Mấy việc vặt đó là của phụ nữ, anh làm sao được. Thế nên bố con anh không muốn em vắng nhà dù chỉ một lúc”.
Đó là mẩu đối thoại của vợ chồng Vân sau 2 ngày chị có việc phải về quê gấp. Trên thực tế không ít gia đình giống hoàn cảnh của Vân.
Vô số nguyên nhân
Vợ chồng Vân (Long Thành, Đồng Nai) đều là công chức nhà nước, làm việc cùng cơ quan. Chồng chị là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình, năm nào cũng được cấp trên biểu dương, khen ngợi. Dường như anh trở thành mẫu người lý tưởng khiến nhiều đồng nghiệp tỏ ra ghen tị với Vân vì có được một ông chồng giỏi giang, chịu khó. Thế nhưng chị chẳng hề vui bởi “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.
Nếu như công việc cơ quan Nam tích cực bao nhiêu thì về nhà anh lại lười bấy nhiêu. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều một mình vợ cáng đáng. Từ nấu cơm, rửa bát, giặt đồ, lau dọn nhà cửa đến đưa, đón con đi học… tất tật đều là “việc của đàn bà” nên chồng chị phó mặc cho vợ xoay xở. Những lúc ở nhà, Nam chỉ chơi game, xem phim, đọc báo hoặc cùng lắm là chơi đùa với các con đôi chút. Có lần Vân nhờ chồng cắm hộ nồi cơm, loay hoay mãi anh mới làm xong nhưng tối đó cả nhà phải ăn mì tôm vì… cơm bị sống. Từ đó chị chẳng nhờ chồng giúp mà tự nhủ, thà mình làm cố còn hơn.
Giờ nhìn “bãi chiến trường” ngổn ngang trong nhà tắm, chị Vân thở dài khi nghĩ đến chuyến công tác dài ngày sắp tới: đành phải xin nghỉ chứ đi rồi việc nhà bừa bộn biết lấy ai lo.
Video đang HOT
Tương tự, chị Phương (Thủ Đức, TP.HCM) cũng hay phàn nàn: Việc nhà sao nhiều thế, làm suốt ngày chẳng lúc nào ngơi tay! Thời mới cưới, chồng chị cũng hay chia sẻ việc nhà với vợ nhưng lúc đó lại quá chiều chồng nên chị Phương “ôm” hết. Lâu dần thành quen, anh chồng chịu khó ngày nào bỗng dưng lười, chẳng giúp gì vợ bởi anh cho rằng “mấy việc nhỏ, chỉ cần vợ làm là đủ”. Anh tự cho mình cái quyền xả hơi, thư giãn trong khi vợ trần thân bếp núc, quét dọn… bất kể chị đi làm về sớm hay muộn cũng đều phải tự lo. Thấy vậy nhiều người thân góp ý nhưng chị chỉ cười: “Mình làm quen rồi, ráng một chút có sao đâu”.
Còn chị Tâm (Tam Phước, Biên Hòa) lại tối ngày vất vả, hết việc ở công ty lại đến một núi việc nhà. Chồng chị tên Dũng, vốn là con nhà khá giả, được nuông chiều từ bé nên chẳng biết đến nỗi cực nhọc của “những việc không tên”. Dũng luôn có suy nghĩ, nam nhi đại trượng phu phải lo việc lớn chứ lo mấy việc vặt vãnh trong nhà sẽ làm cùn chí đàn ông! Nghĩ vậy nên Dũng thản nhiên phó thác việc nhà cho vợ.
Làm sao “cải tạo”?
Câu trả lời trước hết từ chính người phụ nữ. Sự lười biếng của chồng có một phần trách nhiệm ở người vợ.
Để giúp chồng “ngoan” hơn trước hết 2 người phải thống nhất với nhau không phân biệt việc của vợ hay việc của chồng, chỉ cần có thể làm và có thời gian thì cùng nhau làm cho nhanh chóng. Mặt khác, người vợ nên lựa chọn những lúc phù hợp để nhẹ nhàng giải thích cho chồng hiểu công việc ngày nay của phụ nữ không chỉ là quanh quẩn ở trong bếp, mà còn mở rộng ra ngoài xã hội. Chị em rất cần có thời gian nghỉ ngơi, giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp nên chồng phải tạo điều kiện cho vợ bằng cách “chia lửa” với vợ để giảm bớt gánh nặng việc nhà. Đồng thời, hãy khéo léo tạo cho chồng thói quen giúp vợ việc nhà từ những công việc nhỏ nhất, dễ làm, lâu dần sẽ đảm đang được nhiều việc khác. Chớ nản lòng, buông tay hoặc ôm đồm, gắt gỏng sẽ làm chồng tự ái, ỉ lại, lười càng lười thêm.
Thật ra việc nhà không hề vặt vãnh mà trái lại nó rất mất thời gian và tốn nhiều công sức. Không ít gia đình đã rạn nứt hạnh phúc chỉ bởi ông chồng vô tâm, phó mặc vợ tề gia nội trợ, tạo nên khoảng cách vô hình, thiếu gần gũi.
Dù chỉ làm một chút thôi cũng là sự động viên mang lại niềm vui, hạnh phúc ngọt ngào cho vợ bởi cảm giác được yêu thương, sẻ chia, thông cảm. Điều này tưởng chừng rất nhỏ nhưng “cái được” chẳng nhỏ chút nào!
Theo VNE
Xót xa cảnh vợ bán thân nuôi chồng chạy thận
Ngày nào chị cũng rời nhà từ 2h chiều và đến gần sáng mới trở về. Anh Ch. đều đặn vào bệnh viện chạy thận hàng tuần. Có lúc, anh cũng tự ái với vợ nhưng khi nghe những người cùng cảnh ngô động viên, anh lại im lặng.
Từ bán bánh mì rong đến làm bar
Trong cán nhà trọ lụp sụp nằm trong ngõ Cột Cờ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chị M.T.H quê Thanh Hóa) không giấu nổi xúc động khi chúng tôi hỏi về cuộc sống cơ cực của vợ chồng chị. Chưa đến 30 tuổi nhưng người phu nữ này già hơn tuổi và gương mặt lốm đốm những vết tàn nhang, nốt chân chím.
Chị H. ngậm ngùi kể về câu chuyện tình đẹp của chị và chồng. Anh chị là bạn học cấp 3 của nhau. Ban đầu hai người chỉ coi nhau là bạn, cho đến khi, cùng đi làm công nhân ở Hà Trung, Thanh Hóa, anh chị mà nảy sinh tình yêu và làm đám cưới sau 4 năm yêu thương mặn nồng.
Niềm vui của ngày hạnh phúc chẳng kéo dài được bao lâu thì chồng chị H. mắc chứng suy thận cấp. Gia đình đã dùng hết số tiền cưới và tiền tích cóp đưa anh ra Hà Nội cấp cứu nhưng vẫn không đỡ. Thời gian đầu nằm cấp cứu tích cực, không có bảo hiểm nên tiền điều trị được tính đến vài triệu đồng/ngày. Đến bây giời sức khỏe của chồng chị H, cũng ổn nên hàng tuần, anh chỉ đến viện lọc máu 3 ngày.
Theo chồng ra Hà Nội để lọc máu 5 năm nay, chị H. làm đủ mọi nghề để kiếm sống, từ bán bánh mì rong quanh bệnh viện cho đến luộc khoai, luộc lạc đi bán rong. Tuy nhiên, những nghề nhỏ nhặt ấy cũng có "Thổ công" bao đường nên chị không lại được với tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới". Để đảm bảo cuộc sống của hai vợ chồng ở Hà Nội, chị H. xin vào làm việc cho một quán bar trên phố Nguyễn Du rồi sang quán trên phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội.
Thời gian đầu làm việc, chị bắt đầu từ 3h chiều đến 12h khuya. Lương mỗi tháng 800 nghìn đồng cộng thêm tiền khách bo và tiền hoa hồng từ rượu, đồ ăn đắt tiền... tổng thu mỗi tháng của chị khoảng 2 triệu đồng. Trong khi đó, các khoản tiền khác thi nhau đè nặng lên đôi vai chị. Mỗi tháng, BHYT trả 80% tiền lọc máu cho anh Ch., còn lại, anh chỉ phải đóng thêm và tiền thuốc thang, bồi dưỡng nhưng vẫn khiến cho vợ chồng chị méo mó mặt mày.
Bái thân nuôi chồng
Thời gian đầu, anh Ch. còn đi làm bảo vệ cho một cửa hàng ăn uống, nhưng 2 năm trở lại đây, anh hay mệt nên không đi làm bảo vệ được đành ở nhà sống phụ thuộc vào vợ.
"Yêu chồng, thương cho hoàn cảnh số phận của mình lắm nhưng tôi không biết làm thế nào. Tiền thuê nhà, tiền điện nước đã ngót nghét cả triệu đồng/tháng. Bố mẹ ở quê già yếu, cũng không thể giúp đỡ, nên tôi phải tìm việc làm khác" - H. nhớ lại những lời thanh minh với chồng trong khoảng thời gian trước ngày sa chân vào chỗ tối.
Bí tiền và cùng quẫn, H. nghe lời dụ dỗ của nhóm bạn bè làm cùng đi kiếm thêm nếu khách có yêu cầu đi xa hơn. Từ người vợ chân chất, giản dị, H. chuyển sang mua son phấn, váy ngắn khi ra khỏi nhà. Có những đêm, đến 2h khuya chị mới trở về nhà. Người chị không chỉ có mùi rượu, mùi khói thuốc mà còn có cả "mùi lạ". Anh Ch. biết thế nhưng cũng đành chấp nhận bởi bẳn thân bệnh tật, con cái không có, vợ còn bên mình là may lắm rồi.
Hàng xóm ở quanh cái khu chạy thận này ai cũng biết chị đi làm nghề bụi bặm, nhưng họ đều thông cảm. "Hoàn cành xô đẩy, nếu chỉ bán dạo bánh mì thì hai vợ chồng chỉ có nước về quê chờ chết thôi" - một người cùng chạy thận với anh Ch. chia sẻ.
Ngày nào chị cũng rời nhà từ 2h chiều và đến gần sáng mới trở về. Anh Ch. đều đặn vào bệnh viện chạy thận hàng tuần. Có lúc, anh cũng tự ái với vợ nhưng khi nghe những người cùng cảnh ngô động viên, anh lại im lặng. Những ngày đầu chị làm nghề buôn phấn, bán son trong một sàn nhảy ở quận Hai Bà Trưng, khi sàn đóng cửa, chị H. không còn việc nên đành chấp nhận đứng đường ở cuối bến xe Nước Ngầm.
Nhắc tới chuyện công việc chị H. chẳng giấu giếm: "Họ chủ yếu là lái xe đường dài, nếu có nhu cầu thì a lô cho mình thôi. Gần 8 năm yêu chồng, chưa ngày nào tôi không sống trong day dứt vì phản bội anh ấy. Anh Ch. cũng hiểu nên không bao giờ ca thán gì với vợ cả. Có lẽ, anh đã chấp nhận cuộc sống như thế này. Tôi lo lắm, sau này không có con cái, tuổi xuân đi qua, không biết chúng tôi sẽ sống ra sao".
Tháng 6 vừa qua, trong một lần đi khách, chị H. bị bắt và đưa lên trại phục hồi nhân phẩm ở Ba Vì. Tại đây, chị luôn sống trong đau khổ và lo lắng cho người chồng bệnh tật của mình. Đến bây giờ, chị H. vẫn không biết liệu mình có rơi vào cảnh "ngựa quen đường cũ" hay không, chị bảo: "Chồng với tôi là tất cả, dù không có con cái như những cặp vợ chồng khác nhưng tôi vẫn yêu và thương anh ấy nhiều lắm".
Nói về công việc trong tương lai, chị H. chỉ quay đi nhìn vào chiếc bếp gas du lịch cũ kỹ rồi nói: "Cứ chờ xem đã". Chị H. khoe sang tháng, chị sẽ đưa chồng xuống bệnh viện Giao thông Vận tải để lọc máu vì có một Mạnh Thường Quân ở Cầu Giấy cho mượn nhà ở tạm. Hy vọng ở đó, gánh nặng bệnh tật, gạo tiền sẽ nhẹ nhàng hơn với anh chị.
Theo VNE
Mẹ trả lễ vật, đám cưới "xù" luôn Mẹ bắt em phải mang lễ vật trả cho nhà trai và "xù" luôn đám cưới. Chúng em đã làm lễ đính hôn rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ em dò la tìm hiểu và phát hiện trước đây, gia đình em và gia đình anh ấy có hiềm khích. Mẹ nói rằng chúng em không thể lấy nhau, bắt em phải mang...