Cải tạo biệt thự phong cách chuyển tiếp
Biệt thự phong cách chuyển tiếp (transitional style) kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, ưu tiên nội thất màu trung tính.
Biệt thự ở khu Nam Phú, quận 7, TP HCM có diện tích 280 m2 gồm một tầng trệt và hai tầng lầu. Đây là tổ ấm của cặp vợ chồng và một con trai, một con gái.
10 năm về trước, công trình từng sụt lún đất nền và cách bố trí nhà biệt thự không hợp với thói quen sinh hoạt của chủ nhà. Đến năm 2021, chủ nhà quyết định cải tạo, làm mới không gian sống trong vòng sáu tháng bởi công ty của kiến trúc sư trưởng Nguyễn Như Ý.
Biệt thự hoàn thiện mang đến cảm giác ấm áp, thân thiện khi chủ nhà bước vào. Điều này đến từ chất liệu, đường vẽ tay nghệ thuật trong không gian và sự kết nối hài hòa giữa không gian trong nhà với bối cảnh xung quanh.
Chủ nhà chọn phong cách transitional design (phong cách thiết kế chuyển tiếp) cho biệt thự. Đây là phong cách được ưa chuộng bởi sự sáng tạo không giới hạn, có khả năng kết hợp các mảng trang trí mang tính đương thời. Sự thú vị của phong cách này nằm ở khả năng mang những yếu tố mới ứng với từng thời điểm khác nhau, phối hợp cùng những yếu tố cũ, từ đó tạo nên một thiết kế thống nhất.
Phong cách transitional kết hợp truyền thống với hiện đại, ưu tiên nội thất gam màu trung tính như đen, trắng, ngà, xám, be. Họa tiết nhẹ nhàng, hạn chế các chi tiết rườm rà, dư thừa.
Phụ kiện trang trí sống động kết hợp giữa cũ và mới tạo nên sức hấp dẫn thị giác cho toàn bộ không gian.
Video đang HOT
Khi công trình bước vào giai đoạn thi công cũng là lúc TP HCM đang thực hiện giãn cách xã hội. Sau thời gian chờ đợi nới lỏng giãn cách và một vài khó khăn, êkíp đã hoàn thiện công trình để bàn giao theo tiến độ.
Bên trong căn bếp. Phong cách chuyển tiếp phối hợp giữa kết cấu, chất liệu và tông màu, sử dụng vật liệu gỗ, vải, da… để làm tăng sự thú vị. Tổng chi phí xây dựng, thiết kế, nội thất (không gồm thiết bị điện tử) của công trình khoảng 4 tỷ đồng.
Một phòng học của các bé với gam màu tươi sáng.
Khu vực dưới cầu thang được tận dụng làm góc đọc sách và ‘chill’ trà chiều của chủ nhà.
Phòng thay đồ lát sàn gỗ xương cá. Chủ nhà cắm nhiều hoa tươi để các góc nhà trở nên sinh động.
Phòng vệ sinh với gương kiểu cổ điển.
Biệt thự mang nét đẹp vượt thời gian, hướng về giá trị xưa cũ
Biệt thự ở TP.HCM mang phong cách Indochine gợi nhớ về những giá trị xưa cũ nhưng thiết kế công năng tiện nghi, sang trọng.
Kiến trúc sư Đỗ Nhựt Nam chia sẻ, sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt là lựa chọn tuyệt vời cho không gian vừa sang trọng, đẳng cấp mà vẫn nhẹ nhàng, thanh lịch. Indochine là xu thế cho thiết kế biệt thự ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Phong cách Indochine là sự pha trộn hài hòa, tinh tế của hai kiến trúc này. Một phong cách cho những ai hoài cổ và sự tinh tế.
Mới đây, kiến trúc sư Đỗ Nhựt Nam đã thiết kế một công trình villa tại TP.HCM theo phong cách này. Anh chia sẻ: "Tôi mong muốn qua công trình này mang đến chủ nhân ý tưởng thiết kế riêng vừa hoài niệm mà vẫn sang trọng với thẩm mỹ vượt thời gian. Cho dù qua bao nhiêu năm nhưng ý niệm, màu sắc, cách bày trí vẫn sang trọng và người ở trong không gian đó càng lâu càng yêu ngôi nhà của mình".
Trong khi đó gia chủ chia sẻ: "Tới tầm độ tuổi này, tôi mong muốn tìm về với những giá trị xưa cũ, muốn cảm nhận thêm lần nữa những khung cảnh đầy gợi nhớ để trở về".
Ngoại cảnh biệt thự màu trắng, mái dốc xanh nổi bật.
Sự tinh tế, sang trọng bao trùm lên đường nét thiết kế cổ điển. Họa tiết chim hạc, tranh phong cảnh hay gạch bông thể hiện nét đặc trưng của phong cách Indochine.
Màu xanh rêu quý phái kết hợp với những điểm nhấn từ tường, rèm cửa hay đèn chùm thể hiện gu thẩm mỹ cao của gia chủ.
Cây xanh, hoa tươi mang đến sức sống, sự sinh động cho từng góc nhà.
Những không gian sinh hoạt chung, không gian chuyển tiếp được chú trọng, dù là chi tiết nhỏ nhất cũng góp phần vào tổng thể để làm bật lên đặc trưng Indochine.
Sắc trầm trong phòng tắm nổi bật trên nền tường ốp gạch thẻ tỉ mỉ, đan xen màu sắc.
Sử dụng gạch kính, nhà Sóc Trăng khiến báo ngoại trầm trồ Trong ngôi nhà, kiến trúc sư lồng ghép các không gian lại với nhau thành một tổng thể gắn kết và đầy mới lạ. Với hiệu ứng gương, không gian trong nhà trở nên đa dạng và có sự chuyển tiếp. CoCo House là ngôi nhà 2 tầng được cải tạo lại từ nhà cũ của cặp vợ chồng tuổi trung niên. Yêu...