Cái sai của tôi là ở nhà ba mẹ vợ mua cho
Minh đinh sau đơt nay se thuê nha tro dân vơ con ra ơ đê khi bi đuôi cung không thây nhuc.
Minh va vơ quen nhau đươc 5 năm rôi cươi, tinh đên giơ đa gân 10 năm, co vơi nhau một cô con gai 3 tuôi. Vơ minh 2 năm vưa rôi đi du hoc con gửi vê ông ba nôi ơ quê chăm, đơt nay vơ vưa hoc xong thac sĩ, đang đăng ky hoc tiên sĩ thi minh cương quyêt không cho. Lý do là 2 năm vưa rôi gia đinh 3 ngươi thi môi ngươi một nơi, giơ con đên tuôi đi hoc minh thât sư rât muôn gia đinh đoan tu, tuôi thơ cua con co đây đu hinh anh hanh phuc bên ba me, nhưng vơ mình vân muôn đi. Tôi qua minh đoi bung nhơ vơ lam quả bơ ăn, con gai năm trên vong chơi, vơ lây một tep măng cut cho con ăn, minh thây vây nên noi: “Em cho con ngôi dây ăn chư năm ngửa dê bi nghen”, giọng minh hơi găn chút vi luc đo cung la mắng con la khi ăn phai ngôi chư không đươc năm ngửa.
Vơ to thai đô kho chiu, minh mơi noi anh nhắc nhở vậy vi lo cho con, vợ lại bảo em không thich nghe. Minh mơi noi anh khuyên không nghe, vây muôn nghe anh chưi a, vơ bao anh ra ngoai đương ma chưi nhe, đưng chưi ơ đây. Minh mơi bưc lên vi co chưi đâu ma bao minh ra đương. Vi bi đơ nên minh rôi tri không biêt noi gi hơn, lây một bọc nilong quăng xuống đất; vơ noi quăng ai đo thăng kia? Minh điên hơn câm cây chôi rôi quăng vao goc tương chư không hê quăng vơ. Thê la vơ đuôi minh ra khoi nha. Tôi khuya vơ nhăn đi vê đi, nhưng minh không vê, đên hôm sau minh đi lam luôn, chiêu vi nhơ con nên vê nha thi vơ dăt con bo đi vê quê ngoai. Thât sư giơ minh hơi bi ưc chê vi bi vơ xem thương. Minh cung lam viêc tai tâp đoan lơn, thu nhâp goi la kha chư không ăn bam vơ, cai sai cua minh la ơ nhơ nha ba me vơ mua. Minh đinh sau đơt nay se thuê nha tro dân vơ con ra ơ đê khi bi đuôi cung không thây nhuc.
Theo Tinmoi24
Người thứ ba... khó nhằn
Trong tình yêu hôn nhân, thắng thua có nghĩa là lục đục, là buồn bực, nhẹ thì giận dỗi cãi cọ, nặng hơn có khi chia ly. Không ít đôi vì 'người thứ ba' này mà dẫn nhau ra tòa đường ai nấy bước.
Video đang HOT
Xin nói luôn, "người thứ ba" không phải là "nem", là "chả" hay bồ bịch vụng trộm bên ngoài. Người thứ ba này ở ngay trong nhà, được nể trọng vì vai vế không nhỏ và có thể là người có tiếng nói khá có trọng lượng, đủ làm hai thành viên chính trong tổ tấm khi liêu xiêu, khi nhức đầu và đôi khi còn muốn nổi xung thiên!
Chị Hà sắp sinh, bố mẹ ở xa không vào giúp được, nhà lại không có điều kiện thuê người làm, may sao có cô em con dì từ quê vào học nghề, mẹ chị nói cho cái Ngoan đến ở nhờ mấy tháng, sẵn nó đỡ đần việc nhà. Cái Ngoan cũng là đứa tháo vát, nhanh nhẹn.
Phải nói, Ngoan nhanh nhẹn thật, nhưng là nhanh... nhảu đoảng. Chị bụng to vượt mặt, nhờ Ngoan quét hộ cái nhà thì cô một nhát đến tai hai nhát đến gáy, rác trong nhà hất ra sân chứ không hốt, lau nhà thì để cây lau nhà ướt sũng lướt quăng quýt làm chị không dám bước xuống đất vì sợ trượt ngã. Nấu cơm thì Ngoan chỉ nhặt hộ mớ rau, nói nấu không quen, sợ chị không ăn được. Nhà nhỏ không chia phòng, buổi tối Ngoan phải trải nệm xuống ngủ dưới sàn, Ngoan cứ vô tư mở tivi xem đến tận khuya, dù Ngoan đã hạ âm thanh đủ nghe nhưng trong căn nhà nhỏ vẫn là ồn ào và ánh sáng tivi khiến chị không sao ngủ được.
Không dám nói thẳng, chị Hà gọi điện cho mẹ, không biết mẹ chị nói gì với mẹ Ngoan mà buổi tối lúc ăn cơm Ngoan huỵch toẹt luôn: "Em chỉ có thế thôi, anh chị không muốn cho em ở nhờ thì cứ nói thẳng, vòng vo rào đón làm gì!" Chị Hà không biết nói sao, đành nói khó với dì để Ngoan chuyển đi. Sau chuyện này, chồng chị càu nhàu vợ: "Đã biết nhà nhỏ còn dẫn người về ở, ra vào phải khép nép, muốn đi ngủ sớm một tí cũng không dám!", chị chợt tỉnh, quả thật thời gian Ngoan ở trong nhà, anh đi làm về không dám thay cái quần ngắn cho thoải mái, mỗi tối phải đợi Ngoan trải nệm mới dám lên giường...
"Người thứ ba" trong nhà chị Thanh là cô em út của chồng, là bà cô chính hiệu. Ngay hôm đầu đến nhà, Thúy, tên cô em út, đã sáng mắt khi thấy tủ quần áo của chị dâu, mồm hỏi tay làm, Thúy lôi một đống áo váy của chị về phòng thử, tự chụp hình rồi quăng lên face "khoe hàng". Chồng chị an ủi, em nó mới ở quê vào còn bỡ ngỡ, nó tò mò chút rồi trả ấy mà. Chị im lặng, nghĩ chuyện sẽ không đơn giản thế. Y như rằng, khi trả đồ cho chị dâu, Thúy đã giữ lại một số đồ cô thấy mình mặc vừa, mặc đẹp, không chỉ quần áo mà son phấn Thúy cũng không từ. Nhìn đám đồ cô em chồng trả, chị Thanh thấy ghê ghê, từ bé chị có mặc đồ chung với ai bao giờ.
Chị dành cả buổi chiều đi sắm lại mấy bộ khác, và chúng cũng chịu chung số phận khi Thúy nhìn thấy dù chị đã cố ý khóa cửa phòng. Đồ mặc phải giặt, giặt thì phơi trên lầu, Thúy thấy, kéo vào phòng mình. Chuyện thành cãi vã khi sáng dậy chị Thanh tìm không thấy cái váy mới mua mà sáng nay chị có cuộc hẹn quan trọng. Chị đập cửa phòng em chồng và nhận được câu nói như tát nước vào mặt: "Có cái váy rách mà chị làm lớn chuyện, chị mua bằng tiền của anh tôi đấy!". Chị sững sờ nhìn anh, anh cũng chưng hửng. Lời này, là ai nói để cô em chồng nghe được và lặp lại, hay Thúy tự nghĩ?
Chồng chị nuôi nấng cưu mang em gái thay bố mẹ, chị không ý kiến, nhưng tự tiện lục lọi sử dụng đồ của chị mà không thèm hỏi thì chị không thể nhịn. Chưa nói lương chị dư sức để sắm sửa cho bản thân, mà chị dùng tiền của anh thì có gì sai, anh chị là vợ chồng kia mà, chị có đáng bị mạt sát vậy không?
Chị Trang thì "chua" hơn khi "người thứ ba" là người chị không thể đụng tới, ngay từ đầu chồng chị đã dặn không được cãi mẹ, mẹ đã một mình nuôi anh khôn lớn nên anh luôn muốn mẹ được thoải mái nhất, để mẹ khỏi có tâm lý ở nhờ con dâu. Chị Trang cười nói mẹ anh cũng là mẹ em mà. Nhưng chị đã lầm, chị coi bà là mẹ nhưng bà coi chị là gì chị cũng không biết.
Mua được mớ cá vụn về nấu canh dưa cải, chị đã cẩn thận nấu thêm nồi canh cho mẹ, nhưng bà cấm không cho anh ăn dù trước đó anh rất thích món này, bà sợ anh bị... hóc xương. Anh nói anh thích ăn thì bà bảo chị phải... gỡ xương ra. Cá vụn bằng đầu đũa, lại nấu dưa cải mềm nhừ thì gỡ xương làm sao?
Quần áo của anh chị, chị thường ủi vào sáng sớm, mẹ chồng thấy cũng không vui, nói chủ nhật làm gì mà không ủi luôn cả thể, ngày nào cũng cắm bàn ủi thì điện đâu chịu thấu? Chị nhún nhường, do chủ nhật con có công chuyện không ở nhà, bà lập tức nguýt dài. Đi làm cả tuần, chủ nhật công chuyện gì mà phải đi? Chị nén giọng, vì cả tuần bận nên chủ nhật mới rảnh để đi, con biết ngày nào cũng ủi rất tốn điện nhưng biết làm sao, con sẽ tranh thủ ủi luôn một lúc cho đỡ tốn. Tưởng nhún đến thế bà sẽ bỏ qua, ai ngờ bà cứ chắp tay sau mông càm ràm, nào là chuyện đơn giản thế cũng không biết mà tính toán, đã biết tốn điện rồi còn không chịu thu xếp, tiền có phải lá tre đâu mà thoải mái vung vãi.
Chị Trang dằn cái bản ủi, vội vào nhà tắm hạ hỏa, mỗi ngày một trận vậy chắc chị điên sớm. Chuyện lớn chuyện nhỏ cũng bị mẹ chồng để mắt đến, sếp chị đi công tác, mua tặng mỗi người một món quà, chị được đôi giày. Vừa cất vào tủ chị đã bị hai bóng đèn sáng cả ngàn oát soi đến từ phía sau: "Giày đâu phải như áo, có thế mặc liền hai ba cái. Giày chỉ cần một hai đôi là đủ, làm gì cần đến cả chục đôi. Tất cả còn mới nguyên đã vội đi mua đôi mới!"
Chị Trang cười buồn lúc nằm dài ở nhà tôi. Chị không chịu nổi cảnh sống trong giám sát, chị có cảm giác mình không phải đang sống trong nhà mình mà đang ăn nhờ ở đậu, chị không phải là người phụ nữ có công ăn việc làm, thu nhập dư sức nuôi sống mình mà là người giúp việc luôn bị chủ xe ne xét nét. Lúc chiều, chị vội chạy vào phòng gọi điện cho anh về "hầu" mẹ, chị không chịu hơn được. Chị xách giỏ đến nhà tôi ở, nói kệ "mẹ con nhà ấy" thu xếp cho nhau.
Bạn bè tôi, cũng có những người có mẹ chồng tâm lý, con trai cưới xong là "đuổi" vợ chồng trẻ ra ở riêng cho tự do, tuần một lần về thăm nhà là được. Cũng có những cô em chồng quý chị dâu như chị ruột, không nề hà. Nhưng có thương, có yêu, họ hiểu nên thương yêu theo cách nào, không thể nhảy xổ vào mối quan hệ của hai người mà can thiệp, lên lớp hay dạy đời. Hai, là con số đẹp nếu nói đến sự đối đầu, và càng đẹp hơn khi thành một đôi, nhưng chỉ thêm một, người thêm này nếu không biết giữ ở thế trung lập, sự cân bằng rất nhanh sẽ bị phá vỡ. Lực lượng của hai bên sẽ chênh lệch, và không nói cũng biết sẽ là ai thắng ai thua.
Nhưng trong tình yêu, hôn nhân, thắng thua có nghĩa là lục đục, là buồn bực, là ức chế, nhẹ thì giận dỗi cãi cọ, nặng hơn có khi là chia ly, không ít đôi vì "người thứ ba" này mà dẫn nhau ra tòa đường ai nấy bước.
Theo Tinmoi24
Bị đùn đẩy ép rửa bát quá nhiều cả Tết, vợ bỏ về nhà ngoại đòi ly hôn Cả 1 tuần nghỉ Tết, phải "úp mặt" vào rửa bát, vợ tôi ức chế đòi ly hôn. Vừa hết Tết, cô ấy trở lại thành phố lấy quần áo rồi về nhà ngoại. Vợ tôi nằng nặc đòi ly hôn vì không chịu nổi cảnh bị hà hiếp ở nhà chồng. Trong câu chuyện này, tôi biết vợ mình cũng chịu nhiều...