Cái nhìn của Trung Quốc về Đặc công Việt Nam- “tắc kè hoa” trong rừng
Xin gửi tới độc giả đánh giá của phía Trung Quốc về lực lượng bộ binh ưu tú này của chúng ta.
Lực lượng Đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam, với khẩu hiểu: “Đặc biệt, tinh nhuệ, anh dũng, tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” đã bao phen lập đại công đóng góp vào nền hòa bình của đất nước.
Chiến sĩ đặc công Việt Nam luyện tập chiến đấu (Ảnh: QĐND)
Bộ đội Đặc công Lục quân Việt Nam
Việt Nam là 1 cường quốc quân sự của khu vực Đông Nam Á , cũng là nơi bộc phát của nhiều cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 20. Vì vậy quân đội Việt Nam đã được kinh qua trận mạc và dạn dày kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược đến từ bên ngoài, quân đội Việt Nam (QDVN) cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tác chiến thực chiến, trong đó nổi trội nhất là binh chủng bộ đội đặc công.
Lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội đặc công Việt Nam bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp. Khi ấy, nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam đã tổ chức nhiều tiểu đội cốt cán, nổi trội , chuyên chịu trách nhiệm xuất phát từ căn cứ trong rừng rậm tiến hành ám sát sĩ quan quân đội Pháp và tập kích các căn cứ của quân đội Pháp. Năm 1964, các tiểu đội này bắt đầu tập hợp thành các tổ chiến đấu và nằm trong biên chế đoàn đặc công 305.
Bộ đội đặc công Việt Nam có khả năng ngụy trang rất đáng nể (Ảnh: QĐND)
Trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ sau đó, đoàn đặc công 305 đã tổ chức nhiều trận đánh du kích, tập kích, gây nhiều tổn thất lớn cho Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Họ được mệnh danh là ” B-52, ” Những chú tắc kè hoa của Bắc Việt”. Năm 1966, Hải quân Bắc Việt cũng bắt đầu thành lập đoàn đặc công nước 126 . Ngày 19 tháng 3 năm 1967, QDVN chính thức thành lập “Bộ tư lệnh bộ đội đặc công” tại Hà Nội.
Sau ngày giải phóng, QDVN nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngoại giao đã không ngừng đào tạo, huấn luyện, tăng cường trang bị vũ khí, cơ sở vật chất cho bộ đội đặc công. Hiện nay bộ đội đặc công Việt Nam là 1 binh chủng độc lập, do bộ tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy. Biên chế bao gồm: đoàn 113, 429, 198 (đặc công lục quân), đoàn 126 (đặc công nước), đoàn 1 (Biệt động quân). Quân số từng đoàn từ 200-1100 người ,tổng quân số khoảng 5200 người. Ngoài ra hải quân Việt Nam còn có lữ đoàn đặc công hải quân 861, lữ đoàn đặc công lính thủy đánh bộ 126, 147 trực thuộc hải quân. Trong số 10 quân khu thì có 7 quân khu biên chế 1 đoàn đặc công trực thuộc quân khu.
Vũ khí của đặc công Việt Nam là pháo cối nòng 82mm, pháo không giật 60mm, súng chống tăng, súng tiểu liên hạng nhẹ, súng nhắm, súng ngắn và súng giảm thanh, các loại lựu đạn, mìn , dao và các thiết bị thông tin liên lạc hạng nhẹ.
Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm. Hiện nay , Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng.
Các bài tập của lực lượng đặc công rất đa dạng (Ảnh: QĐND)
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dung huấn luyện gồm : xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác. Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ , bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị…
Nhiều năm tôi luyện trong chiến tranh đã giúp cho bộ đội đặc công Việt Nam có được trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm chiến trường rất cao. 1 cựu binh Mỹ đã nhận xét về đặc công Việt Nam như sau: ” Khi hành quân trong rừng rậm, bạn không bao giờ phát hiện ra họ. Bạn chỉ biết đến sự có mặt của họ khi bạn phát hiện ra mình chỉ còn lại một mình”.
Những điểm mạnh của bộ đội đặc công Việt Nam gồm:
- Thiên về độc lập tac chiến. Mỗi 1 tổ đặc công đều có những nhiệm vụ tác chiến riêng biệt. Mệnh lệnh của sỉ quan chỉ huy được chấp hành triệt để. Trong khi tác chiếm, rất ít khi có sự liên lạc giữa tổ đặc công và sở chỉ huy, giữa các tổ đặc công với nhau. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, quyền quyết định thuộc về tổ trưởng tổ đặc công đó. Điều này tạo nên sự linh hoạt và cơ động rất cao cho đặc công Việt Nam.
Video đang HOT
Đặc công Việt Nam diễn tập đột nhập căn cứ địch, có hàng rào dây kẽm gai bảo vệ (Ảnh: QĐND)
Ưu điểm về ngụy trang. Để đạt được tính đột biến và sự bất ngờ trong tác chiến. Ngoài việc thành thạo lợi dụng màn đêm và điều kiện thời tiết , đặc công Việt Nam còn nổi bật trong khả năng ngụy trang thành dân thường, sử dụng ngôn ngữ đối phương để hoạt động tình báo. Trong chiến đấu, đặc công Việt Nam có sở trường ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu như: rừng rậm, ao hồ, đầm lầy, hoang mạc…
-Khả năng sinh tồn cao. Đặc công Việt Nam luôn được huấn luyện để sống sót trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thông thường, lương khô mang theo của từng người lính chỉ đủ dùng trong 3,4 ngày, số còn lại là do chính người lính tìm kiếm bằng săn bắt và hái lượm.
Bộ đội đặc công nước Việt Nam
Quy định đầu tiên về tiêu chuẩn của đặc công nước Việt Nam là : mỗi người lính bắt buộc phải bơi được liên tục quãng đường 20 km , đứng nước liên tục trong 4 tiếng đồng hồ, lặn không ống thở với độ sâu trên 30 m, có thể liên tục mang thủy lôi hẹn giờ đặt tại vị trí đã định trong 24 giờ . Những năm gần đây, đặc công nước Việt Nam ngày càng nâng cao năng lực chiến đấu của mình thông qua việc không ngừng tham gia diễn tập tác chiến biển đảo và tác chiến gần bờ.
Thành lập từ năm 1967, đặc công nước hải quân Việt Nam là 1 đơn vị đặc công chuyên nghiệp, trình độ chiến đấu cao. Bao gồm 2 lữ đoàn đặc công chính: đoàn 126 tại Cam Ranh và đoàn 861 tại Nha Trang.
Bài tập lặn của lực lượng đặc công (Ảnh: QĐND)
Thủ pháp quen thuộc của đặc công hải quân Việt Nam là xâm nhập tàu thuyền, căn cứ hậu cần, căn cứ chỉ huy gần bờ nhằm đột kích phá hoại. Cách thức tác chiến thường là lợi dụng đêm tối , điều kiện thời tiết xấu như mưa, bão, sương mù…cơ động tổ chức từ 1 đến 2 tổ đặc công dùng thuyền nhỏ và đồ lặn chuyên dụng nhằm tiếp cận địch . Lúc này, bán kính tiếp cận không quá 5 km, bán kính trinh sát 1 km. Sau khi tiếp cận với cự ly gần nhất theo yêu cầu tác chiến, các tổ đặc công sẽ tiến hành đột kích bất ngờ, tiêu hủy căn cứ hậu cần, thiết bị vũ khí và sinh lực địch.
Mục tiêu chủ yếu thường là khu chỉ huy địch, kho vũ khí, khu hậu cần tiếp tế…Trong số thủy lôi mà đặc công nước Việt Nam thường dùng, có cả loại thủy lôi 69-I, 69-II do Trung Quốc viện trợ trước đây.
Hiện nay, bộ đội đặc công nước Việt Nam đã được trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng như: hỏa tiễn chống tăng, xe thiết giáp lội nước…
Hải quân Việt Nam chủ trương huấn luyện bộ đội đặc công nước trở thành “đội tiên phong” trong tác chiến đổ bộ biển đảo hiện nay. Mục đích tác chiến là hoàn thành vai trò “cú đấm thép” trong các trận chiến quan trọng-đánh vào đầu não địch. Các thành tích nổi bật của đặc công nước Việt Nam có thể kể đến việc tiêu diệt hàng chục tàu chiến địch trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có cả tàu chở dầu trọng tải hàng chục ngàn tấn, đánh chiếm cảng Xihanuc trong chiến tranh xâm lược Campuchia và nhiều thành tích khác.
* Trong cuốn sách trên còn có bảng xếp hạng 50 đơn vị đặc công hàng đầu Thế giới. trong đó binh chủng đặc công Việt Nam được xếp thứ 14. Đơn vị đặc công của 10 nước đứng đầu là : Mỹ, Nga, Anh, Isarel, Nhật, Pháp, Ấn Độ, Đức, Ý, Nam Phi.
Theo Khái quát về các binh chủng đặc công trên thế giới (Tiêu Đạt Hỷ, Hàn Chí Hồng)
Theo Infonet
Báo Đài Loan: Đặc công Việt Nam gây đau đầu, khiến đối phương khó phòng thủ
Chinatimes Đài Loan cho rằng trong các nước xung quanh Biển Đông, thực lực của lực lượng người nhái Việt Nam không thể coi thường. Lực lượng này đã trở thành lực lượng tấn công dưới nước gây đau đầu cho đối phương và khiến đối phương khó có thể phòng thủ được.
Lực lượng người nhái hoạt động trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu).
Khoe người nhái để dọa ai?
Tờ Chinatimes Đài Loan ngày 4/8 cho hay gần đây đài truyền hình CCTV Trung Quốc đã phát bộ phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ của nước này, tiết lộ người nhái của họ hoạt động ở Biển Đông.
Trong phim, binh sĩ hải quân đánh bộ tiến hành tấn công đánh chiếm đảo từ trên không và trên biển, còn người nhái đi xuồng cao su để đến đảo. Trung Quốc phô trương lực lượng quân sự đánh chiếm đảo như vậy là có ý đồ đe dọa các đối thủ ở Biển Đông.
Chinatimes Đài Loan cho rằng trong các nước xung quanh Biển Đông, thực lực của lực lượng người nhái Việt Nam không thể coi thường.
Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ để khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo đá. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Thành tích chiến đấu nổi tiếng nhất là vào ngày 1/5/1964, 6 người nhái Quân Giải phóng miền Nam đã xâm nhập cảng Sài Gòn vào ban đêm, sử dụng thủy lôi từ tính làm nổ khoang động cơ của tàu sân bay USS Card Hải quân Mỹ. Sau 20 phút, chiếc tàu khổng lồ lớp 15.000 tấn này đã bị chìm.
Trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Việt Nam, lực lượng công binh, đặc công trên biển của Việt Nam đã đánh đắm tổng cộng gần 1.000 tàu chiến của quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa.
Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ để khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo đá. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Trong phòng thủ ở Biển Đông, lực lượng này được giao nhiệm vụ cụ thể ở 6 thực thể ở quần đảo Trường Sa. Lực lượng này đã trở thành lực lượng tấn công dưới nước gây đau đầu cho đối phương và khiến đối phương khó có thể phòng thủ được.
Theo Chinatimes cũng như nhiều tờ báo, chuyên trang quân sự của Trung Quốc từng đề cập, để đối phó người nhái Việt Nam, Trung Quốc được cho là đã nghiên cứu phát triển thành công robot chiến đấu không người lái dưới nước có tên là Hải Yến, nó đã được thử nghiệm ở độ sâu 1.500 m trên Biển Đông, có khả năng tự động nhận diện, tấn công người nhái khi người nhái đến gần nó. Trung Quốc đã sử dụng các thiết bị này để hộ tống các giàn khoan và căn cứ quân sự.
Vừa qua, đài truyền hình CCTV Trung Quốc cũng đã khoe tàu chở người nhái dưới nước có khả năng và trang bị "cao hơn nhiều" so với lực lượng người nhái của Hải quân Việt Nam.
Lần này Trung Quốc khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo của lực lượng hải quân đánh bộ, đặc biệt tập trung khoe hoạt động tấn công dưới nước của người nhái, mục đích rõ ràng là để đe dọa các nước xung quanh Biển Đông.
Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ để khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo đá. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Trung Quốc liên tiếp nhấn mạnh cái gọi là "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông
Chinatimes Đài Loan ngày 4/8 cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói rằng: "Cần xây dựng Trung Quốc thành cường quốc biển, phải bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, không thể từ bỏ (cái gọi là) quyền lợi chính đáng, càng không thể hy sinh lợi ích cốt lõi quốc gia".
Bất kể trước hay sau khi Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển đưa ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh đều tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, ngoài ra còn đưa ra thông điệp ngoại giao rất rõ ràng, đó chính là: "Tuyệt đối sẽ không hy sinh cái gọi là quyền lợi chủ quyền ở Biển Đông. Đây là "lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
Như vậy, cho đến giờ này, Trung Quốc đã thực sự công khai, bất chấp yêu sách chủ quyền và quyền lợi biển vô lý, phi pháp của họ ở Biển Đông - vẫn nhận vơ, coi đây chính là "lợi ích cốt lõi".
Đặc biệt, ngày 12/7/2016, ngay trong ngày Tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố về cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" và "quyền lợi biển" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ, đã khoe lực lượng người nhái hoạt động trên Biển Đông - đây là một cách làm ít thấy của phía Trung Quốc. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Trong tuyên bố này, Trung Quốc đã đưa ra một loạt yêu sách cụ thể. Những yêu sách này rõ ràng không còn mơ hồ nữa, đòi hỏi các nước ven Biển Đông và cả cộng đồng quốc tế cần hết sức cảnh giác, đề phòng, sẵn sàng chuẩn bị mọi lực lượng, mọi phương án để ứng phó có hiệu quả - PV.
Chinatimes còn cho biết trang mạng Biển Đông phiên bản tiếng Trung vào ngày 3/8/2016 đã chính thức khai thông. Trung Quốc đã công bố một số tài liệu và bản đồ có tính chất xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông. Cục hải dương quốc gia Trung Quốc ngày 3/8 cũng cho biết phiên bản tiếng Anh của trang mạng này sẽ khai thông vào cuối năm 2016.
Tuyên bố ngang ngược: "Không động thủ thì tương lai cũng vô dụng"
Tờ Minh báo Hồng Kông tiết lộ thêm rằng ông Tập Cận Bình vừa tuyên bố: "Trong vấn đề Biển Đông, hiện nay chúng ta (Bắc Kinh) không động thủ thì trong tương lai sẽ chỉ còn lại một đống tư liệu lịch sử, nói cũng vô dụng".
Một nguồn tin từ Bắc Kinh tiết lộ với tờ Minh báo rằng nguyên tắc "3 không" (không tham gia, không chấp nhận và không thừa nhận) của Trung Quốc đối với kết quả phán quyết của Tòa trọng tài là do ban lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sắp đặt.
Ngày 22/6/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Uzbekistan. Ảnh minh họa: Chinatimes/Tân Hoa xã.
Trước khi có kết quả phán quyết của Tòa trọng tài, trong một hội nghị nội bộ, ông Tập Cận Bình đã ngang nhiên tuyên bố: "Trong vấn đề Biển Đông, hiện nay chúng ta không động thủ thì trong tương lai sẽ chỉ còn lại một đống tư liệu lịch sử, nói cũng vô dụng. Chúng ta đã triển khai hành động thì mới duy trì được trạng thái hiện diện, trạng thái tranh chấp (như hiện nay)".
Trong khi đó, sau khi thảo luận, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng "nước lớn thực sự không sợ có vấn đề, mà là có thể thu lợi từ vấn đề".
Những điều này cho thấy sách lược ngoại giao của Bắc Kinh đã có một số điều chỉnh, cũng là nguyên nhân chính Trung Quốc áp đặt thái độ "cứng rắn", không nhượng bộ sau khi có kết quả phán quyết của Tòa trọng tài.
Những tuyên bố nêu trên của ông Tập Cận Bình hiện nay được báo chí chính thống Trung Quốc phản ánh. Nhưng nếu những tuyên bố đó được phản ánh trên tờ Minh báo Hồng Kông và Chinatimes Đài Loan là sự thật thì rõ ràng nó có tính chất rất ngang ngược và hết sức nghiêm trọng,hoàn toàn phải cảnh giác cao độ.
Từ cuối tháng 7/2016 đến nay, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập bảo đảm cơ động ở Biển Đông trong thời gian 10 ngày. Ảnh: 81.cn.
Điều này phản ánh rõ tính chất bành trướng, bá quyền hết sức rõ ràng của Bắc Kinh, cần tăng cường cảnh giác và áp dụng các biện pháp đề phòng, ứng phó có hiệu quả, nhất là về mặt ngoại giao, quân sự - PV.
Từ cuối tháng 7/2016 đến nay, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập bảo đảm cơ động trong thời gian 10 ngày, tìm cách nghiên cứu và mở rộng phương pháp bảo đảm hậu cần để sẵn sàng tiến hành các chiến dịch tranh chiếm các đảo đá ở Biển Đông khi có cơ hội.
Doi song,xa hoi,the gioi,phap luat,cong an,kinh te thi truong, kinh te, su kien noi bat,Doi song,xa hoi,the gioi,phap luat,cong an,kinh te thi truong, kinh te, su kien noi bat,Theo Viettimes
Đặc công Việt Nam có nên trang bị tiểu liên AKS-74U? Mang sức mạnh của cả khẩu súng trường tấn công và tiểu liên, khẩu súng tiểu liên AKS-74U là thứ vũ khí mà đặc công Việt Nam nên được trang bị. Trên thực tế, AKS-74U không phải là một mẫu súng tiểu liên mà chỉ biến thể rút gọn của mẫu súng trường tấn công Ak-74 của Liên Xô. Và ý tưởng phát...